CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM
2.1.4. Kết quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam từ năm 2008 đến năm
thương Việt Nam từ năm 2008 đến năm 2010
2.1.4.1. Tình hình huy động vốn
Năm 2008, trong bối cảnh cạnh tranh gay gắt giữa các ngân hàng thương mại về tiền gửi từ khách hàng để đảm bảo nguồn vốn và thanh khoản, Ngân hàng Công thương Việt Nam vẫn đạt mức tăng trưởng tốt về nguồn vốn. Tổng nguồn vốn huy động đạt 174.905 tỷ đồng, tăng 15,6%. Tiền gửi của khách hàng đạt 121.634 tỷ đồng, chiếm 69,5% tổng vốn huy động. Cơ cấu tiền gửi của tổ chức kinh tế bao gồm tiền gửi của doanh nghiệp quốc doanh đạt 35.528 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 75,8% tổng tiển gửi của tổ chức kinh tế; tiền gửi của doanh nghiệp ngoài quốc doanh và các đối tượng khác chiếm tỷ trọng 17% tổng tiền gửi của tổ chức kinh tế; tiền gửi của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tăng 20,2% so với năm trước nhưng chiếm tỷ trọng nhỏ nhất trong tổng tiền gửi tổ chức kinh tế ( 7,2% ). Với lợi thế là một ngân hàng quốc doanh có mạng lưới rộng lớn và thương hiệu mạnh, trong tình hình huy động vốn khó khăn thì nguồn tiền gửi của dân cư vào Ngân hàng Công thương Việt Nam vẫn luôn ổn định và đạt 67.670 tỷ đồng, tăng 24% so với năm trước.
Trong năm 2009, trong bối cảnh chính sách hỗ trợ lãi suất để tạo đà cho tăng trưởng kinh tế của NHNN đã tạo cú hích cho tăng trưởng tín dụng đồng thời cũng dẫn đến tình trạng cạnh tranh căng thẳng trong huy động vốn nhằm đáp ứng nhu cầu cho vay của các ngân hàng thương mại, số dư huy động vốn của VietinBank vẫn đạt được kết quả rất khả quan. Cụ thể là nguồn vốn huy động đến cuối năm đạt trên 220.000 tỷ đồng, tăng trên 26% so với năm trước. Nguồn vốn tiền gửi của khách hàng đạt trên 148.374 tỷ đồng.
Tính đến cuối năm 2010, tổng nguồn vốn huy động của VietinBank đạt 339.000 tỷ đồng, tăng 54% so với năm 2009 và vượt 28% so với chỉ tiêu đặt
ra của Đại hội đồng cổ đông. Trong đó nguồn vốn từ dân cư chiếm 33% tổng nguồn vốn và huy động từ doanh nghiệp chiếm 31% tổng nguồn vốn. Ngoài ra, Ngân hàng Công thương Việt Nam đã phát hành thành công 5.350 tỷ đồng trái phiếu kỳ hạn 2 năm nhằm cơ cấu lại nguồn vốn theo hướng bền vững hơn.
Biểu đồ 2.1: Nguồn vốn tiền gửi của khách hàng
2.1.4.2. Tình hình cho vay
Với chính sách thắt chặt tiền tệ của Ngân hàng Nhà nước trong 3 quý đầu năm 2008, trước nhu cầu tín dụng rất lớn, Ngân hàng Công thương Việt Nam đã sàng lọc khách hàng, lựa chọn những đối tượng cho vay hiệu quả, các ngành sản xuất thiết yếu để giải ngân. Từ cuối quý 3, khi chính sách tiền tệ được nới lỏng và trở nên linh hoạt, lãi suất giảm mạnh tạo điều kiện cho doanh nghiệp vay vốn kinh doanh, định hướng công tác tín dụng của ngân hàng là đẩy mạnh cho vay các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế nhưng vẫn đảm bảo kinh doanh an toàn, hiệu quả và giữ vững thị phần. Dư nợ cho vay nền kinh tế tính đến 31/12/2008 là 120.752 tỷ đồng, tăng 18.561 tỷ
đồng so với năm 2007 tương đương với tỷ lệ tăng 18,2%. Trong đó, tỷ lệ cho vay trung và dài hạn chiếm 41,9% tổng dư nợ; tỷ lệ cho vay doanh nghiệp nhà nước chiếm 19,9% tổng dư nợ. Tỷ lệ cho vay không có đảm bảo bằng tài sản có xu hướng giảm dần trong các năm gần đây, năm 2008 chiếm 22,7% tổng dư nợ, giảm 3% so với đầu năm. Ngân hàng Công thương Việt Nam đã hạn chế được rất nhiều rủi ro trong cho vay lĩnh vực bất động sản và chứng khoán do có sự kiểm soát chặt chẽ từ đầu năm. Cơ cấu dư nợ cho vay theo quy mô giữa doanh nghiệp lớn, doanh nghiệp vừa và nhỏ và cá nhân tương ứng là 45,4%; 36%; 18,6%.
