Đánh giá chung về những tồn tại trong tình hình tài chính của công ty Cổ phần Đầu tƣ và Phát triển Vinapro.

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp Phân tích tình hình tài chính công ty cổ phần đầu tư & phát triển VINAPRO (Trang 71)

- Ban tổ chức Ban quản lý dự án

3.1.Đánh giá chung về những tồn tại trong tình hình tài chính của công ty Cổ phần Đầu tƣ và Phát triển Vinapro.

phần Đầu tƣ và Phát triển Vinapro.

Để đưa ra những biện pháp, chính sách tối ưu và hiệu quả nhất, ta cần tổng hợp những điểm chưa tốt còn tồn tại trong tình hình tài chính công ty giai đoạn 2011- 2013:

Thứ nhất là khả năng thanh toán nhanh kém:

Điều này như ta đã phân tích , đa phần khả năng thanh toán của công ty đều ở mức an toàn (lớn hơn 1) tuy nhiên chỉ có khả năng thanh toán nhanh ở mức dưới an toàn. Tuy nhiên các chỉ tiêu có dấu hiệu giảm qua các năm. Nguyên nhân là trong khi nợ ngắn hạn tăng đều qua các năm thì tiền và tương đương giảm dần qua các năm.

Đầu tiên là quản lý tiền và tương đương tiền kém: Dù luôn tập trung lượng tiền, không có các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn, nhưng lợi nhuận sau thuế của công ty vẫn giảm, hệ số thanh toán bằng tiền của công ty thấp và ngày càng có chiều hướng giảm. Công ty chưa quan tâm đến vẫn đề dự trữ mức tiền tối ưu.

Công ty cũng không chú trọng đến bất kỳ một khoản đầu tư tài chính ngắn hạn nào có thể mang lại lợi nhuận cho công ty. Bên cạnh ưu điểm việc không đầu tư vào các khoản tài chính ngắn hạn này tức là tránh rủi ro, doanh nghiệp không mất khoản vốn đầu tư, tăng khả năng đáp ứng thanh toán nợ nhưng nhược điểm lớn là doanh nghiệp mất đi cơ hội tăng doanh thu từ khoản đầu tư đó, cải thiện tình hình kinh doanh đang giảm sút qua các năm.

Chi phí quản lý kinh doanh là tồn tại không thể không kể đến của doanh nghiệp. Chi phí hàng năm của doanh nghiệp liện tục tăng, trong giai đoạn 2012- 2013 thậm chí lớn hơn khoản giá vốn hàng bán của doanh nghiệp, dẫn đến công ty làm ăn không có lợi nhuận. Công ty có quá nhiều khoản chi chưa hợp lý, chưa biết cách tiết kiệm tối đa chi phí. Nếu đưa được ra những biện pháp và áp dụng thành công, chắc chắn lợi nhuận doanh nghiệp sẽ tăng, còn nếu tiếp tục tăng các khoản chi phí công ty sẽ vẫn trong tình trạng làm ăn thua lỗ và có thể dẫn đến phá sản.

Tiếp theo là hàng tồn kho: Doanh nghiệp có khoản hàng tồn kho quá lớn và

tăng qua các năm, thời gian quay vòng của hàng tồn kho mang dấu hiệu không tốt. Tuy đáp ứng được mức dự trữ tối ưu hàng tồn kho, nhưng việc ứ đọng quá nhiều hàng tồn kho mang nhiều nhược điểm kéo theo như: Chi phí lưu kho, hỏng hóc hàng hóa... gây ảnh hưởng trực tiếp đến tài chính doanh nghiệp, uy tín của doanh nghiệp với khách hàng.

Khoản phải thu khách hàng cũng là vấn đề đáng lo với doanh nghiệp. Công ty

luôn cố gắng thu hút khách hàng bằng các chính sách bán chịu, nới lỏng tín dụng, làm các khoản phải thu tăng mạnh trong giai đoạn 2011- 2013. Tuy vậy công ty nên cần tính toán để đưa ra các chính sách chiết khấu phù hợp mang lại lợi ích kinh tế nếu phải thu khách hàng quá cao. Vì khoản phải thu khách hàng cao dẫn tới tăng thời gian thu nợ trung bình, thời gian quay vòng tiền, điều này mang lại rủi ro với doanh nghiệp khi cần các khoản bằng tiền mặt. Hơn nữa nếu công ty trích dự phòng khoản phải thu, phát sinh chi phí khác liên quan đến phải thu khách hàng, tiếp tục làm giảm lợi nhuận.

Công ty quản lý nợ chưa tốt, như đã phân tích ở những phần trước, các khoản

phải thu ngắn hạn của công ty liên tục tăng trong giai đoạn 2011- 2013, trong 2013 khoản này chiếm đến gần 50% cơ cấu tài sản. Việc có khoản phải thu lớn như vậy giảm sự linh động trong khả năng thanh toán của công ty, cũng như làm ứ đọng nguồn vốn, mất đi những cơ hội tốt mà công ty không có khả năng đầu tư, còn thêm mất khoản chi phí phải thu khách hàng.... Việc giải quyết khoản phải thu cũng là vấn đề cấp thiết với công ty.

Cuối cùng là cơ cấu tài sản, nguồn vốn chưa hợp lý: Tỷ trọng TSNH và TSDH

chênh lệch nhau quá nhiều, việc không đầu tư vào TSCĐ, TSDH, vay dài hạn cho thấy chiến lược của công ty chưa hướng tới sự ổn định lâu dài trong tương lai mà chú trọng đầu tư cho những lợi ích ngắn hạn trước mắt. Hơn nữa cơ cấu nguồn vốn có xu hướng tăng lên của nợ phải trả và giảm dần của vốn chủ sở hữu làm giảm khả năng tự chủ về tài chính của công ty, gây ảnh hưởng đến sự hấp dẫn của công ty.

Tóm lại: Khả năng quản lý chi phí kém, chi phí quản lý kinh doanh quá cao,

hàng tồn kho ứ đọng, nguồn nhân lực làm việc hiệu quả thấp… là nguyên nhân dẫn đến việc công ty làm ăn thua lỗ, các chỉ tiêu sinh lời đều ở mức âm, làm ảnh hưởng đến uy tín, khả năng cạnh tranh và độ hấp dẫn của công ty dưới con mắt của các nhà đầu tư. Nếu không có các biện pháp cải thiện thì trong tương lai, công ty sẽ lâm vào khủng hoảng và hoàn toàn có thể phá sản.

Từ những khiếm khuyết còn tồn tại trong tình hình tài chính công ty trong giai đoạn 2011- 2013, ta đề ra một số giải pháp, chính sách để cải thiện khả năng thanh toán nhanh, quản lý hàng tồn kho, và quản lý khoản phải thu khách hàng ở mục tiếp theo:

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp Phân tích tình hình tài chính công ty cổ phần đầu tư & phát triển VINAPRO (Trang 71)