Giải pháp quy hoạch hệ thống thoát nước bền vững

Một phần của tài liệu Nghiên cứu cải tạo và nâng cấp hệ thống thoát nước bền vững thành phố Đông Hà, tỉnh Quảng Trị (Trang 91)

VI. Kết quả dự kiến đạt được

4.4. Giải pháp quy hoạch hệ thống thoát nước bền vững

Định hướng phát triển thành phố Đông Hà là đô thị có tính chất là trung tâm kinh tế - xã hội, công nghiệp, dịch vụ và thương mại của tỉnh Quảng Trị. Để đảm bảo yêu cầu thoát nước của hệ thống trong khu vực, tránh tình trạng ngập úng ảnh hưởng đến môi trường sống đô thị cần có những giải pháp để xây dựng hệ thống thoát nước đô thị có hiệu quả và bền vững.

+ Hiện nay quy hoạch hệ thống thoát nước thường xảy ra tình trạng

- Quy hoạch thiếu chi tiết, không đồng bộ: Quá trình đô thị hoá, hình thành nhiều khu đô thị, khu dân cư mới; nhưng thiếu một quy hoạch có tính tổng thể. Trên cùng một khu vực, một số dựán khi đầu tư cơ sở hạ tầng lại thiếu sự thống nhất và không đồng bộ. Mỗi dự án được lập với hệ thống thoát nước riêng biệt, thiếu tính toán đến các yếu tố liên hoàn của cả hệ thống chung. Do vậy, hướng giải quyết thường mang tính cục bộ, không xét đến phạm vi lưu vực, hệ thống có sẵn và tương lai phát triển. Với mục tiêu vì lợi nhuận cao nhất, các chủ dự án, các nhà đầu tư ít quan tâm đến các yếu tố ảnh hưởng của cộng đồng dân cư quanh khu quy hoạch; dẫn đến tình trạng ngập lụt.

- Quy hoạch xây dựng không lường hết hậu quả: Mặc dù diện tích xây dựng gia tăng, ao hồ bị san lấp, diện tích đất tự nhiên bị thu hẹp; dẫn đến diện tích bề mặt đệm thấm nước, chứa nước giảm, nhưng công tác quy hoạch - xây dựng chưa tiên liệu hết để có giải pháp khắc phục.

Vấn đề quy hoạch hệ thống thoát nước là một nội dung quan trọng và không thể thiếu được của một bản quy hoạch. Việc quy hoạch hệ thống thoát nước sẽđịnh hướng được phân vùng tiêu thoát nước, hướng thoát nước của khu vực. Việc phân vùng tiêu thoát nước được thực hiện một cách sát thực, đầy đủ, chính xác và phù hợp thì các quy hoạch sẽ có tính khả thi cao.

+ Phân vùng tiêu thoát nước

- Quy hoạch hệ thống thoát nước cần phân vùng tiêu thoát nước cho khu vực phù hợp với hệ thống tiêu thủy lợi trong khu vực.

- Căn cứ hiện trạng hướng thoát về các sông, hồ, trục tiêu chính để thuận tiện cho việc xác định quy mô hệ thống công trình thoát nước đáp ứng chống ngập úng cục bộvà thoát lũ nhanh cho từng khu vực. Trong quá trình nghiên cứu quy hoạch chi tiết và lập dự án đầu tư, các khu vực sẽ được phân chia thành các lưu vực nhỏ theo địa hình để giảm kích thước cống, độ sâu chôn cống.

- Quy hoạch hệ thống thoát nước phải theo quy hoạch chung, quy hoạch chi tiết đã được phê duyệt. (Theo tài liệu “Điều chỉnh quy hoạch chung thành phốĐông Hà – tỉnh Quảng Trị” thực hiện năm 2010).

+ Phân tích hiện trạng thoát nước từ đó lựa chọn các loại hình thoát nước phù hợp khu vực

- Sử dụng loại hình thoát nước kết hợp, phù hợp cho các khu vực trên địa bàn. - Đối với các khu vực đã có hệ thống thoát nước chung: vẫn sử dụng hệ thống thoát nước chung, không cho chảy trực tiếp vào sông hồ, kênh, mương mà dẫn bằng các tuyến cống về trạm xửlý nước khi trong khu có trạm xử lý. Một sốtrường hợp khó khăn có thể dùng trạm bơm đểbơm về trạm xử lý ở khu vực khác.

- Hệ thống thoát nước của các khu công nghiệp phải theo kiểu riêng hoàn toàn. Các nhà máy công nghiệp riêng lẻ, các cơ sở dịch vụ có nguồn nước thải độc hại phải xử lý cục bộ trước khi xả vào hệ thống công chung. Hiện tại thành phố đã có trạm xửlý nước thải công nghiệp cho cụm công nghiệp Nam Đông Hà.

- Đối với các khu vực phát triển xây dựng mới: Lựa chọn loại hình hệ thống thoát nước riêng, đầu tư xây dựng đồng bộ hệ thống thoát nước mặt và thoát nước thải riêng biệt theo quy hoạch được phê duyệt. Hệ thống mương, cống thoát nước mặt sẽ thu gom nước mưa đổ trực tiếp ra các sông, hồ; hệ thống thu gom nước thải sẽ thu gom toàn bộnước thải sinh hoạt và nước thải công nghiệp dẫn về các trạm xử lý để làm sạch trước khi xảra môi trường.

- Trong giai đoạn đầu chưa có điều kiện xây dựng đầy đủ các tuyến cống thoát nước riêng và trạm xửlý nước thải, vẫn phải coi trọng phát huy vai trò của bể tự hoại để xửlý nước thải… Bể tự hoại phải được thiết kế, xây dựng và quản lý đúng cách.

+ Định hướng các công trình đầu mối

- Thoát nước thành phốĐông Hà lợi dụng các kênh, mương, ao hồ, sông hiện có để thoát nước. Công trình đầu mối thoát nước của khu đô thị gồm sông Hiếu, sông Vĩnh Phước, hồ Trung Chỉ, Hồ Khe Sắn.

- Bảo vệ, kè chống xói lở bờ các đoạn xung yếu của các sông, kênh, hồ. Chống lấn chiếm dòng chảy, nạo vét định kỳ hằng năm để thông dòng, thoát nước nhanh. Cải tạo và tu bổ các hồđiều hòa theo chu kỳ hợp lý (hồ Khe Sắn, hồ Trung Chỉ).

+ Áp dụng các giải pháp thoát nước bền vững càng sớm càng tốt

Lồng ghép phương thức này với quy hoạch phát triển không gian đô thị, quản lý chặt chẽcao độ san nền, tiêu thoát nước của khu đô thị, đảm bảo sự thống nhất, phối hợp nhịp nhàng giữa hệ thống thoát nước với thủy văn của lưu vực, hệ thống thủy nông trong khu vực.

Các giải pháp ứng dụng thoát nước bền vững như:

- Tạo các hồ điều hòa, các kênh mương hở, tăng mật độ cây xanh, vườn hoa, công viên, tạo vùng trũng, xanh, thấm nước dọc đường giao thông.

- Các diện tích công cộng lớn như quảng trường, bãi đỗ xe, vỉa hè,… phải áp dụng các vật liệu (ví dụ gạch block) cho nước bề mặt thấm xuống, qua lớp sỏi đệm ởdưới rồi mới tới các đường ống ngầm thu nước.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu cải tạo và nâng cấp hệ thống thoát nước bền vững thành phố Đông Hà, tỉnh Quảng Trị (Trang 91)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(125 trang)