- Ban tổ chức Ban quản lý dự án
3.2.2. Quản lý hàng tồn kho
Hàng tồn kho chiếm tỷ trọng khá lớn trong cơ cấu tài sản của doanh nghiệp, việc lưu trữ hàng tồn kho cũng khiến cho các chi phí bảo quản, lưu trữ tăng lên, ngoài ra việc hàng tồn kho bị ứ đọng lâu không tiêu thụ được khiến công ty phải trích lập khoản dự phòng giảm giá HTK. Công ty Vinapro cần có những biện pháp tối đa hóa các khoản chi phí mà hàng tồn kho gây ra đồng thời vẫn đảm bảo tăng trường doanh thu.
Công ty có thể sử dụng một số biện pháp như sau: Ký kết các hợp các hợp đồng thương mai dài hạn với các nhà cung cấp nguyên vật liệu để tránh trường hợp biến động giá cả quá lớn hay các nhà cung cấp bỏ dở gây ảnh hưởng đến kinh doanh. Đối với các thành phẩm hàng tồn kho, chỉ nên mua và xuất dùng khi những đơn đặt hàng lớn hay đến giai đoạn cần cung ứng nhiều sản phẩm…việc này có thể giảm lượng thành phẩm ít nhiều. Cuối cùng công ty tính các biện pháp tiến hành thanh lý, giảm giá những đầu sách cũ, khó bán, không được để lại lâu ngày, vừa làm tăng HTK và tăng trích lập dự phòng giảm giá do sản phẩm lỗi thời. Giả sử các biện pháo này thành công, thành phẩm, hàng hóa, nguyên vật liệu giảm, HTK sẽ giảm và dự phòng giảm giá HTK giảm, khoản này chuyển thành chi phí giá vốn hàng bán tiết kiệm được qua đó giảm phần nào GVHB, ngoài ra các chi phí lưu kho cũng giảm, góp phần tăng lợi nhuận cho công ty.
Để xác định được mức dự trữ hàng tồn kho, doanh nghiệp có thể sử dụng mô hình EOQ. Ta áp dụng những công thức sau:
TC = SD/Q + HQ/2 Q* = √
ROP = ( D/ Số ngày làm việc trong năm)*L
Trong đó:
TC: Tổng chi phí tồn kho
S: Chi phí đặt hàng cho 1 đơn hàng
Q: Lượng hàng đặt mua trong 1 đơn hàng D: Nhu cầu hàng năm
L: Thời gian chở hàng
H: Chi phí lưu kho cho 1 đơn vị hàng
ROP: Thời điểm đặt hàng được xác định tại thời điểm có mức tồn kho đủ cho như cầu sử dụng trong thời gian chờ hàng
Ta thử áp dụng công thức dành cho sản phẩm của doanh nghiệp là chip gắn hàng hóa chống trộm tại siêu thị để xác định điểm đặt hàng tối ưu, giảm chi phí hàng tồn kho và quy mô đơn hàng.
Theo báo cáo thống kê tài chính, trong năm 2013 công ty cung cấp cho 4 siêu thị trên địa bàn Hà Nội, mỗi siêu thị có nhu cầu 15000 chip, công ty chia làm 8 lần đặt hàng, giá vốn của mỗi chip là 1.800 đồng, chi phí lưu kho dự kiến của công ty là 2% trên giá vốn sản phẩm. Như vậy, ta có ta có nhu cầu hàng năm là 60000 chip, chi phí một đơn đặt hàng là 13,5 triệu đồng, chi phí lưu kho (bao gồm chi phí vận chuyển, bảo hiểm) cho 1 đơn vị hàng là 36 đồng, thời gian chở hàng 2 ngày, lượng đặt hàng trong mỗi đơn hàng là 7500 chip.
Áp dụng công thức, ta có:
Q* = √ . Từ đây ta tiết kiệm được:
TK= TC- TC*= (1.800x60000/7500 + 36x7500/2)- (1.800x60000/2450 + 36x2450/2) = 88.186 đồng.
ROP = 60000/ 360 * 2= 333, nghĩa là trong khi doanh nghiệp còn 333 chip mã hàng móa thì doanh nghiệp đặt hàng, trong 2 ngày chờ hàng doanh nghiệp cố gắng tiêu thụ số hàng còn lại.
Qua mô hình EOQ doanh nghiệp tính toán đặt hàng làm sao để tối thiểu hóa chi phí, qua đó tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp.