4.2.1. Đánh giá mức độ nhiễm Coliforms trong các mẫu nước không đóng chai
Hình 4.3: Mức độ nhiễm Coliforms trong các mẫu nước không đóng chai Dựa vào hình 4.3, chúng tôi nhận thấy rằng tất cả các mẫu nước không đóng chai đều bị nhiễm Coliforms với tỷ lệ rất cao. Mẫu nước mía và nước rau má tỷ lệ nhiễm Coliforms là 100% tổng số mẫu khảo sát. Mẫu nước sâm tuy có mật độ nhiễm thấp so với hai mẫu còn lại nhưng cũng chiếm tỷ lệ cao tới 66,67% tổng số mẫu khảo sát. Tất cả các mẫu nước trên đều có tỷ lệ nhiễm (xem bảng 1 – phụ lục)
vượt tiêu chuẩn cho phép của Bộ Y tế đưa ra đối với chỉ tiêu Coliforms là không nhiễm.
Việc bị nhiễm có thể do sử dụng nguồn nước không đảm bảo vệ sinh vẫn còn chứa các vi sinh vật gây hại, việc chế biến các loại nước giải khát không đóng chai không tuân thủ theo quy trình sản xuất, tay người bán không được vệ sinh sạch sẽ, việc sử dụng các thùng, xô, chậu, các ly...chứa không được rửa sạch. Trong quá trình bày bán hay lưu trữ không đậy nắp các thùng chứa cũng có thể làm nhiễm vi sinh gây hại, lượng nước dư thừa có thể được sử dụng lại để bán cho ngày hôm sau. Trong quá trình vận chuyển có thể làm nhiễu nước ra ngoài nên có thể gây nhiễm. Ngoài ra, việc sử dụng các nguyên liệu mía cây, lá rau má, lá sâm có thể không được cạo hay rửa sạch cũng là nguyên nhân có thể dẫn đến sự nhiễm vi sinh.
Coliforms là một vi sinh vật chỉ thị an toàn, do đó sự hiện diện của Coliforms cao trong mẫu nên óc thể sẽ có sự hiện diện của một số vi sinh vật gây bệnh đường ruột trong mẫu.
4.2.2. Đánh giá mức độ nhiễm E.coli trong các mẫu nước không đóng chai
Từ hình 4.4, chúng tôi nhận thấy rằng trong 3 loại mẫu khảo sát có đến 2 loại mẫu là nước rau má và nước mía bị nhiễm E.coli với các tỷ lệ nhiễm khác nhau. Trong khi đó, mẫu nước sâm mặc dù có tỷ lệ nhiễm Coliforms cao (66,67%) nhưng không bị nhiễm E.coli.
Mẫu nước sâm bị nhiễm Coliforms nhưng không bị nhiễm E.coli điều đó có thể do nước sâm là loại nước giải khát được chế biến có qua quá trình gia nhiệt nên có thể làm chết các vi sinh vật gây bệnh. Trong khi đó, mẫu nước rau má và nước mía đều bị nhiễm (xem bảng 1 – phụ lục) không đạt tiêu chuẩn cho phép của Bộ Y tế, có thể do nhiều nguyên nhân yếu tố khác nhau chẳng hạn việc sử dụng và xử lý nguồn nước chưa thực sự đúng quy định về an toàn vệ sinh nước uống vẫn còn chứa các vi sinh vật gây hại, lá rau má bám dính đầy bụi bẩn có thể không được ngâm và chỉ rửa rất sơ sài, cây mía được cắt khúc bằng dao dơ bẩn, việc cạo rửa sơ sài, máy xay sinh tố, ly đựng, chai hay thùng chứa bám nhiều cáu bẩn, không khí bụi bặm gió thổi bám vào các dụng cụ không được rửa sạch, người đứng bán mặc trang phục có thể dơ bẩn nên vẫn có thể gây nhiễm, việc không đậy nắp hay đậy nắp xơ xài cũng có thể gây nhiễm vi sinh và lượng nước dư không bán hết được để lại cũng có thể làm nhiễm. Ngoài ra, quá trình vận chuyển cũng có thể làm nhiễm các vi sinh vật có hại. Trong mía còn có đường saccharose dễ bị thủy phân thành đường glucose – một sản phẩm giàu năng lượng và dễ bị đồng hóa. Vì thế mía là môi trường thuận lợi cho sự phát triển của các vi sinh vật gây hại, do đó mía dễ bị hư.
