Xác định hệ số dòng chảy

Một phần của tài liệu Nghiên cứu cải tạo và nâng cấp hệ thống thoát nước bền vững thành phố Đông Hà, tỉnh Quảng Trị (Trang 39)

VI. Kết quả dự kiến đạt được

2.3.5. Xác định hệ số dòng chảy

Hệ số dòng chảy C xác định bằng mô hình tính toán quá trình thấm. Trong trường hợp không có điều kiện xác định thì C phụ thuộc vào tính chất mặt phủ của lưu vực và chu kỳ lặp lại trận mưa tính toán.

Tuy nhiên, phương pháp cường độ giới hạn có những nhược điểm là: - Khối lượng tính toán nhiều;

- Không xét đến sựthay đổi của của yếu tố thủy lực, thủy văn theo thời gian, chỉxác định được lưu lượng đỉnh (lưu lượng tối đa);

2.4. KẾT LUẬN CHƯƠNG 2

Phương thức tính toán và mô phỏng hệ thống có vai trò rất quan trọng trong thiết kế và xây dựng một hệ thống thoát nước. Để thực hiện được các yêu cầu của mạng lưới thoát nước, có rất nhiều phương pháp tính toán và các phần mềm hỗ trợ, tuy nhiên với mỗi đô thị hay vùng miền lại có những tính chất đặc trưng riêng. Vì vậy, để lựa chọn được phương pháp phù hợp với từng địa phương, cần dựa vào các yếu tố về địa hình, khí hậu, địa chất, thủy văn... Ngoài ra còn kể đến các yếu tố khách quan và chủ quan như mục đích nghiên cứu, cách thức nghiên cứu, điều kiện thu thập số liệu, độ chính xác của số liệu, khả năng ứng dụng các phương pháp tính toán hay các mô hình mô phỏng vào khu vực cần nghiên cứu... Như vậy, trước khi nghiên cứu cần phải xem xét và đưa ra những lựa chọn về phương thức tính toán phù hợp nhất. Và đểlàm được như vậy, cần phải thực hiện công tác chuẩn bị các tài liệu cần thiết và quan trọng nhất là đánh giá được khảnăng làm việc hiện tại của hệ thống, đây chính là nội dung tác giả sẽđề cập trong chương 3 của luận văn này.

CHƯƠNG 3.

ĐÁNH GKHẢ NĂNG LÀM VIỆC CỦAHỆ THỐNG THOÁT NƯỚC HIỆN TẠI CỦATHÀNH PHỐ ĐÔNG HÀ, TỈNH QUẢNG TRỊ

Để có thể đưa ra những giải pháp cải tạo hay nâng cấp hệ thống thoát nước một cách toàn diện và chính xác nhất thì cần phải kiểm tra, tính toán khả năng làm việctại thời điểm hiện tạivới điều kiện bất lợi nhất của hệ thống, từ đó tìm ra các vị trí hay khu vựctrong hệ thống làm việc không đảm bảo yêu cầu tiêu thoát nước đặt ra. Kết quả này sẽ chỉ ra được mục tiêu và nội dung của công việc cần làm để đưa ra giải pháp cải tạo phù hợp nhất cho hệ thống thoát nước.Đây là nội dung chính mà tác giả sẽ đề cập trong toàn bộ chương 3, khu vực cụ thể là áp dụng cho hệ thống thoát nước hiện tại của thành phố Đông Hà, tỉnh Quảng Trị.

3.1. TỔNG QUAN VỀ KHU VỰCNGHIÊN CỨU

3.1.1. Điều kiện tự nhiên

a. Vị trí địa lý

Đông Hà là thành phố tỉnh lỵ của tỉnh Quảng Trị, nằm ở tọa độ 1600’53” - 16052’22” vĩ độ Bắc, 107004’24” kinh độ Đông, là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội của tỉnh Quảng Trị.

