Phân tích tài chính thông qua các chỉ tiêu tài chính.

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp Phân tích tình hình tài chính công ty cổ phần đầu tư & phát triển VINAPRO (Trang 56)

- Ban tổ chức Ban quản lý dự án

2.2.4. Phân tích tài chính thông qua các chỉ tiêu tài chính.

Cùng với phân tích bảng kết quả kinh doanh, bảng cân đối kế toán và bảng báo cáo lưu chuyển tiền tệ, phân tích các chỉ tiêu tài chính trong phân tích báo cáo tài chính cho ta thấy cái nhìn đa chiều và phản ánh rõ hơn nữa về tình hình tài chính của công ty Cổ phần Đầu tư và phát triển Vinapro:

2.2.4.1. Nhóm chỉ tiêu phản ánh khả năng thanh toán của công ty.

Bảng 2.19: Các chỉ tiêu phản ánh khả năng thanh toán của công ty giai đoạn 2011- 2013 Đơn vị tính: Lần Chỉ tiêu Số liệu ngành Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Chênh lệch 2011/ 2012 Chênh lệch 2012/ 2013

Hệ số thanh toán hiện

hành 1,3 2,1 1,8 1,6 -0,3 -0,2

Hệ số thanh toán nhanh 0,78 0,8 0,3 0,2 -0,5 -0,1 Hệ số thanh toán lãi vay (Công ty không có khoản chi phí lãi vay)

(Số liệu tính toán từ báo báo tài chính)

Trong chỉ tiêu phản ánh khả năng thanh toán, trước tiên ta tính toán về hệ số

thanh toán hiện hành của công ty. Hệ số này cho biết cứ mỗi đồng ngắn hạn mà

doanh nghiệp đang giữ thì có bao nhiêu đồng TSNH có thể sử dụng để thanh toán. Qua bảng 21, năm 2011, hệ số thanh toán hiện hành là 2.1, năm 2012 là 1,8 và đến năm 2013 là 1,6. Hơn nữa hệ số này trong 3 năm đều lớn hơn, mức an toàn trong thanh toán nợ ngắn hạn, điều này không mang rủi ro cho doanh nghiệp, nếu trong năm phát sinh các vấn đề như thanh toán khoản nợ sớm bất thường thì công ty có khả năng thanh toán. Tuy nhiên chỉ số này giảm theo các năm. Cụ thể là năm 2012 và 2013 giảm 0,3 và 0,2 so với năm trước. Chính vì vậy trong tương lai công ty nên có những thay đổi điều chính tỷ lệ giữa TSNH và nợ ngắn hạn để giảm thiểu rủi ro

57

có thể sảy ra. Tuy nhiên hệ số này quá cao, như trong 2011 hệ số này cao hơn hệ số trung bình ngành 0,7 lần ( nguồn từ Cophieu68.vn) cũng thể hiện khả năng chưa linh hoạt về nguồn vốn của công ty, ngăn cản công ty với đến với những cơ hội, đầu tư có tiềm năng, giảm khả năng cạnh tranh của công ty trên thị trường.

Thứ hai là hệ số thanh toán nhanh: phản ánh khả năng sẵn sàng thanh toán các

khoản nợ ngắn hạn cao hơn so với khả năng thanh toán hiện hành. Hệ số này cho biết doanh nghiệp có thể sử dụng bao nhiêu đồng TSNH để chi trả cho các khoản nợ ngắn hạn mà không cần bán hàng tồn kho. Cho thấy khả năng thanh toán nợ ngắn hạn của doanh nghiệp bằng tổng số tiền và các khoản tương đương tiền. Đây là chỉ tiêu các chủ nợ ngắn hạn cần quan tâm. Như trong bảng chỉ tiêu này ta thấy các chỉ tiêu không chỉ nhỏ hơn 1 mà còn giảm qua các năm, năm 2012 giảm 0,5 và 2013 giảm 0,1 so với năm trước. Nguyên nhân như phân tích trên ta thấy trong khi tiền và các khoản tương đương tiền tăng giảm qua các năm thì nợ ngắn hạn liên tục tăng trong giai đoạn 2011- 2013. Đây là tín hiệu không tốt trong tương lai cho doanh nghiệp, giảm uy tín của doanh nghiệp trong mắt chủ nợ.

