Mô tả chung về phân hệ quản lý sản xuất

Một phần của tài liệu Ứng dụng hệ hỗ trợ quyết định trong lập kế hoạch nguồn lực doanh nghiệp (Trang 51)

Một trong những phương pháp hiệu quả nhất làm giảm chi phí trong sản xuất là việc xây dựng và tối ưu hóa hoạch định sản xuất sản phẩm. Việc đó cho phép doanh nghiệp giảm mức độ nhàn rỗi của thiết bị và chuyên gia có tay nghề chuyên môn cao, giảm thời gian thực hiện đơn hàng, không phá vỡ kế hoạch bán hàng vì lý do quá tải nguồn lực sản xuất, tối ưu hóa việc lưu chuyển nguyên vật liệu và hàng tồn kho, làm cho quá trình sản xuất trở nên rõ ràng và dễ điều khiển.

Phân hệ quản lý sản xuất là một trong những phân hệ quan trọng và cơ bản nhất của hệ thống ERP; dùng để hoạch định quá trình sản xuất và nguyên vật liệu trong sản xuất , phản ánh quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp và xây dựng hệ thống tiêu chuẩn quản l ý sản xuất.

Các tính năng tiện ích của phân hệ có thể sử dụng bởi cán bộ phòng kinh tế kế hoạch, phân xưởng sản xuất, phòng điều phối sản xuất và các bộ phận sản xuất khác.

Các cơ chế lập kế hoạch sản xuất trong phân hệ quản lý sản xuất bảo đảm:  Lập kịch bản để nghiên cứu các phương án chiến lược sản xuất khác

nhau hoặc thống kê các thay đổi có thể làm được theo điều kiện kinh doanh của doanh nghiệp;

 Hoạch định phác họa, cho phép mở rộng hoạch định theo mức độ phát sinh các kỳ dự tính tiếp theo;

 Hoạch định sản xuất theo dự án;

 Ghi nhận các dữ liệu kế hoạch mà đã bị thay đổi (theo các kịch bản và thời kỳ);

 Tích hợp với phân hệ quản l ý tài chính.

Trong bài báo “What is ERP” đã đề cập tới quá trình xuất hiện và tiến hóa các khái niệm, mô hình hóa quản lý sản xuất như mô hình MRP-I (Material Requirement Planning) và MRP-II (Manufacturing Resource Planning) [7]. Mô hình MRP-I xuất hiện từ những năm 1950 đề cập tới việc tính toán, lập kế hoạch cho tất cả các thành phần như nguyên vật liệu, sản phẩm dở dang, lập định mức nguyên vật liệu (BOM) và các thuật toán giải quyết bài toán dự báo nhu cầu ngắn hạn. Mô hình MRP-II được phát triển từ những năm 1990 bổ sung các chức năng như lập kế hoạch, dự báo, kế hoạch trung/dài hạn và kế hoạch sản phẩm MPS làm đầu vào cho MRP, bổ sung các chức năng kiểm soát, quản lý quá trình sản xuất, quản lý nhà cung cấp, quản lý kho như mô hình sau đây:

Dự báo (Forecasting) Kế hoạch tổng thể (Aggregate planning) Kế hoạch sản phẩm (Master production scheduling) Tình trạng tồn kho (Inventory status) Định mức NVL (BOM) Kế hoạch NVL (Material requirements planning) Điều độ sản xuất (Shop floor scheduling &

control)

Quản lý nhà cung cấp (Vendor control)

Hình 3.1 Mô hình quản lý sản xuất trong MRP-II

Mô hình tích hợp phân hệ sản xuất vào ERP kế thừa và phát triển từ các mô hình quản lý sản xuất của hệ thống MRP-I và MRP-II. Yêu cầu đầu tiên mà hệ thống quản lý sản xuất trong ERP cần đáp ứng là khả năng khai báo linh hoạt với bộ tham số tiện dụng để ứng dụng được theo các quy trình quản lý sản xuất đặc thù cho mỗi loại hình doanh nghiệp, tính tích hợp tổng thể và liên kết chặt chẽ với các phân hệ khác được phát triển vượt trội.

Dữ liệu đầu vào cho khai báo BOM được cung cấp từ số liệu các đơn đặt hàng ở phân hệ bán hàng hoặc thông tin từ việc lập kế hoạch phát triển sản phẩm. Từ đó tiến hành xác định các danh mục các loại nguyên vật liệu cần thiết cần phải mua sắm. Mỗi một loại sản phẩm khác nhau được cấu thành từ số lượng, chủng loại nguyên vật liệu khác nhau được xác định ở bước lập bảng định mức nguyên vật liệu. Các bước tiếp theo thực hiện việc gán bảng định mức nguyên vật liệu cho các mã sản phẩm, tính toán các khoản chi phí nguyên vật liệu phục vụ cho việc tính giá thành sản phẩm. BOM là dữ liệu đầu vào cho chức năng MPS (Master Production

kế hoạch sản phẩm làm đầu vào cho cho việc chức năng MRP - hoạch định nhu cầu nguyên vật liệu. Từ kế hoạch mua nguyên vật liệu được tích hợp với phân hệ mua (Purchasing) để lập yêu cầu cung ứng nguyên vật từ nhà cung cấp. Chức năng điều độ sản xuất (Work In Process) giúp in lệnh sản xuất, quản lý, cập nhật trạng thái các công đoạn sản xuất cho tới khi sản phẩm cuối được hoàn thành. Trong quá trình sản xuất có các thao tác xuất nguyên vật liệu từ kho ra phục vụ sản xuất và nhập kho thành phẩm, tính giá thành sản phẩm được tích hợp với phân hệ quản lý kho, phân hệ sổ cái.

Hình 3.2 Mô hình quản lý sản xuất trong ERP

Đối với các doanh nghiệp sản xuất để triển khai ERP thành công để có thể trợ giúp doanh nghiệp trong việc lập kế hoạch sản xuất. Điều cần thiết ở đây là hệ thống ERP cần tính toán để có được lịch sản xuất tối ưu nhằm đáp ứng được các nhu cầu sản phẩm của khách hàng. Việc hệ thống ERP cho phép lập kế hoạch sản xuất ở mức tổng thể để có được kế hoạch chủ động trong việc mua sắm dự trữ nguyên liệu, điều chuyển hàng hóa, tận dụng các nguồn lực một cách hợp lý và hiệu quả nhất.

Vì phân hệ quản lý sản xuất bao gồm rất nhiều chức năng bên trong nên trong khuôn khổ của luận văn tốt nghiệp, em nghiên cứu ứng dụng hệ hỗ trợ quyết định dựa vào dữ liệu để lập kế hoạch định mức nguyên vật liệu.

Tái hoạch định Hoạch định kế hoạch sản xuất Kế hoạch sản xuất Dự báo bán hàng Đơn hàng thực Cấu trúc SP (BOM) Hoạch định nhu cầu nguyên vật liệu

Họach định nhu cầu công suất

Tái hoạch định Thực thi KH NVL SX/ mua Đơn hàng mua kế hoạch Đơn hàng sản xuất

kế hoạch Quản lý phân

xƣởng Theo dõi các đơn

hàng sản xuất

Đơn hàng mua Tồn kho hiện thời

Giao hàng

Thực thi KH công suất

(adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu Ứng dụng hệ hỗ trợ quyết định trong lập kế hoạch nguồn lực doanh nghiệp (Trang 51)