Nhóm giải pháp về xây dựng lực lượng kiểm tra sau thông quan

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao năng lực Kiểm tra sau thông quan tại Cục Kiểm tra sau thông quan – Tổng cục Hải quan (Trang 47)

- Cập nhật các thông tin về kết quả kiểm tra vào hệ thống cơ sở dữ liệu theo

3.2.2.Nhóm giải pháp về xây dựng lực lượng kiểm tra sau thông quan

THÔNG QUAN – TỔNG CỤC HẢI QUAN

3.2.2.Nhóm giải pháp về xây dựng lực lượng kiểm tra sau thông quan

Đi vào hoạt động được gần 10 năm, với nhiều chính sách, kiến nghị về tuyển dụng song rõ ràng nguồn lực trong ngành là rất hạn hẹp so với nhu cầu thực tế. Mặt khác, hoạt động kiểm tra sau thông quan có những đặc thù riêng yêu cầu cán bộ kiểm tra phải có lượng kiến thức sâu rộng đủ để đáp ứng nhu cầu của nhiệm vụ cũng là một khó khăn lớn. Một cán bộ kiểm tra sau thông quan cần phải có đủ những kỹ năng cơ bản về thu thập, phân tích, xử lý thông tin từ các nguồn như doanh nghiệp, các cơ quan, tổ chức có liên quan từ đó đưa ra những phán đoán chuẩn xác về những dấu hiệu, hành vi vi phạm, xác định đúng mục tiêu cần kiểm tra. Khi thực hiện cuộc kiểm tra sau thông quan các cán bộ phải vận dụng những kiến thức của mình trong những lĩnh vực như về ngân hàng, kế toán, văn bản pháp luật…để thuận lợi cho việc kiểm tra. Ví dụ như trong bước kiểm tra về các chứng từ, sổ sách kế toán, các chứng từ về chuyển khoản, L/C nếu không am hiểu về kế toán, ngân hàng, các phương thức thanh toán thì cán bộ không thể hiểu được những số liệu từ đó khó có thể phát hiện ra cách thức gian lận, khai sai để trốn thuế của các doanh nghiệp làm ăn bất chính.

Ngoài ra những cán bộ còn phải hiểu rõ về các thủ tục pháp lý, văn bản quy phạm pháp luật của Nhà nước về hải quan, quản lý thu thuế, luật tố tụng hình sự… Tất cả những yêu cầu này của ngành đòi hỏi các cán bộ phải luôn luôn trau dồi, học hỏi những kỹ năng, tích lũy kinh nghiệm để hoàn thành tốt nhiệm vụ tránh những tổn hại cho Nhà nước, cho ngành và cho phía bên doanh nghiệp.

Chính vì đặc thù riêng của chuyên ngành hải quan, kiểm tra sau thông quan mà cần phải có những chính sách tuyển dụng rộng hơn nữa. Mặc dù hàng năm, Tổng cục Hải quan cũng đưa ra các chính sách, chỉ tiêu tuyển dụng trong ngành, bao gồm cả kiểm tra sau thông quan song mỗi năm cũng chỉ tuyển dụng từ 1 đến 2 lần thậm chí không tuyển dụng trên diện rộng toàn quốc, và vì thế thực tế số lượng cán bộ vẫn chưa đáp ứng đầy đủ nhu cầu của ngành. Thiết nghĩ, Tổng cục cũng như Bộ tài chính nên tổ chức thêm nhiều lần tuyển dụng để tạo điều kiện tuyển dụng những cán bộ có năng lực, có phẩm chất và sự nhiệt tình với nghề. Đặc biệt, cần phải đưa ra những tiêu chuẩn để lựa chọn những cán bộ lãnh đạo, cán bộ công chức phù hợp.

Trong các cuộc thi tuyển dụng trong ngành hải quan các thí sinh dự thi đều phải thi 4 môn: kiến thức chung, kiến thức ngành, tin học và ngoại ngữ… những thí sinh trúng tuyển bước đầu đã có hiểu biết, kiến thức cơ bản nhưng phần lớn lại chưa có đủ kinh nghiệm làm việc và lúng túng trong ứng xử với doanh nghiệp. Vì thế cần phải tổ chức những lớp đào tạo về nghiệp vụ chuyên sâu, lớp đào tạo về kế toán, kế toán máy, ngân hàng, tin học…để phục vụ cho công tác điều tra.

