1.1 Định hướng về sản phẩm
Đa dạng hóa mặt hàng kinh doanh, thị trường nhập khẩu.
Củng cố quan hệ tốt với các nguồn cung ứng có uy tín và bạn hàng quan trọng
Đẩy mạnh hàng nhập khẩu trong nước
Chú trọng nhập khẩu các loại thuốc đặc trị, biệt dược và chủ động phân phối.
1.2 Định hướng về thị trường
và sản xuất thuốc tân dược( Mặt hàng chiếm 80% về mặt giá trị)
Tăng cường hoạt động kinh doanh nhập khẩu nguyên liệu, thành phẩm. Đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm nhằm hướng tới doanh thu năm 2010 đạt 40 tỷ đồng.
Không ngừng nâng cao lợi ích của các cổ đông và nâng cao đời sống công nhân viên trong công ty, phấn đấu dạt cổ tức 1,4% năm 2010.
1.3 Định hướng về cơ sở vật chất
Đổi mới công nghệ, trang thiết bị và quản lý, thực hiện các thực hành tốt Xây dựng cơ sở sản xuất kháng sinh, hóa dược và sản xuất nguyên liệu thế mạnh từ dược liệu;
Cung ứng đủ và thường xuyên thuốc thiết yếu; Sử dụng thuốc hợp lý, an toàn và hiệu quả;
Vào năm 2010, thuốc sản xuất trong nước bảo đảm 60% nhu cầu thuốc, mức tiêu dùng thuốc bình quân 12-15 USD/người/năm và có 1,5 dược sĩ đại học/10.000 dân.
Quy hoạch tổ chức lai ngành công nghiệp dược: Tập trung, chuyên môn hóa, đầu tư có trọng điểm, hiệu quả. Tất cả các xí nghiệp đạt GMP (2010), hiện đại hóa mạng lưới phân phối thuốc.
Ngành cũng sẽ tập trung phát triển công nghiệp bào chế thuốc, công nghiệp hoá dược, công nghiệp chế biến và sản xuất thuốc có nguồn gốc từ dược liệu; khuyến khích các tổ chức, cá nhân đầu tư vào các hoạt động sản xuất, nghiên cứu và ứng dụng công nghệ sản xuất thuốc tiên tiến; tổ chức sản xuất bao bì dược phẩm trong nước để đến năm 2020 đáp ứng cơ bản nhu cầu sử dụng bao bì trong nước; đẩy mạnh ứng dụng công nghệ cao và công nghệ thông tin trong các hoạt động phát triển công nghiệp dược của Việt Nam.
1.4 Định hướng về lao động
Con người luôn là yếu tố quyết định sự thành bại của doanh nghiệp, nhất là một ngành nghề đòi hỏi hàm lượng chất xám và công nghệ cao như ngành
sản xuất dược phẩm. Công tác đào tạo và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực có thể tiếp thu một cách nhanh nhất và hiệu quả nhất công nghệ kĩ thuật hiện đại trên thế giới cần phải được tập trung giải quyết. Khi có một đội ngũ nhân lực mạnh về chất lượng sẽ tạo đà cho việc sản xuất ra sản phẩm có chất lượng cao, nâng cao khả năng cạnh tranh cho các doanh nghiệp. Hiện tại, con số lao động có trình độ dưới đại học của Công ty cổ phần Dược phẩm E.U.R.O.L.I.N.K còn chiếm tỷ lệ khá cao, mặc dù đã có sự giảm đi trong cơ cấu lao động nhưng điều này vẫn ảnh hưởng lớn đến kết quả của quá trình sản xuất. Công ty nên có các biện pháp trước mắt là thường xuyên mở các lớp đào tạo ngắn hạn và trong thời gian dài, dần dần nâng mức tiêu chuẩn lựa chọn nhân viên đầu vào.
