Phân tích báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh:

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp Phân tích tình hình tài chính công ty cổ phần đầu tư & phát triển VINAPRO (Trang 50)

- Ban tổ chức Ban quản lý dự án

2.2.2. Phân tích báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh:

Trong giai đoạn 2011- 2013, công ty cổ phần Vinapro có xu hướng kinh doanh đi xuống, không hiệu quả, bằng chứng là nợ phải trả tăng và vốn chủ sở hữu giảm, lợi nhuận sau thuế chưa phân phối luôn ở mức âm. Để biết rõ nguyên nhân chính gây nên việc kinh doanh thua lỗ của công ty, ta cần phân tích từng khoản trong báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh để biết công ty có doanh thu thế nào và quản lý chi phí doanh nghiệp.. ra sao.

Trước tiên là Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ

Bảng 2.14: Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ giai đoạn 2011- 2013 của công ty Cổ phần Đầu tư và Phát triển Vinapro

Đơn vị tính: Triệu đồng Chỉ tiêu 2011 2012 2013 Chênh lệch 2012/ 2011 Chênh lệch 2013/ 2012 Tuyệt đối % Tuyêt đối %

Doanh thu bán hàng và cung cấp

dịch vụ 389 436 487 46 10,7 51 10,5

Doanh thu thuần 389 436 487 46 10,7 51 10,5

Chi phí thuế TNDN 11 - - 100 - -

Lợi nhuận sau thuế TNDN 35 (168) (103) (204) (173) 64 38,4

(Nguồn: từ số liệu báo cáo tài chính)

Doanh thu chính của công ty có từ việc bán hàng và cung cấp dịch vụ. Công ty hầu như không có khoản thu tài chính và phi tài chính khác (trong năm 2013 có phát sinh doanh thu hoạt động tài chính nhưng chiếm tỷ không đáng kể). Trong năm 2012, doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ của công ty 10,7% so với năm 2011, tương ứng với số tiền tăng là 46 triệu đồng. Tiếp tục trên đà tăng nhẹ đó, năm 2013 doanh thu từ bán hàng và cung cấp dịch vụ của công ty tăng từ 436 triệu đồng tức tăng 10,5% so với năm 2012. Nguyên nhân chính của sự tăng lên đó là do công ty bán được hàng từ những chính sách bán hàng mới mẻ, hấp dẫn với khách hàng. Cụ thể là trong năm 2012 công ty đã tăng cường chiến dịch quảng cáo, marketing sản phẩm và những chính sách bán chịu hấp dẫn với khách hàng qua một số báo điện tử, tờ rơi… Năm 2013 ngoài quảng cáo trên các phương tiện truyền thông mạng internet công ty còn cử một số nhân viên kinh doanh đi giới thiệu sản phẩm, tìm kiếm khách

51

hàng tại một số địa điểm tiềm năng (như khu vực Chùa Bộc, Quán Thánh…), và nhận thêm một số gói thầu với những chính sách bán chịu hấp dẫn khách hàng. Dù doanh thu công ty tăng chưa nhiều nhưng cũng thể hiện phần nào việc công ty vận dụng những cơ hội và nắm bắt nhu cầu thị trường để nâng cao hiệu quả kinh doanh.

Đồng thời trong giai đoạn 2011- 2013 công ty không có bất kỳ khoản giảm trừ doanh thu nào, tương đương với tín hiệu đáng mừng việc công ty không có hàng bị trả lại, hàng kém chất lượng nhưng doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ 3 năm đều tăng với tốc độ đồng đều nhưng tăng chưa nhiều so với kỳ vọng của công ty. Chứng tỏ rằng công ty không có những đơn đặt hàng lớn, cũng như không có những chính sách khuyến khích sức mua của khách hàng. Điều này nói lên công ty cần có những chính sách bán hàng của công ty còn hiệu quả, thu hút khách hàng hơn nữa.