Theo Niên giám thống kê năm 2011, Đông Hà bao gồm 9 phường với diện tích 7.295,87 ha, dân số 84.157 người. Đông Hà nằm trên trung độ giao thông của cả nước, trên giao lộ 1A nối thủ đô Hà Nội - thành phố Hồ Chí Minh và quốc lộ 9 trong hệ thống đường xuyên Á , cách thành phố Huế 66km về phía Nam, cách thành phố Đồng Hới 100km về phía Bắc.

Hình 3.1: Vị trí thành phố Đông Hà trên bản đồ tỉnh Quảng Trị

Địa hình Đông Hà có đặc trưng hình thể như là một mặt cầu mở rộng ra hai phía Nam - Bắc của quốc lộ 9, địa hình hơi nghiêng và thấp dần từ Tây sang Đông, vùng đất đồi bị chia cắt bởi nhiều đồi bát úp và khe.

Nhìn chung, địa hình Đông Hà gồm hai dạng cơ bản sau:

Địa hình gò đồi bát úp ở phía Tây và Tây Nam, chiếm 44.1% diện tích, độ cao trung bình 5-100m so với mực nước biển.

Địa hình đồng bằng với độ cao trung bình 3m so với mực nước biển, chiếm 55.9% diện tích thành phố.

Với đặc điểm địa hình khá phức tạp, làm cho việc tiêu thoát nước của khu vực gặp nhiều khó khăn, gây ngập úng tại nhiều điểm vào mùa mưa.

c. Đặc điểm khí hậu

Khí hậu của Quảng Trị nói chung và Đông Hà nói riêng thuộc hệ khí hậu nhiệt đới ẩm với đặc trưng là gió Lào (gió Phơn Tây Nam), tạo thành một vùng khí hậu khô nóng, chế độ khí hậu chia làm hai mùa mưa và mùa khô nóng rõ rệt.

+ Khí hậu: Về mùa Đông, do chịu ảnh hưởng của không khí lạnh cực đới tràn về tới tận đèo Hải Vân, vì vậy Đông Hà có mùa đông tương đối lạnh hơn các vùng phía Nam. Chênh lệch nhiệt độ trung bình giữa các tháng lạnh nhất và nóng nhất từ 9-100C.

+ Độ ẩm: Độ ẩm của Đông Hà tương đối trung bình, tháng ẩm từ 85-90%, tháng khô thường xuống dưới 50%, vào mùa hè có khi xuống dưới 30%.

+ Mưa: Đông Hà là khu vực có lượng mưa tương đối lớn, nhưng tập trung chủ yếu là bốn tháng mùa mưa (khoảng 80%). Tuy nhiên số ngày mưa phân bố không đều, trong các tháng cao điểm trung bình mỗi tháng có từ 17 đến 20 ngày mưa, làm ảnh hưởng đến bố trí thời vụ của một số cây trồng và sản xuất nông nghiệp của người dân địa phương.

Đông Hà nằm ở khu vực hẹp nhất của duyên hải miền Trung, chịu ảnh hưởng lớn từ các đợt mưa bão tập trung vào tháng 9 đến tháng 11, gây lũ lụt và ngập úng trên diện rộng làm ảnh hưởng đến cơ sở hạ tầng và phá hoại mùa màng.

+ Thủy văn: Chế độ thủy văn của thành phố Đông Hà chịu ảnh hưởng của hệ thống sông ngòi và thủy triều từ biển vào thông qua Cửa Việt. Hệ thống sông ngòi của thành phố gồm ba sông chính:

- Sông Hiếu là hệ thống sông lớn nhất chảy qua phía Bắc thành phố, đoạn qua Đông Hà dài 8km, chiều rộng trung bình từ 150 - 200m. Sông có dòng chảy khá

phức tạp, mùa khô dễ thường xuyên bị xâm nhập mặn, mùa mưa nước thường dâng cao gây ngập lụt.

- Sông Thạch Hãn chảy qua phía Đông Nam của thành phố, với chiều dài 5km, nằm phía hạ lưu so với địa hình thành phố.