1.5 Kế hoạch sản xuất kinh doanh của công ty năm 2013
Sự cạnh tranh trên thị trường Dược hiện nay và trong thời gian tới cần tập trung thống nhất trong việc quản lý và điều hành hệ thống kênh phân phối. Như vậy, đánh giá hiệu quả của từng kênh phân phối để xác định trọng tâm phù hợp với từng nhóm khách hàng.
+ Xây dựng hệ thống thông tin xuyên suốt trong kênh phân phối để có thể thu thập các thông tin thị trường, cách thức tổ chức phân phối và chính sách của đối thủ cạnh tranh.
+ Xây dựng các chính sách khuyến khích các bộ phận của kênh phân phối tạo ra môi trường cạnh tranh với các tiêu thức khách quan bình đẳng
- Giao nhiệm vụ cho bộ phận phụ trách phân phối và phát triển kinh doanh đối với hệ thống phân phối của công ty. Bộ phận này phải tập trung phân tích môi trường kinh doanh và quan tâm tới nội bộ công ty, xác định điểm mạnh, điểm yếu cũng như các cơ hội và thách thức đói với hệ thống phân phối của công ty trên thị trường Miền Bắc.
- Từ sự phân tích trên bộ phận này phải xây dựng them phương án tổ chức kênh phân phối và kế hoạch triển khai hoạt động của hệ thống kênh trình ban lãnh đạo của công ty.
- Bộ phận phụ trách phân phối có trách nhiệm phối hợp các phòng ban chức năng thực hiện kế hoạch đã được phê duyệt. Trong quá trình này, ban lãnh đạo cũng phải thu thập thông tin phản hồi từ thị trường, những đơn vị trực thuộc.
- Đánh giá hiệu quả của các phương án tổ chức kênh trên giác độ về hiệu quả kinh tế, động lực phát triển, nỗ lực bán hàng của toàn hệ thống, số lượng, sự hợp tác giữa các kênh cũng như các bộ phận trong kênh. Đây là căn cứ quan trọng để thực hiện các điều chỉnh hợp lý về hệ thống phân phối của công ty trên thị trường miền Bắc.
• Đào tạo đội ngũ nhân lực tăng thêm cả về chuyên môn cũng như nghiệp vụ
Bổ sung kiến thức chuyên môn bằng cách cử các thành viên tham gia các khóa học nâng cao kiến thức của các tổ chức Y tế của nhà nước, ngoài ra có thể khuyến khích nhân viên học hỏi các công ty, doanh nghiệp đã thành công, nghiên cứu về chuyên môn và nguyên nhân để có các kết quả tốt như vậy.
• Hoàn thiện công tác Marketing và hệ thống kênh phân phối
Lựa chọn cơ cấu tổ chức kênh hiệu quả:
Với mục tiêu bao phủ thị trường, đẩy mạnh tốc độ tiêu thụ hàng hóa thì cơ cấu kênh phân phối hiện tại của công ty là khá hợp lý, phù hợp với quy mô thị trường và khả năng của công ty. Tuy nhiên, với 2 kênh hiện nay công ty quản lý dưới dạng VMS được quản lý, song trên thực tế hoạt động của kênh vẫn hoạt động ở mức VMS hợp đồng. Điều này ảnh hưởng không nhỏ đến vai trò lãnh đạo của công ty tới kênh, chất lượng của trung gian cũng như sự trung thành của họ chưa
cao. Vì vậy công ty cần tăng cường chính sách quản lý kênh đảm bảo tính thống nhất cũng như sự ổn định hoạt động của kênh dựa trên sự chia sẻ những lợi ích có khả năng được giữu qua thời gian dài.
Hoàn thiện cách thức quản lý:
+ Lựa chọn thành viên kênh
+ Khuyến khích các thành viên kênh + Quản trị xung đột
Hoàn thiện các chính sách Marketing – Mix trong hệ thống kênh
+ Vấn đề về sản phẩm, vấn đề về định giá trong quản lý kênh…