Tóm lại: Công ty có sự chênh lệch lớn về chỉ số thanh toán nhanh và chỉ số

thanh toán hiện hành vì do sự thay đổi của hàng tồn kho, cụ thể hàng tồn kho tăng đều trong đoạn đoạn 2011- 2013 so với tốc độ tăng của Nợ NH nên các chỉ số này có chiều hướng đi xuống. Hơn nữa hàng tồn kho chiếm một tỷ trọng khá lớn dẫn đến chỉ số thanh toán hiện hành cao thể hiện doanh nghiệp đang đầu tư quá nhiều vào HTK, đầu tư không mang lại hiệu quả. HTK được coi là tài sản ngắn hạn có khả năng chuyển hóa thành tiền kém nhất. Mặt khác, chỉ số thanh toàn hiện hành của công ty cũng thấp hơn chỉ số trung bình của ngành. Cả hai điều này đòi hỏi công ty cần có những điều chính thích hợp nhất và cơ cấu TSNH để công ty linh hoạt về vốn, nắm bắt các cơ hội tốt và để lại ấn tượng tốt trong con mắt khách hàng, nhà đầu tư.

Trong phần tiếp theo, ta đi đánh giá về nhóm chỉ tiêu quản lý tổng tài sản của công ty Cổ phần đầu tư và Phát triên Vinapro.

2.2.4.2. Chỉ tiêu khả năng quản lý tổng tài sản

Bảng 2.20: Các chỉ tiêu quản lý tổng tài sản

Đơn vị tính: Lần Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Chênh lệch 2011/ 2012 Chênh lệch 2012/ 2013

Hiệu suất sử dụng tổng tài sản 0,26 0,35 0,37 0,09 0,02

Hệ số đảm nhiệm tổng TS 3,7 2,9 2,6 -0,8 -0,3

( Số liệu tính toán từ BCTC)

hai chỉ tiêu cần quan tâm, đó là:

Hiệu suất sử dụng tổng tài sản là chỉ tiêu xác định hiệu quả sử dụng tổng tài sản

của công ty. Hiệu suất sử dụng tổng tài sản cho ta biết 1 đồng tài sản tạo ra bao nhiều đồng doanh thu thuần.

Hệ số đảm nhiệm tổng TS tỉ lệ nghịch với hiệu suất sử dụng tồng TS. Khi hệ số đảm nhiệm tổng TS càng cao thì hiệu suất sử dụng tổng TS càng thấp đi.

Bảng trên cho ta thấy, giai đoạn 2011- 2013: Hiệu suất sử dụng tổng tài sản của công ty tăng dần (cụ thể tăng 0,09 lần vào 2012, 2013 tiếp tục tăng nhẹ 0,02). Tương ứng là sự giảm của hệ số đảm nhiệm tổng TS giảm dần. Điều này chứng tỏ doanh thu thuần của công ty đang có chiều hướng đi lên, như đã phân tích tài bảng cân đối kế toán và kết quả kinh doanh.

Giá trị của chỉ tiêu hiệu suất suất dụng tổng TS càng cao, chứng tỏ cùng một tài sản mà thu được mức lợi ích càng nhiều, do đó trình độ quản lý tài sản càng cao thì năng lực thanh toán và năng lực thu lợi của doanh nghiệp càng cao. Nếu ngược lại thì chứng tỏ các tài sản của doanh nghiệp chưa được sử dụng có hiệu quả. Nguyên nhân chính của hệ số này nhỏ hơn 1 là do trong giai đoạn 2011- 2013, công ty có mức hàng tồn kho và phải thu khách hàng quá cao dẫn đến doanh thu thuần thu về dù có xu hướng tăng nhẹ những vẫn chưa thực sự có biến động lớn, chưa có hiệu quả. Chứng tỏ doanh nghiệp chưa thực sự sử dụng hiệu quả tổng tài sản để tạo ra doanh thu trong giai đoạn này.