Thứ hai là giá vốn hàng bán:

Bảng 2.15: Giá vốn hàng bán giai đoạn 2011- 2013 của công ty Cổ phần Đầu tư và Phát triển Vinapro

Đơn vị tính: Triệu đồng Chỉ tiêu 2011 2012 2013 Chênh lệch 2012/ 2011 Chênh lệch 2013/ 2012 Tuyệt đối % Tuyêt đối % Giá vốn hàng bán 205 213 305 7 3.5 92 30.4

( Nguồn: Số liệu từ báo cáo tài chính)

Giá vốn hàng bán cũng đi lên theo doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ của công ty. Nhưng có xu hướng tăng mạnh hơn. Cụ thể là từ năm 2012 đến 2013, giá vốn hàng bán tăng đến 30,4% tương đương với mức tăng 92,833,969 đồng. Từ năm 2011- 2012 giá vốn hàng bán tăng ở mức nhẹ hơn 7% tức tăng 7,353,822. Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ của công ty tăng dẫn đến giá vốn hàng bán cũng tăng. Nhưng một điểm đáng chú ý là giá vốn hàng bán lại tăng mạnh và có tốc độ tăng nhanh hơn so với doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ chứng tỏ chính sách quản lý giá vốn hàng bán và nhập hàng của công ty còn nhiều bất cập.

Bằng chứng là việc nhập hàng các sản phẩm từ các nhà cung cấp với giá cao (cao hơn giá bán buôn của thị trường 1% đến 1,5%), lại không mua trực tiếp từ xưởng sản xuất nên giá bán ra thị trường của công ty không chênh lệch nhiều so với giá vốn hàng bán.

Nếu trong những năm tới tỷ lệ này càng tăng cao hơn nữa sẽ gây ra những tác động tiêu cực đến kết quả kinh doanh của công ty. Vì vậy công ty cần xem xét và

đưa ra những cách quản lý tốt hơn nữa về mục giá vốn hàng bán và tích cực tìm kiếm những nhà cung cấp sản phẩm giá cả hợp lý hơn.

Thứ ba là chi phí quản lý kinh doanh:

Bảng 2.16: Chi phí quản lý kinh doanh giai đoạn 2011- 2013 của công ty Cổ phần Đầu tư và Phát triển Vinapro

Đơn vị tính: Triệu đồng Chỉ tiêu 2011 2012 2013 Chênh lệch 2012/ 2011 Chênh lệch 2013/ 2012 Tuyệt đối % Tuyêt đối %

Chi phí quản lý kinh doanh 145 392 285 246 169 (106) (27,2)

(Nguồn: từ số liệu báo cáo tài chính)

Phải nói, với công ty, chi phí quản lý kinh doanh là vấn đề cần được đưa lên giải quyết đầu tiên. Bởi: trong giai đoạn 2012- 2013, chi phí quản lý kinh doanh của công ty chiếm tỷ trọng đến hơn 50% của doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ, và nhiều hơn lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ của công ty, dẫn đến chắc chắn trong 2 năm này công ty hoạt động bị lỗ.

Diễn biến của chi phí quản lý kinh doanh của công ty như sau. Năm 2011- 2012, chi phí quản lý kinh doanh tăng mạnh 169% và 246 triệu đồng. Năm 2012- 2013 có xu hướng giảm mức giảm 27,2% và 106 triệu đồng, nhưng chi phí này vẫn chiếm một khoản đáng kể trong công ty và là một trong những yếu tố gây ảnh hưởng trực tiếp tới lợi nhuận âm từ hoạt động kinh doanh của công ty.

Nguyên nhân chính dẫn chi phí quản lý kinh doanh cao vì công ty Cổ phần Đầu tư và Phát triên Vinapro là một công ty trẻ, mới trong thời gian đầu hoạt động, hơn nữa lĩnh vực kinh doanh về lắp đặt các thiết bị an ninh hoàn toàn không dễ tìm thị trường nên công ty khuyến khích việc đầu tư vào truyền thông, quảng cáo sản phẩm bằng nhiều cách, nhiều phương tiện nên tốn kém nhiều tiền bạc, thời gian và lương người lao động. Công ty cũng có chính sách đãi ngộ với những nhân viên tích cực, trung thành với công ty từ những ngày đầu hoạt động, cộng với một số chi phí khác như chi phí thuê văn phòng, chi phí điện nước, khấu hao máy móc thiết bị… cũng góp phần đẩy chi phí quản lý kinh doanh tăng cao. Số liệu từ nguồn từ phòng kế hoạch đầu tư cung cấp: Trong giai đoạn 2011- 2013, hầu hết các chi phí văn phòng, tiếp thị quảng cáo, đãi ngộ nhân viên đều có xu hướng tăng: Đặc biệt là vảo năm 2012 khi công ty quyết định đầu tư mở rộng thị trường, sản phẩm. Thể hiện ở chi phí thuê văn phòng tăng 1,5 triệu/ tháng vì công ty tăng thêm một văn phòng giao dịch khách hàng; chi phí điện nước tăng trung bình 0,3tr/ tháng, nhất là vào thời gian