4.3. Đánh giá mức độ nhiễm Coliforms và E.coli trong các mẫu nước đóng chai chai
Các mẫu nước đóng chai khảo sát không nhiễm hai loại vi sinh vật gây bệnh đó là E.coli và Coliforms. Do vậy, các sản phẩm nước uống đóng chai này đều đạt tiêu chuẩn cho phép của Bộ Y tế về vệ sinh an toàn thức uống. Các mẫu nước đóng chai này không bị nhiễm Coliforms lẫn E.coli có thể là do các doanh nghiệp luôn
luôn chú trọng tới việc vệ sinh sạch sẽ các trang thiết bị máy móc, thiết bị chiết chai, các chai nhựa được rửa sạch, thao tác chiết rót hoàn toàn vô trùng, các sản phẩm khi được lấy để tiến hành khảo sát vẫn còn trong thời hạn sử dụng. Ngoài ra, nguồn nước sử dụng có thể đã được xử lý tốt bằng các phương pháp hiện đại như sử dụng ozon, tia UV hay lọc thẩm thấu ngược nhằm tránh sự nhiễm hay sót lại các vi sinh vật gây hại.
Theo TCVN tất cả các mẫu nước giải khát không đóng chai đều bị nhiễm vi sinh vật gây hại vượt tiêu chuẩn cho phép. Điều này chứng tỏ rằng các sản phẩm nước uống không đóng chai được bày bán khắp đường phố đều chứa trong nó những nguy cơ gây nhiễm cao, có thể ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe người tiêu dùng. Lý giải cho vấn đề này có thể do ý thức của người dân cứ “ngon, bổ, rẻ” là dùng. Bên cạnh đó, việc chế biến những loại thức uống kiểu này rất sơ sài, sử dụng nguồn nước không đảm bảo vệ sinh quy định, việc xử lý vi sinh đối với các nguồn nước chưa thực sự được chú trọng, các dụng cụ chứa đựng nước bám nhiều cáu bẩn, có thể do không đậy nắp các thùng hay chai, lọ chứa làm cho các vi sinh vật tồn tại trong không khí, đất, nước xâm nhiễm dễ dàng. Các nguyên liệu đầu vào dùng trong chế biến không được ngâm và rửa sạch, thao tác từ tay người bán cũng có thể làm nhiễm vi sinh, việc bảo quản hay vận chuyển không an toàn, lượng nước dư không bán hết có thể được trữ lại để hôm sau bán tiếp.
Trong khi đó tất cả các mẫu nước đóng chai đều đạt tiêu chuẩn quy định của Bộ Y tế, tức là mức độ nhiễm Coliforms và E.coli đều không có. Để đạt được kết quả này, các doanh nghiệp luôn tiến hành kiểm soát chặt chẽ quá trình sản xuất cũng như việc vệ sinh sạch sẽ các trang thiết bị, máy móc, dụng cụ thùng, chai, lọ chứa. Đồng thời kiểm soát chặt chẽ việc thanh trùng sản phẩm, quá trình việc vận chuyển và bảo quản không để xảy ra hiện tượng rò rỉ có thể làm nhiễm.
Điều này chứng tỏ rằng, việc bày bán các nước loại nước giải khát không đóng chai trên khắp đường phố quận Bình Thạnh không đạt chuẩn vệ sinh thực
phẩm đồ uống, việc người dân sử dụng có thể có nguy cơ nhiễm các mầm bệnh như tiêu chảy, ói mửa, đau bụng… rất cao chứ chưa nói gì tới chất lượng “trời ơi” của những sản phẩm này. Trong khi đó, các loại nước giải khát đóng chai thuộc các thương hiệu nổi tiếng khác luôn luôn đảm bảo không chỉ vệ sinh thực phẩm mà còn cả về chất lượng thức uống.