VI. Kết quả dự kiến đạt được
3.1.1. Điều kiện tự nhiên
a. Vị trí địa lý
Đông Hà là thành phố tỉnh lỵ của tỉnh Quảng Trị, nằm ở tọa độ 1600’53” - 16052’22” vĩ độ Bắc, 107004’24” kinh độ Đông, là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội của tỉnh Quảng Trị.
Theo Niên giám thống kê năm 2011, Đông Hà bao gồm 9 phường với diện tích 7.295,87 ha, dân số 84.157 người. Đông Hà nằm trên trung độ giao thông của cả nước, trên giao lộ 1A nối thủ đô Hà Nội - thành phố Hồ Chí Minh và quốc lộ 9 trong hệ thống đường xuyên Á , cách thành phố Huế 66km về phía Nam, cách thành phố Đồng Hới 100km về phía Bắc.
Hình 3.1: Vị trí thành phố Đông Hà trên bản đồ tỉnh Quảng Trị
Địa hình Đông Hà có đặc trưng hình thể như là một mặt cầu mở rộng ra hai phía Nam - Bắc của quốc lộ 9, địa hình hơi nghiêng và thấp dần từ Tây sang Đông, vùng đất đồi bị chia cắt bởi nhiều đồi bát úp và khe.
Nhìn chung, địa hình Đông Hà gồm hai dạng cơ bản sau:
Địa hình gò đồi bát úp ở phía Tây và Tây Nam, chiếm 44.1% diện tích, độ cao trung bình 5-100m so với mực nước biển.
Địa hình đồng bằng với độ cao trung bình 3m so với mực nước biển, chiếm 55.9% diện tích thành phố.
Với đặc điểm địa hình khá phức tạp, làm cho việc tiêu thoát nước của khu vực gặp nhiều khó khăn, gây ngập úng tại nhiều điểm vào mùa mưa.
c. Đặc điểm khí hậu
Khí hậu của Quảng Trị nói chung và Đông Hà nói riêng thuộc hệ khí hậu nhiệt đới ẩm với đặc trưng là gió Lào (gió Phơn Tây Nam), tạo thành một vùng khí hậu khô nóng, chế độ khí hậu chia làm hai mùa mưa và mùa khô nóng rõ rệt.
+ Khí hậu: Về mùa Đông, do chịu ảnh hưởng của không khí lạnh cực đới tràn về tới tận đèo Hải Vân, vì vậy Đông Hà có mùa đông tương đối lạnh hơn các vùng phía Nam. Chênh lệch nhiệt độ trung bình giữa các tháng lạnh nhất và nóng nhất từ 9-100C.
+ Độ ẩm: Độ ẩm của Đông Hà tương đối trung bình, tháng ẩm từ 85-90%, tháng khô thường xuống dưới 50%, vào mùa hè có khi xuống dưới 30%.
+ Mưa: Đông Hà là khu vực có lượng mưa tương đối lớn, nhưng tập trung chủ yếu là bốn tháng mùa mưa (khoảng 80%). Tuy nhiên số ngày mưa phân bố không đều, trong các tháng cao điểm trung bình mỗi tháng có từ 17 đến 20 ngày mưa, làm ảnh hưởng đến bố trí thời vụ của một số cây trồng và sản xuất nông nghiệp của người dân địa phương.
Đông Hà nằm ở khu vực hẹp nhất của duyên hải miền Trung, chịu ảnh hưởng lớn từ các đợt mưa bão tập trung vào tháng 9 đến tháng 11, gây lũ lụt và ngập úng trên diện rộng làm ảnh hưởng đến cơ sở hạ tầng và phá hoại mùa màng.
+ Thủy văn: Chế độ thủy văn của thành phố Đông Hà chịu ảnh hưởng của hệ thống sông ngòi và thủy triều từ biển vào thông qua Cửa Việt. Hệ thống sông ngòi của thành phố gồm ba sông chính:
- Sông Hiếu là hệ thống sông lớn nhất chảy qua phía Bắc thành phố, đoạn qua Đông Hà dài 8km, chiều rộng trung bình từ 150 - 200m. Sông có dòng chảy khá
phức tạp, mùa khô dễ thường xuyên bị xâm nhập mặn, mùa mưa nước thường dâng cao gây ngập lụt.
- Sông Thạch Hãn chảy qua phía Đông Nam của thành phố, với chiều dài 5km, nằm phía hạ lưu so với địa hình thành phố.
- Sông Vĩnh Phước chảy qua phía Nam thành phố, là con sông cung cấp nguồn nước sinh hoạt chính cho địa bàn thành phố.
Ngoài ra, Đông Hà còn có các hồ chứa với diện tích khá lớn như: hồ Trung Chỉ, hồ Khe Mây, hồ Khe Sắn.
d. Các nguồn tài nguyên
+ Tài nguyên đất: nền đất của thành phố chủ yếu là các loại sau: đất Feralit trên sa phiến, đất phù sa bồi, phù sa không được bồi, đất phù sa glây, đất cát…đặc điểm chung của chúng là bị chua phèn, độ pH từ 4,5 - 6,5 nên độ phì thấp.
+ Tài nguyên nước: Nước mặt của thành phố khá dồi dào do ba hệ thống sông đi qua thànhphố cung cấp, ngoài ra còn có các hồ chứa và khe suối phân bố khá đều trong thành phố. Bên cạnh đó, nước ngầm lại thuộc dạng nghèo hơn so với nước mặt. Nhìn chung, nguồn nước đảm bảo cung cấp cho nhu cầu kinh tế và phục vụ dân sinh trong thành phố.
+ Tài nguyên rừng: Đông Hà có hơn 2200 ha rừng, toàn bộ đều là đất rừng trồng, mật độ vẫn còn thưa và năng suất thấp.
+ Tài nguyên khoáng sản: Nhìn chung, nguồn khoáng sản ở Đông Hà rất nghèo, chỉ có đất sét làm gạch ngói, nhưng trữ lượng không lớn và phân bố rải rác.
+ Tài nguyên du lịch và nhân văn: Đông Hà có địa hình địa thế đa dạng, với nhiều sông hồ, nhiều vùng gò đồi, rừng cây, tạo nên nhiều cảnh quan đẹp. Là điều kiện thuận lợi để thành phố hình thành các khu du lịch sinh thái, khu vui chơi giải trí. Ngoài ra, trên địa bàn thành phố còn có nhiều khu di tích lịch sử, văn hóa, cách mạng… Là nguồn tiềm năng để phát triển du lịch văn hóa, lịch sử.