Định hướng phát triên VTHKCC bằng xe buýt của Hà Nội đến năm 2010 và đến năm 2020.

Một phần của tài liệu đồ án giao thông vận tải đề xuất các phương án cải thiện chất lượng dịch vụ vận tải hành khách trên tuyến xe buýt 13 (bến xe kim mã - cổ nhuế) (Trang 61)

năm 2020.

Tính đến hết năm 2008 thì toàn bộ mạng lưới VTHKCC ở Hà Nội đã vận chuyển được hơn 404,5 triệu lượt hành khách, vượt 23% kế hoạch. Điều đó thể hiện công tác tổ chức và quản lý mạng lưới VTHKCC đã có nhiều sự chuyển biến và đem lại thành công lớn cho vận tải công cộng trong năm qua. Cùng với sự ra đời của các tuyến xe buýt xã hội hoá, tổng công ty vận tải Hà Nội cũng đã đầu tư thêm các phương tiện và tổ chức, điều chỉnh một số tuyến cho phù hợp với thực tế. Tuy nhiên, để tăng được tần xuất phục vụ cho xe buýt và tăng số lượng người sử dụng phương tiện xe buýt thay cho phương tiện cá nhân để làm giảm ô nhiễm môi trường và tiết kiệm chi phí thì còn phụ thuộc rất nhiều vào chất lượng dịch vụ VTHKCC, khả năng xây dựng, cải tạo các tuyến phố trong các quận nội thành, đặc biệt là các khu vực tập trung đông dân cư nhưng mặt cắt ngang đường không cho phép xe buýt hoạt động hoặc các đường này bị lấn chiếm thu hẹp mặt cắt ngang đường.

Đối với những tuyến đường có lưu lượng giao thông lớn, hiện nay đã bố trí làn đường chạy riêng cho những tuyến này. Những làn đường chạy riêng này có đủ chiều rộng cần thiết để thoả mãn tốc độ chạy xe phù hợp và đáp ứng được nhu cầu đi lại của người dân.

a. Giai đoạn từ năm 2006 đến năm 2010

Đến năm 2010, vận tải hành khách công cộng cần đạt được chỉ tiêu vận chuyển được khoảng 30 – 35% lưu lượng hành khách. Theo số liệu dự báo đến năm 2010, số chuyến đi trong 7 quận nội thành là 2,82 triệu khách/ngày tương đương với 1030 triệu khách/năm. Các chuyến đi của toàn thành phố đạt 7.447 triệu lượt người/ngày, tương đương 2.718 tỷ lượt hành khách/năm. Khi đó lưu lượng hành khách đi bằng phương tiện giao thông công cộng tương ứng với 30% và 35% số chuyến đi trong nội thành, dao động trong khoảng 308,5 triệu đến 360 triệu lượt khách/năm gấp khoảng gần 3 lần năm 2003. Nếu tính chung cho toàn thành phố thì vận tải hành khách công cộng muốn đạt chỉ tiêu vận chuyển được 30 – 35% khối lượng vận chuyển thì cần vận chuyển được với lưu lượng hành khách tương ứng là 815 – 951 triệu lượt hành khách 1 năm gấp 5,4 – 6,3 lần năm 2003. Để tăng cường khả năng vận tải bằng xe buýt thì ngoài việc đưa thêm các tuyến xe buýt mới vào hoạt động, điều chỉnh lại các tuyến xe buýt đang hoạt động cần đưa vào sử dụng loại phương tiện vận tải hành khách công cộng có khối lượng lớn. Phủ khắp mạng lưới xe buýt ở tất cả các đường phố có đủ chiều rộng chạy xe; Đưa vào khai thác những tuyến đường xe buýt chạy riêng ở những tuyến đường có nhu cầu đi

lại lớn, những tuyến đường đã tổ chức làn xe buýt chạy riêng nếu được thay bằng loại phương tiện khác có năng lực vận chuyển lớn hơn sẽ không dùng làn xe buýt chạy riêng nữa.

Bảng 3.1: Kế hoạch vận chuyển hành khách bằng xe buýt cho 2 phương án vận chuyển đến năm 2010

TT Chỉ tiêu Chỉ số khai thác của

xe bus (HK.Km) Tỷ lệ (%)

Số lượng đầu xe

Phương án xe buýt vận chuyển 22% khối lượng HK toàn thành phố

1 Loại xe buýt chuẩn 7000 60% 775

2 Loại xe buýt trung bình 2520 30% 1100

3 Loại xe buýt nhỏ 1280 10% 710

Cộng 2585

Phương án xe buýt vận chuyển 30% khối lượng HK toàn thành phố

1 Loại xe buýt chuẩn 7000 60% 1050

2 Loại xe buýt trung bình 2520 30% 1470

3 Loại xe buýt nhỏ 1280 10% 960

Cộng 3480

Nguồn:(Quy hoạch chi tiết giao thông thủ đô Hà Nội đến năm 2020 – TEDI 2002)