53

tháng 6-7 công ty sử dụng thêm điều hòa; ngoài những chi phí trên công ty còn quyết định động viên cán bộ nhân viên công ty bằng thưởng trên sản phẩm bán ra và tổ chức liên hoan… Đặc biệt là chiến dịch tìm kiếm khách hàng, mở rộng địa bàn sản phẩm của công ty đã tốn kém rất nhiều chi phí của công ty.

Nhận thấy chi phí quản lý kinh doanh tăng mạnh, công ty đã có một số chính sách tiết kiệm ( như tắt bớt điện, hạn chế sử dụng điều hòa, giấy mực in…), tạm thời ngưng chiến dịch quảng cáo của năm 2012 nên vào 2013, chi phí quản lý kinh doanh của công ty đã giảm rõ rệt.

Thứ tư là lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh:

Bảng 2.17: Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh giai đoạn 2011- 2013 của công ty Cổ phần Đầu tư và Phát triển Vinapro

Đơn vị tính: Triệu đồng Chỉ tiêu 2011 2012 2013 Chênh lệch 2012/ 2011 Chênh lệch 2013/ 2012 Tuyệt đối % Tuyêt đối %

Lợi nhuận từ hđ kinh doanh 47 (168) (103) (0) (218) 64 38.4

(Nguồn: từ số liệu báo cáo tài chính)

Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh của công ty bị ảnh hưởng rất xấu bởi khoản giá vốn hàng bán và chi phí hoạt động kinh doanh quá lớn. Kết quả là khoản này trong 2 năm 2012- 2013, công ty hoạt động bị lỗ. Trong năm 2011, doanh nghiệp hoạt động vẫn có lợi nhuận, cụ thể là 47 triệu đồng. Chứng tỏ công ty có dòng lợi nhuận không ổn định, tăng giảm không đồng đều qua các năm. Năm 2012 do chi phí quản lý kinh doanh tăng mạnh, lợi nhuận thuần công ty giảm mạnh, xuống âm 168 triệu đồng. Năm 2013, doanh thu thuần từ hoạt động kinh doanh của công ty có tăng nhẹ so với năm 2012, nhưng vẫn mang dấu âm, cụ thể là âm 103 triệu đồng. Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế:

Vì công ty không có khoản thu nhập khác và chi phí khác nên khoản lợi nhuận ké toán trước thuế bằng nguyên lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh.

Biểu đồ 2.3: Lợi nhuận sau thuế TNDN giai đoạn 2011- 2013 của công ty Cổ phần Đầu tư và Phát triển Vinapro

Đơn vị tính: Triệu đồng

(Nguồn: từ số liệu báo cáo tài chính)

Cũng như lợi nhuận thuần từ hỏa động kinh doanh, lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp của công ty có xu hướng tăng giảm không đồng đều. Cụ thể, giảm mạnh vào giai đoạn 2011- 2012, tăng nhẹ vào 2012- 2013. Năm 2012, 2013 doanh nghiệp có tổng lợi nhuận kế toán trước thuế bằng lợi nhuận kế toán sau thuế ( vì doanh nghiệp kinh doanh không lợi nhuận, thuế thu nhập doanh nghiệp bằng 0 đồng). Cụ thể lần lượt là âm 168 triệu đồng và âm 103 triệu đồng. Năm 2011, doanh nghiệp nộp 25% thuế thu nhập doanh nghiệp, nên khoản lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp còn lại là 35 triệu đồng.

Tóm lại, trong những năm tới, công ty nên có những chính sách giảm tối đa chi phí, tìm kiếm nhà cung cấp tốt hơn, có thể có thêm những đầu tư thông minh mới để nâng cao nâng cao hoạt động doanh thu tài chính và mục đích cuối cùng là nâng cao lợi nhuận của doanh nghiệp, tránh tình trạng lợi nhuận âm như trong giai đoạn 2012- 2013.

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp Phân tích tình hình tài chính công ty cổ phần đầu tư & phát triển VINAPRO (Trang 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(82 trang)