Như đã phân tích ở phần đầu, công ty có tài sản ngắn hạn chiếm chủ yếu tỷ trọng tổng tài sản. Để thấy rõ hơn nguyên nhân vì sao các hệ số sử dụng tài sản của công ty đều nhỏ hơn 1 và biến động theo từng năm, ta đánh giá từng khoản mục trong cơ cấu tổng tài sản. Đó là đánh giá chỉ tiêu khả năng quản lý tài sản ngắn hạn của công ty:

2.2.4.3. Chỉ tiêu khả năng quản lý tài sản ngắn hạn

Bảng 2.21: Các chỉ tiêu quản lý tài sản ngắn hạn

Đơn vị tính: Lần Chỉ tiêu Hệ số ngành Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Chênh lệch 2011/ 2012 Chênh lệch 2012/ 2013 Hiệu suất sử dụng TSNH 1,72 0,27 0,36 0,38 0,11 0,02 ( Số liệu tính toán từ BCTC)

Trong nhóm chỉ tiêu khả năng quản lý tài sản ngắn hạn, ta cần quan tâm tới chỉ tiêu hiệu quất sử dụng TSNH:

59

Hiệu suất sử dụng tài sản ngắn hạn cho ta biết 1 đồng tài sản ngắn hạn tạo ra

bao nhiêu doanh thu thuần.

Bảng trên cho ta thấy hiệu suất sử dụng tài sản ngắn hạn có xu hướng tăng nhẹ. Cụ thể 2 chỉ tiêu nay qua 2011- 2013 lần lượt là 0.27, 0.36 và 0.38. Nguyên nhân có sự tăng nhẹ này là do tài sản ngắn hạn năm 2012 giảm so với năm 2011, nhưng lại tăng so với 2013. Tuy nhiên doanh thu thuần lại tăng đều qua các năm. Ta có thể thấy chỉ số này không chênh lệch nhiều so với Hiệu suất sử dụng tổng tài sản và hệ số quay vòng tổng tài sản vì tài sản ngắn hạn chiếm chủ yếu tỷ trọng tổng tài sản trong khi tài sản dài hạn chỉ chiếm một phần rất nhỏ.

Tuy nhiên, chỉ số này trong giai đoạn 2011- 2013 của công ty đều thấp hơn chỉ số của ngành nhiều lần (chỉ số ngành là 1,72 lần), chứng tỏ tỷ lệ doanh thu thuần của công ty nhỏ rất nhiều lần so với tỷ lệ tài sản ngắn hạn. Chứng tỏ công ty chưa phát huy hết hiệu suất của TSNH để tạo ra doanh thu thuần. Cụ thể là khoản HTK, phải thu khách hàng của công ty quá cao, công ty không tạo ra doanh thu từ các khoản này, dẫn đến chỉ tiêu này thấp so với ngành. Điều này một lần nữa lại tạo ra thách thức với công ty về vấn đê giải quyết hàng tồn kho và khoản PTKH.

Sau khi đánh giá nhóm chỉ tiêu thể hiện khả năng quản lý TSNH của công ty, ta tình toán tiếp theo nhóm chỉ tiêu khả năng quản lý TSDH của công ty:

2.2.4.4. Chỉ tiêu khả năng quản lý tài sản dài hạn

Bảng 2.22: Chỉ tiêu quản lý tài sản dài hạn

Đơn vị tính: Lần Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Chênh lệch 2011/ 2012 Chênh lệch 2012/ 2013 Hiệu suất sử dụng TSDH 18,5 10,1 29,3 -8,5 19,2 ( Số liệu tính toán từ BCTC)

Trong phần đánh giá khả năng quản lý tài sản dài hạn, ta chỉ đi xem xét tới hiệu suất sử dụng TSDH và TSCĐ của công ty, vì công ty không đầu tư nhiều cho TSDH, tỷ trọng của TSDH chỉ chiếm một phần rất nhỏ trong cơ cấu tổng tài sản và không có ảnh hưởng nhiều tới tình hình tài chính của công ty.

