Tình hình sản xuất kinh doanh trên tuyến.

Một phần của tài liệu đồ án giao thông vận tải đề xuất các phương án cải thiện chất lượng dịch vụ vận tải hành khách trên tuyến xe buýt 13 (bến xe kim mã - cổ nhuế) (Trang 30)

Hiện nay các thành phố lớn đều chú trọng tới việc phát triển mạng lưới VTHKCC, đó là một trong những giải pháp hiệu quả trong việc hạn chế sự gia tăng phương tiện giao thông cá nhân, hạn chế tắc đường, ô nhiễm môi trường… Hà Nội là một đô thị lớn nên vấn đề về phát triển mạng lưới VTHKCC là hết sức quan trọng. Với những nỗ lực của các nhân viên phục vụ tuyến buýt 13 cũng như của xí nghiệp buýt 10 – 10, tổng công ty vận tải Hà Nội thì kết quả kinh doanh sau đã nói lên phần nào vai trò của VTHKCC. Dưới đây là bảng số liệu kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của tuyến buýt 13 trong 3 năm trở lại đây:

Bảng 2.6. Kết quả sản xuất kinh doanh trên tuyến buýt 13 Kim Mã – Cổ Nhuế (HVCS) ST

T

Chỉ tiêu Đơn vị Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008

1 Tổng khách HK 361.158 524.266 1.893.133

2 Tổng lượt xe thực hiện Lượt 45.874 45.990 50.274

3 Doang thu 1000đ 322.463 468.095 1.695.751

(Nguồn: Báo cáo kết quả sản xuất kinh doanh 10-10) Đề tài đưa ra một phép so sánh giữa tuyến buýt 13 và tuyến buýt 12 ( Kim Mã – Văn Điển). Lý do đề tài lấy tuyến 05 ra so sánh vì giữa 2 tuyến buýt này có sự giống nhau về điểm đầu xuất phát đều từ bến xe Kim Mã, cự ly tuyến (13,8 km), và sức chứa của xe 12 là 24 chỗ ít hơn sức chứa của xe 13 là 30 chỗ.

Bảng 2.7. Lượng hành khách vận chuyển của tuyến buýt 12 (Kim Mã – Văn Điển).

STT T

Chỉ tiêu Đơn vị Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008

1 Tổng khách HK 630.089 619.447 807.013 1.303.864

2 Doanh thu 1000đ 1.508.369 1.462.759 1904551 3.235.145

(Nguồn: Trung tâm quản lý và điều hành giao thông đô thị Hà Nội)

Hình 2.3. Biểu đồ so sánh tổng hành khách vận chuyển của tuyến 13 với tuyến 12.

Nhận xét: Nhìn vào biểu đồ ta thấy các năm từ 2005 đến cuối 2007 thì lượng khách vận chuyển của tuyến 12 đều lớn hơn tuyến buýt 13. Sở dĩ có điều này là do lộ trình tuyến buýt 13 thời điểm đó là quá ngắn (Bến xe Kim Mã – Bến xe Mỹ Đình với cự ly tuyến 9,6km), số điểm dừng đỗ ít (10 điểm) và không đi qua nhiều vùng phát sinh. Bắt đầu từ cuối năm 2007 đến hết năm 2008 sau khi đã thay đổi lộ trình trên tuyến buýt 13 thành bến xe Kim Mã – Cổ Nhuế, cự ly tuyến đã tăng lên (13,8km), số điển dừng đỗ tăng thành 22 điểm dừng và đi qua nhiều khu vực thu hút phát sinh như: Kí túc xá đại học Sư Phạm 1, kí túc xá đại học Ngoại Ngữ, công viên Nghĩa Đô, Bảo tàng dân tộc học, đại học Thương Mại. Điều này đã làm tăng lượng hành khách vận chuyển trên tuyến buýt 13.

Hình 2.4. Biểu đồ so sánh doanh thu của tuyến buýt 13 với xí nghiệp buýt 10 - 10

Qua các bảng kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh và các biểu đồ so sánh với xí nghiệp buýt 10 -10 ta thấy:

- Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh trên tuyến 13 còn thấp.

- Có sự gia tăng lượng hành khách vận chuyển và doanh thu theo từng năm trên tuyến 13. Tăng nhanh nhất vào năm 2008.

Nguyên nhân của hiện trạng trên là: Ta thấy có sự ra tăng về doanh thu cũng như hành khách là do có sự thay đổi về lộ trình tuyến ( cuối tháng 10 năm 2007) nên đã thu hút được nhiều hơn lượng hành khách đi tuyến buýt này.

Cụ thể:

Lộ trình tuyến 13 cũ: cự ly tuyến 9,6km

- Chiều đi: Bến xe Kim Mã - Nguyễn Thái Học - Giảng Võ - Láng Hạ - Cầu Hòa Mục - Lê Văn Lương - Hoàng Đạo Thúy - Trần Duy Hưng - Phạm Hùng - Bến xe Mỹ Đình Văn Lương - Hoàng Đạo Thúy - Trần Duy Hưng - Phạm Hùng - Bến xe Mỹ Đình

- Chiều về: Bến xe Mỹ Đình - Phạm Hùng - Trần Duy Hưng - Hoàng Đạo Thúy - Lê Văn Lương - Cầu Hòa Mục - Láng Hạ - Giảng Võ - Giang Văn Minh - Bến xe Kim Mã Lương - Cầu Hòa Mục - Láng Hạ - Giảng Võ - Giang Văn Minh - Bến xe Kim Mã

Hình 2.5. Lộ trình tuyến 13 cũ: Bến xe Kim Mã – Bến xe Mỹ Đình

( Nguồn: Trung tâm quản lý và điều hành giao thông đô thị Hà Nội).

Hình 2.6. Lộ trình tuyến 13 mới: Bến xe Kim Mã - Cổ Nhuế (HVCS).

Lộ trình tuyến sau khi được thay đổi đã có sự gia tăng về số lượng điểm dừng đỗ (từ 10 điểm lên 22 điểm), và đáp ứng phần nào nhu cầu hành khách ở khu vực xã Cổ Nhuế và khu vực lân cận.Theo đánh gia chung thì lộ trình tuyến như vậy đã hợp lý hơn so với trước kia. Tuyến đi qua nhiều nơi thu hút như: công viên Thủ Lệ, công viên Nghĩa Đô, bảo tàng dân tộc học, các trường đại học Thương mại, cao đẳng sư phạm Hà Nội, trung cấp công nghệ Nguyễn Bỉnh Khiêm, kí túc xá đại học ngoại ngữ, kí túc xá đại học sư phạm, trường THCS 33

Nghĩa Tân. Điều này được thể hiện phần nào qua kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh trên tuyến đã tăng lên sau khi điều chỉnh lộ trình tuyến như đánh giá ở hình 2.3.

Một phần của tài liệu đồ án giao thông vận tải đề xuất các phương án cải thiện chất lượng dịch vụ vận tải hành khách trên tuyến xe buýt 13 (bến xe kim mã - cổ nhuế) (Trang 30)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(83 trang)
w