Khó khăn khi triển khai ERP tại các doanh nghiệp trong nước

Một phần của tài liệu Ứng dụng hệ hỗ trợ quyết định trong lập kế hoạch nguồn lực doanh nghiệp (Trang 49)

trong nƣớc

Những doanh nghiệp đã triển khai ERP hầu hết có quy trình sản xuất và mô hình tổ chức khá phức tạp, cần sự chính xác trong quản lý. Trên thực tế, ERP không phải dành cho tất cả mọi người. Dù nhìn nhận được những lợi ích, hiệu quả khi ứng dụng ERP mang lại nhưng riêng mức giá khoảng 100.000 USD cho một dự án ERP trung bình cũng là khoản đầu tư đáng kể cần được cân nhắc. Chỉ những doanh nghiệp có quy mô lớn, kinh phí đầu tư không còn là một vấn đề cản trở, thời gian “hoàn vốn” có thể xác định tương đối nhanh mới có thể mạnh dạn với ERP.

Nguyên nhân được lý giải là trình độ quản lý của các doanh nghiệp Việt Nam chưa cao, quy trình sản xuất chưa được chuẩn hóa nhiều khi phải thay đổi để thích ứng được với sự phát triển nóng. Các giải pháp ERP phải “gò ép” hệ thống theo phương pháp đã có của doanh nghiệp sẽ không mang lại hiệu quả mong muốn. Với những quy trình sản xuất có công đoạn thủ công thì việc tùy biến giải pháp ERP trở thành "cơn ác mộng" đối với nhà cung cấp. Thậm chí những doanh nghiệp đã triển khai nhưng không vận dụng hết năng lực của hệ thống, đa phần chỉ dừng lại ở mức độ kiểm soát. Những doanh nghiệp có thể vận dụng tính năng kế hoạch

Các nhà cung cấp ERP cũng thừa nhận, số lượng chuyên gia giỏi trong lĩnh vực này còn quá ít, chủ yếu trưởng thành trong quá trình triển khai ERP ở các doanh nghiệp nước ngoài tại Việt Nam. Để triển khai hệ thống ERP cho một doanh nghiệp thì 80% khối lượng công việc là tư vấn và chỉ có 20% khối lượng là công việc kỹ thuật. Đội ngũ tư vấn viên của các công ty cung cấp ERP cũng mới chỉ dừng lại ở mức độ triển khai, ít khi dám “tư vấn” cho khách hàng về những quy trình mới mà giải pháp ERP của họ mang lại.

Đây là “bài học tiền tỷ” mà Savimex đúc kết được qua 4 lần thất bại trước khi trở thành một trong số ít doanh nghiệp Việt Nam ứng dụng thành công ERP. Bà Trương Thị Hoàng Ngọc - Giám đốc CNTT của Savimex đã phân tích nguyên nhân của những thất bại là do lực lượng triển khai quá mỏng, đội ngũ tư vấn thiếu kiến thức quản trị, thời gian khảo sát doanh nghiệp quá ngắn, chỉ chú trọng đầu tư thiết bị, đi thẳng vào cài đặt chương trình mà không xây dựng kế hoạch tổng thể. Bên cạnh đó còn là sự cả nể, chiều theo ý doanh nghiệp của chuyên gia tư vấn trong quá trình phân tích... Ngoài ra, quy trình mới khi triển khai ERP lại gặp sự phản đối từ các đơn vị cơ sở vì họ buộc phải thay đổi hàng loạt quy trình đã làm lâu nay, số liệu theo ERP lại không khớp với số liệu của cách làm cũ,

Những khó khăn từ hai phía khiến các doanh nghiệp vẫn lúng túng trước ERP dù những lợi ích của việc ứng dụng CNTT trong quản lý quá rõ ràng. Theo nhận định của TS. Bùi Quang Ngọc - Tổng giám đốc Trung tâm dịch vụ ERP FPT: “ Đây là nhu cầu bức bách của nhiều doanh nghiệp Việt Nam trong thời buổi hội nhập kinh tế quốc tế” [20].

CHƢƠNG 3: MÔ TẢ BÀI TOÁN QUẢN LÝ SẢN XUẤT VÀ GIẢI PHẢP HOẠCH ĐỊNH NHU CẦU

NGUYÊN VẬT LIỆU

Cơ chế thị trường đòi hỏi mỗi công ty phải tạo ra được lợi thế cạnh tranh. Hoạt động lập kế hoạch nguồn lực trong doanh nghiệp tuy chỉ là một mắt xích trong hệ thống hoạch định nguồn lực doanh nghiệp, nhưng hoạt động này chi phối những hoạt động khác, quyết định đến chất lượng của hoạt động sản xuất. Hiện nay có quá nhiều doanh nghiệp kinh doanh nên cung vượt quá cầu, để đảm bảo kinh doanh tốt phải chú ý đến hoạt động sản xuất và tiêu thụ. Sản phẩm có chất lượng tốt, mẫu mã đẹp, giá cả phù hợp càng được thị trường chấp nhận; hoạt động sản xuất là hoạt động duy nhất tạo ra sản phẩm, có sản xuất thì mới có sản phẩm (loại trừ những doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực dịch vụ), hoạt động sản xuất có tốt thì mới kích thích được tiêu thụ; tiêu thụ tạo ra doanh thu cho công ty, nhưng sản xuất lại tiêu tốn nguồn lực của công ty, lợi nhuận thu được càng cao khi sản phẩm tiêu thụ càng nhiều, chi phí sản xuất càng thấp. Như vậy giải quyết được bài toán lập kế hoạch sản xuất sẽ làm cho họat động sản xuất của doanh nghiệp được tối ưu hơn và là một trong những nhân tố quan trọng quyết định đến sự thành bại của doanh nghiệp.

Một phần của tài liệu Ứng dụng hệ hỗ trợ quyết định trong lập kế hoạch nguồn lực doanh nghiệp (Trang 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(92 trang)