Hiệu suất sử dụng và cho ta biết một đồng tài sản dài hạn tạo ra được bao nhiêu

đồng doanh thu. Trong năm 2011- 2012 chỉ tiêu này là 18.5 và 10.1, giảm 8.5, nguyên nhân là do tài sản dại hạn tăng mạnh trong khi doanh thu thuần tăng nhẹ. Nhưng giai đoạn 2012- 2013 hiệu suất sử dụng tổng tài sản tăng mạnh 19.2 ( tức tăng từ 10.1 đến 29.13), có sự tăng lên này là do tài sản dài hạn được tăng lên vào 2012 đã khấu hao hết trong năm.

Dù chỉ số này cao, chứng tỏ công ty đã phát huy tối đa hiệu quả của TSDH, tuy nhiên do đặc trưng ngành nghề kinh doanh của công ty, không đầu tư nhiều vào TSDH nên chỉ số này của công ty cao là điều đương nhiên.

Tiếp theo là chỉ tiêu thể hiện khả năng quản lý TSCĐ của công ty:

Bảng 2.23: Các chỉ tiêu quản lý tài sản cố định

Đơn vị tính: Lần Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Chênh lệch 2011/ 2012 Chênh lệch 2012/ 2013 Hiệu suất sử dụng TSCĐ 35,8 19,2 0 16,6 -19,2 ( Số liệu tính toán từ BCTC) Hiệu suất sử dụng tài sản cố định của doanh nghiệp trong giai đoạn 2011- 2012

mang dấu dương và đều rất lớn, năm 2012 tăng 16.6 so với năm 2011 và giảm 19.2 so với 2013. Nguyên nhân sự giảm mạnh này là do doanh nguyên khấu hao hoàn toàn tài sản cố định của năm 2012 trong năm 2013 và không có bất kỳ mua sắm nào mới.

Tóm lại : Hiệu suất sử dụng tài sản được cải thiện trong giai đoạn 2011- 2013,

tuy nhiên việc không đầu tư vào TSCĐ và TSDH có thể khiến cho hiệu suất sử dụng tài sản không thực sự tốt và duy trì ổn định trong thời gian lâu dài. Vì vậy công ty Cổ phần Đầu tư và Phát triên Vinapro cần tạo ra những thay đổi hợp lý với tình hình hiện tại để đạt được kết quả tốt, tăng hơn nữa hiệu suất sử dụng tài sản trong tương lai

Sau khi đã đánh giá khả năng thanh toán, khả năng sử dụng tổng tài sản ( trong đó gồm TSNH và TSDH), cần đánh giá thêm khả năng trả nợ, lưu kho và thời gian vòng tiền của công ty để thấy công ty quản lý có những chính sách quản lý nợ, hàng hóa… như thế nào, từ đó tìm ra nguyên nhân tại sao. Chính vì thế ở phần tiếp theo này, ta cần đánh giá các chỉ tiêu đó:

2.2.4.5. Chỉ tiêu phản ánh khả năng quản lý hàng tồn kho, khoản phải thu, phải trả:

Bảng dưới cho ta cái nhìn khái quát nhất và khả năng quản lý hàng tồn kho, quản lý khoản phải thu, phải trả của công ty:

61

Bảng 2.24: Chỉ tiêu phản ánh khả năng quản lý hàng tồn kho, khoản phải thu, phải trả của công ty

Đơn vị tính: Lần Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Chênh lệch 2011/ 2012 Chênh lệch 2012/ 2013 Số vòng quay HTK (vòng) 0,54 0,45 0,68 -0,9 0,23

Thời gian quay vòng HTK (ngày) 675 811 536 136 -275 Số vòng quay khoản phải thu

(vòng) 2,95 2,64 1,46 -0,31 -1,18

Thời gian thu tiền trung bình

(ngày) 124 138 250 14 112

Số vòng quay các khoản phải trả 1,13 1,4 2 0,27 0,6 Thời gian thanh toán khoản phải

trả 323 260 181 -63 -79

Chu kỳ kinh doanh (ngày) 799 949 786 150 -163

Vòng quay tiền (ngày) 476 689 605 213 -84

( Số liệu tính toán từ BCTC)

Đầu tiên là các chỉ tiêu phản ánh khả năng quản lý hàng tồn kho của công ty bao gồm: Số vòng quay hàng tồn kho và thời gian quay vòng HTK.