- Sông Vĩnh Phước chảy qua phía Nam thành phố, là con sông cung cấp nguồn nước sinh hoạt chính cho địa bàn thành phố.

Ngoài ra, Đông Hà còn có các hồ chứa với diện tích khá lớn như: hồ Trung Chỉ, hồ Khe Mây, hồ Khe Sắn.

d. Các nguồn tài nguyên

+ Tài nguyên đất: nền đất của thành phố chủ yếu là các loại sau: đất Feralit trên sa phiến, đất phù sa bồi, phù sa không được bồi, đất phù sa glây, đất cát…đặc điểm chung của chúng là bị chua phèn, độ pH từ 4,5 - 6,5 nên độ phì thấp.

+ Tài nguyên nước: Nước mặt của thành phố khá dồi dào do ba hệ thống sông đi qua thànhphố cung cấp, ngoài ra còn có các hồ chứa và khe suối phân bố khá đều trong thành phố. Bên cạnh đó, nước ngầm lại thuộc dạng nghèo hơn so với nước mặt. Nhìn chung, nguồn nước đảm bảo cung cấp cho nhu cầu kinh tế và phục vụ dân sinh trong thành phố.

+ Tài nguyên rừng: Đông Hà có hơn 2200 ha rừng, toàn bộ đều là đất rừng trồng, mật độ vẫn còn thưa và năng suất thấp.

+ Tài nguyên khoáng sản: Nhìn chung, nguồn khoáng sản ở Đông Hà rất nghèo, chỉ có đất sét làm gạch ngói, nhưng trữ lượng không lớn và phân bố rải rác.

+ Tài nguyên du lịch và nhân văn: Đông Hà có địa hình địa thế đa dạng, với nhiều sông hồ, nhiều vùng gò đồi, rừng cây, tạo nên nhiều cảnh quan đẹp. Là điều kiện thuận lợi để thành phố hình thành các khu du lịch sinh thái, khu vui chơi giải trí. Ngoài ra, trên địa bàn thành phố còn có nhiều khu di tích lịch sử, văn hóa, cách mạng… Là nguồn tiềm năng để phát triển du lịch văn hóa, lịch sử.

3.1.2. Điều kiện kinh tế xã hội

+ Thành phố Đông Hà là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội của tỉnh Quảng Trị, nằm trên giao lộ của quốc lộ 1A nối Thủ đô Hà Nội - Thành phố Hồ Chí Minh và hệ thống đường xuyên Á theo hướng Đông Tây nối Thái Lan, Lào, Mianma với các nước trong khu vực. Vị trí này cho phép Đông Hà phát triển các mối quan hệ giao lưu kinh tế - xã hội một cách thuận lợi với cả nước và các nước trong khu vực.

+ Toàn thành phố có 9 phường, dân số đến năm 2010 là 83.191 người. Tổng diện tích đất tự nhiên là 7.296,44 ha. Tháng 12/2005, Đông Hà đã được Bộ Xây dựng ra quyết định là đô thị loại III. Tháng 8/2009, Đông Hà được Chính phủ ra Nghị quyết là thành phố thuộc tỉnh.

+ Với lợi thế là trung tâm thương mại, dịch vụ, công nghiệp của tỉnh, những năm qua, cơ sở vật chất, hạ tầng kỹ thuật không ngừng được quan tâm đầu tư và phát triển đã làm bộ mặt của thành phố thay đổi nhanh chóng. Đông Hà cũng là nơi tập trung các cơ quan hành chính của Tỉnh.

+ Tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân hàng năm đạt 14,8%. Giá trị tăng thêm ngành dịch vụ bình quân 12,4%/ năm, công nghiệp và xây dựng tăng 19%/năm. Năng lực sản xuất và hiệu quả của nền kinh tế từng bước được nâng cao. Tổng vốn đầu tư phát triển của thành phố giai đoạn 2006 - 2010 là 2.479 tỷ đồng.

