Các kết quả thử nghiệm trên miền tần số

Một phần của tài liệu Nghiên cứu một số kỹ thuật phát hiện ảnh giấu tin (Trang 74)

2.3.2.1. Thử nghiệm

Tập ảnh thử nghiệm: là tập ảnh 0 gồm 1200 ảnh JPEG trong đó 605 ảnh chụp từ máy ảnh kỹ thuật số, và 595 ảnh tải về từ [103, 107].

Giấu thông tin: Tập ảnh 0 được giấu lượng thông tin với tỉ lệ bit giấu 25%, 50% và 100% trên miền hệ số cosine của các ảnh được các tập ảnh 25, 50, 100 có giấu tin trên LSB của các hệ số cosine.

78

Phát hiện ảnh có giấu tin: Sử dụng thuật toán 2.6 (tỉ lệ xám 3) và thuật toán của kỹ thuật n2 [95] để phân loại ảnh cho các tập ảnh 0, 25, 50, 100 ta được kết quả phân loại trong bảng 2.19.

Bảng 2.19: Tỉ lệ phân loại ảnh của kỹ thuật “tỉ lệ xám 3” và n2 [71] với các tập ảnh 0,

25, 50, 100

Tập dữ liệu ảnh n2 [95] “Tỉ lệ xám 3”

Ảnh gốc (%) Ảnh giấu tin (%) Ảnh gốc (%) Ảnh giấu tin (%)

0 93.7 6.3 91.8 8.2

25 83.5 16.5 75.6 24.4

50 48.7 51.3 42.3 57.7

100 10.4 89.6 3.9 96.1

Đánh giá kết quả trong bảng 2.19 theo độ đo P (Precision), R (Recall), độ trung bình điều hòa trên tập ảnh gồm 4800 ảnh (gồm tập 0, 25, 50, 100) ta được kết quả trong bảng 2.20.

Bảng 2.20. Kết quả đánh giá bằng các độ đo P, R, F trên tập ảnh

Độ đo

Kỹ thuật P R F

0.52 0.96 0.68

“tỉ lệ xám 3” 0.59 0.95 0.73

Bảng 2.21 là thời gian thực hiện trên tập 0 gồm 1200 ảnh của hai kỹ thuật phát hiện và “tỉ lệ xám 3”.

Bảng 2.21. Thời gian thực hiện trên tập J0

Kỹ thuật phát hiện “Tỉ lệ xám 3”

79

2.3.2.2. Nhận xét

Phát hiện ảnh có giấu tin trên miền tần số: Kỹ thuật “tỉ lệ xám 3” phát hiện ảnh có giấu tin trên LSB của các hệ số cosine phân loại xấp xỉ kỹ thuật “n2” cho trường hợp ảnh gốc nhưng tốt hơn cho trường hợp ảnh giấu tin với tỉ lệ 100% miền hệ số cosine, và thời gian thực hiện của “tỉ lệ xám 3” cũng nhanh hơn “n2” (gần 3 lần).

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2

Chương này đưa ra bốn phương pháp cải tiến phát hiện mù cho ảnh có giấu tin trên LSB của miền không gian và một phương phát phát hiện mù trên LSB của miền tần số. Dựa trên tập thử nghiệm gồm 2088 ảnh để so sánh kỹ thuật cải tiến của luận án với một số kỹ thuật phát hiện mù khác.

Các kết quả thử nghiệm cho thấy các kỹ thuật phát hiện do luận án đưa ra trong chương này là tương đương hoặc tốt hơn kỹ thuật phát hiện khác trong một số trường hợp ảnh có tỉ lệ bit giấu thấp hoặc thời gian thực hiện.

80

Chương 3. MỘT SỐ KỸ THUẬT PHÁT HIỆN CÓ RÀNG BUỘC

Chương này đưa ra bốn kỹ thuật phát hiện có ràng buộc cho ảnh có giấu tin sử dụng kỹ thuật giấu tin DIH, IWH, HKC, RVH. Chúng đều là trường hợp riêng của kỹ thuật giấu LSB, tuy nhiên tỉ lệ thay đổi trên LSB của ảnh thường thấp so với lượng thông tin đem giấu (hoặc kích cỡ ảnh), vì vậy phát hiện bằng các kỹ thuật phát hiện mù trên LSB của ảnh thường cho kết quả không cao. Trong phần này luận án đưa ra các phương pháp phát hiện tối ưu hơn so với phát hiện mù trên LSB cho các kỹ thuật giấu DIH, IWH, HKC, RVH và phương pháp ước lượng xấp xỉ lượng bit thông tin giấu trong ảnh sử dụng các kỹ thuật này. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu Nghiên cứu một số kỹ thuật phát hiện ảnh giấu tin (Trang 74)