Việc duy trì một lượng HTK hợp lý góp phần đảm bảo hoạt động sản xuất kinh doanh được thực hiện liên tục và hiệu quả, bên cạnh đó cũng tiết kiệm giảm thiểu được chi phí bảo quản và cất giữ hàng tồn kho.

Số vòng quay HTK là chỉ tiêu quan trọng đánh giá việc doanh nghiệp có sử

dụng hiệu quả HTK hay không. Năm 2011 số vòng quay HTK là 0,54 vòng, năm 2012 giảm 0,9 vòng do công ty đã chủ động tăng giá trị hàng tồn kho lên mạnh hơn so với giá trị giá vốn hàng bán. Năm 2013 vòng quay hàng tồn kho lại có xu hướng tăng, và tăng 0,23 vòng tương đương với số vòng quay hàng tồn kho 2013 là 0,68 vòng do giá vốn hàng bán tăng lên nhanh hơn so với hàng tồn kho. Tuy có biến động tăng giảm không đều qua các năm nhưng nhìn chung số vòng quay HTK của công ty rất nhỏ ( cả 3 năm đều <1) nên công ty thực nên có những chứng sách để cái thiện việc lưu trữ quá nhiều hàng tồn kho và tăng giá vốn hàng bán để mang lại doanh thu cao hơn.

cho ta rõ hơn về thờ gian từ khi doanh nghiệp mua hàng cho đến khi thiêu thụ hết. Năm 2011, thời gian quay vòng hàng tồn kho là 675 ngày tức là mất 675 ngày để tiêu thụ hết. Khi số vòng quay hàng tồn kho giảm đi thì thời gian quay vòng hàng tồn kho tăng lên. Năm 2012 thời gian quay vòng hàng tồn kho tăng lên 136 ngày tương đương với mức HTK của 2012 là 811 ngày. Tuy nhiên vào năm 2013 thời gian HTK giảm 275 ngày so với 2012 cũng cho thấy phần nào cải thiện tình hình tồn hàng tại công ty. Dù vậy, thời gian quay vòng HTK của công ty vẫn quá cao làm ảnh hưởng xấu đến khả năng chuyển hóa thành tiền hay tính thanh khoản của công ty, cũng đã được thể hiện tại nhóm các chỉ só khả năng thanh toán. Hàng tồn kho quá cao cũng làm ứ đọng vốn của công ty, gây hỏng hóc, mất mất, tốn kém nhiều khoản chi phí kém theo.

Thứ hai ta đi đánh giá nhóm chỉ tiêu đánh giá khá năng thu nợ:

Hệ số vòng quay các khoản phải thu phản ánh khả năng thu hồi nợ và chính

sách tín dụng của doanh nghiệp. Năm 2011, số vòng quay khoản phải thu là 2,95 vòng, thấp hơn tỷ số ngành là xấp xỉ 4 vòng. Năm 2012, số vòng quay khoản phải thu giarmm 0,31 vòng tương ưng mức 2,64 vòng do khoản phải thu bình quân tăng đồng thời doanh thu thuần cũng tăng nhưng tăng ở mức nhẹ hơn so với 2011. Cũng do tình hình tài chính khó khăn của nhiều khách hàng như tình hình những năm gần đây, công ty đã thắt chặt chính sách tín dụng. Năm 2013, việc khoản phải thu tăng mạnh đã kéo số vòng quay khoản phải thu giảm 1,18 vòng, ở mức 1,46 vòng. Chứng tỏ công ty rơi vào tình trạng bị chiếm dụng vốn. Công ty cần duy trì số vòng quay ổn

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp Phân tích tình hình tài chính công ty cổ phần đầu tư & phát triển VINAPRO (Trang 56)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(82 trang)