Những thay đổi cụ thể

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao năng lực Kiểm tra sau thông quan tại Cục Kiểm tra sau thông quan – Tổng cục Hải quan (Trang 45)

- Cập nhật các thông tin về kết quả kiểm tra vào hệ thống cơ sở dữ liệu theo

THÔNG QUAN – TỔNG CỤC HẢI QUAN

3.2.1.2. Những thay đổi cụ thể

Đối với Luật Hải quan cần bổ sung thêm những nội dung như:

+ Cần phải bổ sung thêm những quy định về phương pháp xác định trị giá hải quan, đồng thời có dẫn chiếu đến các điều khoản của Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu về các phương pháp này. Sự thay đổi này trong các văn bản của Luật Hải quan sẽ cho thấy sự đồng bộ trong hệ thống văn bản pháp quy về trị giá hải quan, dẫn đến một cách hiểu thống nhất về hệ thống quản lý trị giá. Đồng thời, nội dung

này cũng đảm bảo sự thống nhất về mặt thuật ngữ, ngôn ngữ đối với trị giá hải quan trong lĩnh vực thủ tục quản lý hải quan và nghiệp vụ quản lý thuế.

+ Các quy định cơ bản có liên quan đến kiểm tra sau thông quan được quy định rất chung chung, chưa rõ ràng sẽ dẫn tới hiểu nhầm, hiểu sai về quy trình thực hiện kiểm tra sau thông quan. Ví dụ như Điều 32 Luật hải quan chỉ mới quy định về khái niệm kiểm tra sau thông quan, các trường hợp áp dụng kiểm tra sau thông quan, thời gian áp dụng và thẩm quyền quyết định, trách nhiệm của các bên có liên quan một cách sơ lược nhất. Cho đến hiện nay vẫn chưa ban hành văn bản quy phạm pháp luật hướng dẫn chi tiết về nghiệp vụ kiểm tra sau thông quan. Từ thực tế trên yêu cầu cần có một văn bản quy phạm pháp luật quy định chi tiết về kiểm tra sau thông quan tạo cơ sở pháp lý cho lực lượng kiểm tra sau thông quan thực hiện nhiệm vụ trong quá trình kiểm tra và tạo cơ sở pháp lý khi tranh tụng tại toà hành chính.

Đối với Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu và các văn bản hướng dẫn khác cần phải bổ sung, sửa đổi để cụ thể hóa các quy định về kiểm tra sau thông quan, nhất là về các phương pháp xác định trị giá. Cụ thể là:

Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu cần phải quy định cụ thể, chi tiết các phương pháp xác định trị giá hải quan. Đặc biệt, cần phải giải thích rõ ràng về các khái niệm sử dụng trong xác định trị giá hải quan. Ví dụ như: các khoản bảo đảm, các khoản điều chỉnh cộng (trừ), các khoản trợ giúp… Vì hệ thống quản lý trị giá hải quan theo Hiệp định xác định trị giá hải quan của Tổ chức thương mại thế giới (WTO) là một hệ thống hoàn toàn mới với nhiều thuật ngữ mới. Do vậy, để nắm bắt, am hiểu và vận hành hệ thống một cách chuẩn xác thì những thuật ngữ mới cần được giải thích đầy đủ, rõ ràng và bảo đảm nhất là được giải thích trong những điều khoản của các văn bản luật. Trên thực tế, nhiều thuật ngữ mới trong nghiệp vụ kiểm tra sau thông quan, mà đặc biệt là trong lĩnh vực trị giá hải quan đã được giải thích khá đầy đủ ở những văn bản hướng dẫn ( thông tư 205/2010/TT-BTC) nên có thể đưa vào các điều Luật.

- Đối với các văn bản hướng dẫn kỹ thuật nghiệp vụ của Ngành Hải quan Các văn bản hướng dẫn kỹ thuật nghiệp vụ trong lĩnh vực kiểm tra sau thông quan của Ngành Hải quan phải đảm bảo:

khi tiến hành kiểm tra sau thông quan tại cơ quan hải quan hay tại doanh nghiệp. +) Đơn giản, dễ hiểu để mọi công chức trực tiếp áp dụng đều hiểu theo một cách thức như nhau và áp dụng theo một quy trình, trật tự như nhau.

Để đáp ứng được những yêu cầu trên, ngày 14/07/2009 Tổng cục hải quan đã ban hành quyết định số 1383/QĐ-TCHQ về việc ban hành quy trình nghiệp vụ kiểm tra sau thông quan, kiểm tra thuế đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu. Tuy nhiên quy trình này được xây dựng trên cơ sở thông tư 74/2009/TT-BTC đã hết hiệu lực từ ngày 20/01/2011. Vì vậy, cần phải chuẩn hoá và đáp ứng tốt các yêu cầu trong điều kiện văn bản quy phạm pháp luật luôn có những thay đổi, bổ sung là tiêu chí cần xem xét khi xây dựng các quy trình nghiệp vụ nghiệp vụ kiểm tra sau thông quan.

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao năng lực Kiểm tra sau thông quan tại Cục Kiểm tra sau thông quan – Tổng cục Hải quan (Trang 45)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(60 trang)
w