Một vấn đề nữa là theo quy định thì các cán bộ hải quan cứ sau một thời gian công tác sẽ được luân chuyển sang các bộ phận khác. Điều này có được mặt thuận tiện là giảm thiểu được những tình trạng tham nhũng, lợi dụng chức quyền, hạch sách với doanh nghiệp tại những bộ phận nhạy cảm như khâu thông quan, kiểm tra trị giá tinh thuế. Song nó cũng gây những bất tiện không nhỏ, do những cán bộ đã làm quen với công việc, có những kinh nghiệm nhất định trong vị trí của mình thì sau một thời gian lại phải thuyên chuyển một lần, các cán bộ mới lại thiếu kinh nghiệm do đó, cần phải có những chính sách phù hợp để khắc phục.

Trong nền kinh tế thị trường hiện nay với sự phát triển như vũ bão của các loại hình kinh doanh xuất nhập khẩu, thì khối lượng công việc của kiểm tra sau thông quan tăng một cách đáng kể, áp lực công việc tăng cao. Đồng thời, kinh tế Việt Nam trong những năm gần đây gặp nhiều khó khăn, giá cả leo cao, lạm phát ngày một tăng dẫn đến lương bổng trong ngành chưa phù hợp, mới chỉ đáp ứng gần đủ với mức sống hiện tại. Do đó cần phải có những chính sách ưu đãi, tăng lương, khen phạt thích đáng cho cán bộ công viên chức trong ngành. Tăng lương cũng là một biện pháp khích lệ các cán bộ hoàn thành tốt nhiệm vụ.

Mặt khác cần phải hoàn chỉnh cơ cấu tổ chức, tăng cường nhân lực cho công tác kiểm tra sau thông quan:

- Về nâng cao nhận thức của cán bộ công chức hải quan: Cần phải tạo sự chuyển biến rõ rệt về quyết tâm chính trị cán bộ, công chức trước hết là lãnh đạo các cấp ngành Hải quan trong việc chuyển đổi mạnh mẽ tiến tới chuyển đổi căn bản phương thức quản lý từ kiểm tra trong thông quan sang kiểm tra sau thông quan bằng cách tuyên truyền, mở các lớp tập huấn giới thiệu về vai trò, ý nghĩa và yêu cầu của phương thức quản lý mới, đưa vào các tiêu chí thi đua khen thưởng hàng năm.

- Cần phải xây dựng kế hoạch thực hiện chiến lược cải cách, phát triển lĩnh vực kiểm tra sau thông quan trong giai đoạn 2011-2020.

- Về nhân lực, cần phải tăng cường biên chế cho lực lượng kiểm tra sau thông quan với 10% tổng biên chế toàn ngành để có đủ nhân lực làm việc với khối lượng công việc ngày một gia tăng.

- Về bố trí nhân sự trong lĩnh vực kiểm tra sau thông quan: Trên cơ sở tổ chức sắp xếp lại tổ chức bộ máy kiểm tra sau thông quan trong toàn ngành từ Tổng cục xuống các Cục hải quan tỉnh, thành phố theo hướng quản lý kết hợp chuyên sâu với quản lý theo địa bàn, song song với việc xây dựng chức năng, nhiệm vụ của các tổ chức này thì việc bố trí sắp xếp cán bộ kiểm tra sau thông quan có ý nghĩa hết sức quan trọng, quyết định đến hiệu quả của công tác kiểm tra sau thông quan. Mặt khác, do đặc thù hoạt động kiểm tra sau thông quan trong lĩnh vực trị giá, nên yêu cầu về khâu tuyển dụng, bố trí cán bộ kiểm tra sau thông quan phải dựa trên một số nguyên tắc sau:

+) Việc sắp xếp cán bộ phải đảm bảo chuyên môn hoá, tính chuyên nghiệp cao, về lâu dài phải hình thành một đội ngũ chuyên gia trong lĩnh vực kiểm tra sau thông quan.

+) Cán bộ làm công tác kiểm tra sau thông quan phải được đào tạo cơ bản về kinh tế, am hiểu hoạt động ngoại thương, các nguyên tắc định giá trong kinh doanh, nguyên tắc xây dựng giá thành sản phẩm hàng hóa, nắm vững công tác thực tế trong ngành đặc biệt là lĩnh vực chuyên môn có liên quan đến công tác kiểm tra sau thông quan như thủ tục hải quan, thuế, điều tra chống buôn lậu.

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao năng lực Kiểm tra sau thông quan tại Cục Kiểm tra sau thông quan – Tổng cục Hải quan (Trang 47)