Nhìn vào bảng trên ta thấy phương án vận chuyển 30% khối lượng HK toàn thành phố so với phương án vận chuyển 22% khối lượng HK toàn thành phố có sự khác biệt về số lượng đầu xe phục vụ trong quá trình vận chuyển.Khi khối lượng vận chuyển lớn cần 1 lượng xe buýt phục vụ cũng lớn và đi kèm theo đó là công tác tổ chức quản lý, cơ sở hạ tầng phục vụ trong quá trình xe buýt hoạt động.Đối với những tuyến đường có mật độ giao thông lớn, khu trung cư, trường học cần có xe buýt loại tiêu chuẩn cỡ lớn để chuyên chở HK.

b. Giai đoạn từ năm 2011 đến 2020

Quy hoạch phát triển giao thông vận tải Hà Nội định hướng đến năm 2020 là vận chuyển hành khách bằng xe buýt đạt 25% ÷ 30% tổng lưu lượng các chuyến đi trong đô thị.

Theo số liệu dự báo đến năm 2020, tổng số các chuyến đi trong các quận nội thành (7 quận) là khoảng 2.853 triệu lượt hành khách/ngày, tương đương khoảng 1.04 tỷ lượt hành khách/năm; các chuyến đi toàn thành phố là 9.246 triệu lượt hành khách/ngày, tương đương với 3.37 tỷ lượt chuyến đi/năm. Từ đó ta có 30% khối lượng các chuyến đi trong một năm của 62

7 quận nội thành và toàn thành phố sẽ tương ứng với số chuyến đi trong 1 năm là 312 triệu và 1.012 tỷ lượt người. Trong một năm xe buýt vận chuyển được khoảng gần 400 triệu lượt hành khách, đó là chưa kể lưu lượng hành khách của các quận mới thành lập, khách vãng lai và khách đi qua thành phố Hà Nội. Nếu chỉ tính cho 7 quận nội thành thì cơ sở hạ tầng của đường bộ phải được cải thiện, nâng cấp triệt để kể cả về quy mô cũng như phân bổ mạng lưới đường mới có thể đáp ứng đủ nhu cầu vận tải hành khách công cộng lúc đó. Khi đó đưa mật độ phủ của mạng lưới xe buýt lên 3,6 km/km2 ở 7 quận nội thành và 1,5 ÷ 1,76 km/km2 trong toàn thành phố. Đối với khu đô thị mới vùng phía Bắc sông Hồng mật độ đường cho vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt là 1 km/km2; khu vực Sóc Sơn và khu vực huyện Đông Anh là 2 km/km2 tương đương với 670 km đường có xe buýt hoạt động.

Trong khu vực 7 quận nội thành, mạng lưới đường bộ đến năm 2020 được xây dựng khá hoàn chỉnh theo quy hoạch và những năm sau sẽ phát triển thêm không nhiều, khả năng vận chuyển hành khách công cộng bằng xe buýt trong khu vực này tăng hơn khối lượng vận chuyển của năm 2010 không lớn. Trong khi đó, khối lượng các chuyến đi ở khu vực lân cận vào nội thành tăng lên nên việc vận chuyển hành khách bằng xe buýt sẽ không thể đáp ứng thêm được nữa.

Mạng lưới xe buýt chỉ có thể được bổ sung đối với các đô thị mới xây dựng. Hạ tầng giao thông đường bộ phụ thuộc vào khả năng xây dựng và quản lý giao thông đô thị trong tương lai. Đây là vấn đề mấu chốt quyết định trong việc thu hút hành khách sử dụng phương tiện giao thông công cộng và xe buýt đóng vai trò quan trọng đồng thời góp phần vào việc giảm số lượng sở hữu xe tư nhân.

Đến năm 2020, mạng lưới vận tải hành khách công cộng phụ thuộc rất nhiều vào đường sắt nội đô, luồng vận chuyển hành khách công cộng có khối lượng lớn sẽ do đường sắt đảm nhiệm. Xe buýt là phương tiện kết nối các khu vực dân cư không có mạng lưới đường sắt đô thị với các ga của đường sắt đô thị. Những khu vực có lưu lượng hành khách vừa và nhỏ vẫn do xe buýt đảm nhiệm. Ga đường săt đô thị sẽ là điểm trung chuyển của các loại phương tiện vận tải hành khách công cộng.