Năm 2009, tổng dư nợ cho vay của ngân hàng đạt 163.170 tỷ đồng, tăng 42.418 tỷ đồng tương ứng với tỷ lệ tăng 35,1%. Đồng thời với việc tăng trưởng tín dụng, năm 2009 cũng là một năm thành công của VietinBank trong việc tiếp tục đẩy mạnh hoạt động phân loại, cơ cấu lại cơ sở khách hàng theo chiến lược của Hội đồng quản trị. Kết quả là chất lượng tín dụng đã được nâng cao rõ rệt. Tỷ lệ nợ nhóm 2 đến cuối năm 2009 là 1,02% (năm 2008 là 3,29% ), nợ xấu ở mức 0,61% ( năm 2008 là 1,81% ), thấp nhất trong hệ thống các ngân hàng thương mại. Tỷ trọng cho vay ngắn hạn đạt 57% tổng dư nợ, cho vay trung hạn chiếm 14% tổng dư nợ và cho vay dài hạn chiếm 29% tổng dư nợ.
Với vai trò là một ngân hàng thương mại nhà nước chủ lực, năm 2010 VietinBank đã tài trợ nhiều dự án lớn trọng điểm của Chính phủ, ngành, địa phương góp phần vào công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Tiếp tục cho vay hỗ trợ lãi suất 2% theo chỉ đạo của Chính phủ. Tổng dư nợ cho vay đến 31/12/2010 đạt 234.204 tỷ đồng, tăng 43,5% so với đầu năm, trong đó dư nợ cho vay theo Nghị quyết 18 và 41, Chỉ thị 02 đạt trên 40.000 tỷ đồng. Tổng dư nợ cho vay đối với các khách hàng mới có quan hệ tín dụng trong năm 2010 đạt 34,2 nghìn tỷ đồng.
Biểu đồ 2.2: Tăng trưởng tín dụng
2.1.4.3. Kết quả kinh doanh
Với sự quết tâm nỗ lực phấn đấu của Ban lãnh đạo và toàn thể cán bộ nhân viên hệ thống, VietinBank đã đạt được những kết quả kinh doanh rất khả quan.
Năm 2008, tổng tài sản đạt trên 193 nghìn tỷ đồng, tổng vốn chủ sở hữu trên 12 nghìn tỷ đồng, tổng lợi nhuận trước thuế đạt 2.436 tỷ đồng, tỷ lệ nợ xấu là 1,81%.
Sang năm 2009, các chỉ tiêu tài chính của ngân hàng cao hơn so với năm trước, cụ thể: tổng tài sản đạt 243.785 tỷ đồng; tổng vốn chủ sở hữu là 12.572 tỷ đồng; lợi nhuận trước thuế đạt 3.373 tỷ đồng; tỷ lệ ROE đạt 20,6%; tỷ lệ ROA đạt 1,54%; hệ số an toàn vốn CAR là 8,06%; tỷ lệ nợ xấu chỉ chiếm 0,61%.
Năm 2010 cũng là một năm có nhiều khó khăn và thách thức đối với nền kinh tế và hệ thống ngân hàng. Tuy nhiên, VietinBank vẫn đạt được các chỉ tiêu
tài chính đặt ra, có chỉ tiêu còn vượt mức kế hoạch. Cụ thể: tổng tài sản đạt 367.712 tỷ đồng; lợi nhuận trước thuế đạt 4.598 tỷ đồng; ROE là 22,1%; ROA đạt 1,50%; hệ số an toàn vốn CAR là 8,02%; tỷ lệ nợ xấu là 0,66%.