+ Định hướng phát triển tương lai

Đảng bộ thành phố Đông Hà quyết tâm thực hiện thắng lợi các mục tiêu: Nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng bộ; Huy động mọi nguồn lực để xây dựng hạ tầng kỹ thuật đô thị; Đầy nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế và phát triển bền vững theo hướng Dịch vụ - Công nghiệp và Xây dựng - Nông nghiệp; Thực hiện đồng bộ giữa phát triển kinh tế với nâng cao đời sống vật chất tinh thần của nhân dân, đảm bảo tiến bộ và công bằng xã hội; Ưu tiên phát triển nguồn lưc con người, xây dựng nếp sống văn minh đô thị, đảm bảo quốc phòng an ninh; Xây dựng thành phố Đông Hàđạt tiêu chuẩn đô thị loại II trước 2020.

3.2. THỰC TRẠNG THOÁT NƯỚC CỦA THÀNH PHỐ ĐÔNG HÀ

3.2.1. Thoát nước mưa

Hệ thống thoát nước mưa khu vực dân cư: Các điểm dân cư trong khu vực hầu như chưa có hệ thống thoát nước hoàn chỉnh. Nước thải và nước mưa thoát chung một hệ thống – theo chếđộ tự chảy.

Hệ thống thoát nước hiện trạng trong khu vực nghiên cứu hầu hết là hệ thống thoát chung cho nước mưa và nước thải, được hình thành cùng quá trình đô thị hóa, là hệ thống mương hở, mương nắp đan, cống hộp, tập trung chủ yếu ở các trục đường chính của thành phố, kích thước BxH từ (400x400)mm đến (800x800)mm, một số tuyến cống ADB vừa được xây dựng với kích thước BxH từ (2000x1500)mm đến (2500x1500)mm.

Các công trình thoát nước không được xây dựng đồng bộ, phần lớn được xây dựng chắp vá, chiều dài ngắn hơn nhiều so với chiều dài đường phố, ngõ xóm. Nhiều tuyến cống có độ dốc nhỏ, bùn lắng cặn nhiều, không đảm bảo khảnăng tiêu thoát nước trong mùa mưa, ứđọng nước thải gây mất vệsinh môi trường.

Hướng thoát nước: Hệ thống thoát nước mưa của khu dân cư thoát ra sông Hiếu, và một số hệ thống hồ chứa trong khu vực, sông Hiếu là hệ thống tiêu thoát chính của thành phốĐông Hà.

Phần đất canh tác nông nghiệp của khu vực cũng được tiêu thoát theo các kênh mương nội đồng rồi thoát ra sông Hiếu và đến các vùng trũng như ao hồ. Tuy nhiên việc tiêu nước còn hạn chếchưa đáp ứng được nhu cầu phát triển của thành phố.

3.2.2. Nước thải sinh hoạt

- Hệ thống thoát nước hiện có là hệ thống thoát nước chung. Các tuyến cống thoát nước chủ yếu được xây dựng dọc theo các trục đường giao thông chính.

- Nước thải từ khu dân cư, trường học, cơ quan, nơi công cộng thải trực tiếp ra hệ thống thoát nước mưavà các mương rãnh tự nhiên, các khu vực trũng. Vệ sinh môi trường chưa đảm bảo.

- Hầu hết nước thải đều thải ra ao, mương, sông, hồ, hệ thống tưới tiêu gây ô nhiễm môi trường.

3.2.3. Đánh giá hiện trạng thoát nước của khu vực

- Trên toàn khu vực chưa có hệ thống thoát nước hoàn chỉnh. Hệ thống đường cống chưa lấp đầy được hết các tuyến đường.

- Khu vực nghiên cứu có cao độ nền và độ dốc nền tương đối lớn, tuy vậy việc thoát nước có nhiều hạn chếdo cường độmưa lớn và khẩu độ cống chưa đảm bảo khảnăng tiêu thoát nước nhanh chóng, gây ngập lụt khi mưa lớn.