Bảng 3.2: Kế hoạch vận chuyển hành khách bằng xe buýt cho 2 phương án vận chuyển đến năm 2020

TT Chỉ tiêu Chỉ số khai thác của

xe bus (HK.Km) Tỷ lệ (%)

Số lượng đầu xe

Phương án xe buýt vận chuyển 22% khối lượng HK toàn thành phố

1 Loại xe buýt chuẩn 7000 60% 1490

2 Loại xe buýt trung bình 2520 32% 2200

3 Loại xe buýt nhỏ 1280 8% 1085

Cộng 4775

Phương án xe buýt vận chuyển 30% khối lượng HK toàn thành phố

1 Loại xe buýt chuẩn 7000 60% 1785

2 Loại xe buýt trung bình 2520 32% 2640

3 Loại xe buýt nhỏ 1280 8% 1300

Cộng 5725

Nguồn:(Quy hoạch chi tiết giao thông thủ đô Hà Nội đến năm 2020 – TEDI 2002)

Qua phân tích có thể đưa ra một số nhận xét sau:

+ Đến năm 2010, do khả năng đầu tư mở rộng và làm mới mạng lưới đường bộ trong các khu đô thị trong 7 quận nội thành của thành phố, đặc biệt là những quận có mật độ đường cho xe buýt hoạt động còn thấp như quận Cầu Giấy, quận Tây Hồ, quận Thanh Xuân và quận Đống Đa. Đưa mật độ đường có thể chạy xe buýt trong 7 quận nội thành lên 3,3 km/km2 và khu vực đô thị Bắc sông Hồng bao gồm cả Đông Anh và Sóc Sơn lên 0,5km/km2 (Theo quy hoạch thì đến năm 2010, mật độ đường chính và đường liên khu vực huyện Đông Anh là 0,67km/km2) đồng thời mật độ của toàn thành phố lên 1km/km2. Vận tải hành khách công cộng phấn đấu đáp ứng từ 22% đến 25% tổng lưu lượng hành khách toàn thành phố tức là vận chuyển được từ 600 triệu đến 680 triệu hành khách/năm. Nếu vượt quá khối lượng này thì mạng lưới xe buýt sẽ không thể đáp ứng được nhu cầu của người dân mà phải lựa chọn thêm loại phương thức vận tải công cộng khác hoặc dựa trên cơ sở kinh nghiệm tổ chức các tuyến xe buýt có làn xe chạy riêng bổ sung thêm 3 tuyến có lưu lượng khách lớn khi chưa có đủ điều kiện xây dựng đường sắt đô thị.

+ Năm 2020, từ quy hoạch mạng lưới đường bộ của thành phố Hà Nội cho thấy khả năng vận chuyển của mạng lưới xe buýt chỉ đạt khoảng 850 triệu lượt hành khách/năm. Nếu vượt quá khối lượng này thì mạng lưới vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt sẽ quá tải và mạng lưới đường bộ sẽ bị tắc nghẽn. Theo dự báo đến năm 2020 cần xây dựng từ 3 đến 5 tuyến đường sắt đô thị. Mạng lưới xe buýt sẽ đóng vai trò chính trong các khu vực và các tuyến đường có lưu lượng vừa và nhỏ đồng thời hỗ trợ và kết nối với hệ thống đường sắt nội đô. Đưa mật độ đường có xe buýt chạy lên 3,61km/km2 trong 7 quận nội thành, khu vực đô thị Bắc sông Hồng là từ 1km/km2 đến 2km/km2 và là 1,76km/km2 cho toàn thành phố. Để đáp ứng nhu cầu phát triển xe buýt thì việc phát triển mạng lưới đường bộ phải phát triển theo đúng quy hoạch đã đề ra.

Như chúng ta đã biết, hiện nay địa giới hành chính Hà Nội đã được mở rộng, việc mở rộng này vừa là cơ hội vừa là thách thức, khi nhu cầu sử dụng phương tiện giao thông công cộng tăng nhanh nhưng hạ tầng giao thông đô thị còn nhiều bất cập. Mở rộng mạng lưới, đưa xe buýt đến các vùng sâu, vùng xa để phục vụ nhân dân, tiếp tục nâng cao chất lượng phục vụ hành khách là những mục tiêu mà các doanh nghiệp vận tải đang thực hiện để giữ vững sản lượng và doanh thu, tạo dựng hình ảnh xe buýt đẹp và văn minh. Song song với việc mở các tuyến xe buýt mới, việc nâng cao chất lượng phục vụ hành khách trên xe buýt được triển khai tại các doanh nghiệp đây là nhiệm vụ trọng tâm và thường xuyên, vừa mang tính cấp bách, vừa mang tính lâu dài, với bốn mục tiêu gồm nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công nhân, viên chức trực tiếp tiếp xúc với khách hàng, nâng cao chất lượng đoàn phương tiện, nâng cao chất lượng mạng lưới xe buýt và ứng dụng tiến bộ kỹ thuật công nghệ vào điều hành, quản lý để đem lai điều kiện tốt nhất cho hành khách khi đi lại bằng phương tiện VTHKCC.

Một phần của tài liệu đồ án giao thông vận tải đề xuất các phương án cải thiện chất lượng dịch vụ vận tải hành khách trên tuyến xe buýt 13 (bến xe kim mã - cổ nhuế) (Trang 61)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(83 trang)
w