- Hệ thống thoát nước các điểm dân cư còn thô sơ, chắp vá, tiêu thoát chung nước mặt và nước thải, nước chưa được xử lý đã đổ ra nguồn, không đảm bảo vệ sinh môi trường.

- Chất lượng cống còn tương đối tốt, tuy nhiên nhiều cống bị tắc (do bùn cặn lâu ngày không nạo vét và do ý thức người dân chưa cao).

- Hệ thống kênh mương, các trục tiêu chính không được nạo vét trước mùa mưa lũ, dòng chảy mưa lũ không kịp thoát làm ảnh hưởng đến đời sống người dân và gây thiệt hại đối với giao thông đô thị, ảnh hưởng kinh tế xã hội.

3.3. ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG HỆ THỐNG KỸ THUẬT HẠTẦNG THÀNH

PHỐĐÔNG HÀ

3.3.1. Cơ sở hạ tầng nói chung

Nhìn chung, cơ sở hạ tầng đô thị của Đông Hà còn tương đối chắp vá, manh mún, thiếu đồng bộ. Hệ thống vỉa hè, điện chiếu sáng, cây xanh đường phố chưa hoàn chỉnh. Kiến trúc đô thị còn nhiều hạn chế, chưa có nhiều công trình kiến trúc đặc biệt, tạo điểm nhấn cho đô thị.

+ Giao thông

Hệ thống giao thông trên địa bàn thành phố đã được đầu tư xây dựng tương đối hoàn chỉnh, nhiều tuyến đường được nâng cấp, mở rộng và quy hoạch mới. Địa bàn thành phố có khoảng 400km đường đô thị, mật độ đường đạt 5,5km/km2, phân bố tương đối đều từ trung tâm ra ven đô.

+ Cấp điện và chiếu sáng đô thị

Thành phố Đông Hà được cấp điện từ lưới điện quốc gia thông qua trạm giảm áp chính khu vực Đông Hà 110/35/10KV-16MVA và 110/22/10KV-25MVA, cung cấp cho thành phố khoảng 1.000KW, tối đa có thể đạt tới 2.000KW với lượng điện năng hàng năm là 100 triệu KWh. Mạng lưới chiếu sáng đô thị được xây dựng trên 25 tuyến đường phố, với tổng chiều dài trên 23km.

+ Hệ thống cấp nước

Thành phố Đông Hà được cấp nước từ 2 nguồn chính, đó là nhà máy nước sông Vĩnh Phước cách trung tâm thành phố 5km về phía Tây, công suất 15.000 m3/ngày đêm; và hệ thống nước ngầm chuyển tải về từ nhà máy nước Gio Linh công suất 15.000 m3/ngày đêm. Đến nay đã có 97% số hộ được sử dụng nước máy. Chỉ tiêu cấp nước đạt 100 lít/người/ngày đêm.

+ Hệ thống thoát nước

Hệ thống thoát nước của thành phố là thoát nước chung cả nước mưa và nước thải sinh hoạt, với tổng chiều dài các tuyến cống là 22km, tập trung chủ yếu ở các phường nội thị.

3.3.2. Thoát nước mặt và tình hình ngập úng

+ Do địa hình thành phố Đông Hà chủ yếu là gò đồi bát úp, độ dốc tương đối lớn, đảm bảo thoát nước mặt nhanh chóng. Lưu vực thoát nước chủ yếu ra Sông Hiếu (80%), khu vực các phường phía Nam thành phố thoát ra sông Thạch Hãn và sông Vĩnh Phước.

+ Tuy nhiên vẫn có một số điểm bị ngập úng cục bộ do lượng nước từ nhiều phía đổ về khi có mưa lớn và hệ thống thoát nước không đủ khả năng để tải hết lượngnước đến. Nhiều trận lũ từ thượng nguồn đổ về kết hợp mưa to, gây ngập lụt

Một phần của tài liệu Nghiên cứu cải tạo và nâng cấp hệ thống thoát nước bền vững thành phố Đông Hà, tỉnh Quảng Trị (Trang 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(125 trang)