Một ví dụ phân tích tài chính doanh nghiệp đối với một hợp đồng tín dụng

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng phân tích tài chính doanh nghiệp trong hoạt động cho vay tại Tổng công ty Tài chính Cổ phần Dầu khí (Trang 36)

Chương 2: Thực trạng công tác Phân tích tài chính Doanh nghiệp trong hoạt động cho vay tại PVFC

2.2.3 Một ví dụ phân tích tài chính doanh nghiệp đối với một hợp đồng tín dụng

2.2.3.1 Bước 1,2:

Khi nộp hồ sơ vay vốn, doanh nghiệp đã cung cấp cho PVFC các hồ sơ về hoạt động sản xuất kinh doanh của mình và các hồ sơ pháp lý có liên quan. Cán bộ tín dụng đã tiếp nhận hồ sơ tài chính do doanh nghiệp cung cấp, kiểm tra danh mục hồ sơ và nhanh chóng đề nghị doanh nghiệp bổ sung những tài liệu còn thiếu. Sau đó, CVRD đã trực tiếp xuống cơ sở hoạt động của doanh nghiệp, xác minh thông tin liên quan. Ngoài các thông tin từ các báo cáo tài chính mà doanh nghiệp cung cấp, CVTD còn thu thập thông tin từ trung tâm CIC, các TCTD và bạn hàng của doanh nghiệp.

Nhận xét: Quy trình thực hiện thu thập các báo cáo tài chính và các hồ sơ liên quan được các CVTD chú trọng thực hiện bao gồm thu thập các thông tin do nghiệp cung cấp và các nguồn thông tin khác có liên quan. Ngoài ra CVTD còn chú trọng đến tính xác thực của thông tin thông qua việc xác minh thực tế tình hình của doanh nghiệp. Điều này cho thấy tình hình thu thập thông tin về doanh nghiệp vay vốn tại PVFC là tương đối đầy đủ. Tuy nhiên, thực tế việc thu thập thông tin của CVTD còn gặp nhiều khó khăn và hạn chế. Thứ nhất, thông tin sử dụng để phân tích vẫn còn thiếu độ chính xác chưa cao một phần do doanh nghiệp vay vốn không cung cấp đầy đủ báo cáo trong 3 năm gần nhất mà chủ yếu là số liệu trong 2 năm tài chính, một số báo cáo trước khi cung cấp đã được chỉnh sửa phù hợp hoặc do hệ thống kế toán và kiểm toán nội bộ của công ty cố tính để sai lệch so với kết quả thực tế. Do đó, mặc dù CVTD đã thực hiện thu thập và xác minh thông tin nhưng cũng khó tránh khỏi rủi ro không phát hiện ra những che dấu của doanh nghiệp vay

vốn về tính hình sản xuất kinh doanh và lợi nhuận của doanh nghiệp, chính điều này sẽ làm giảm chất lượng của hệ thống các chỉ tiêu tài chính trong quá trình phân tích sau đó vì nguồn thông tin từ các báo cáo tài chính là nguồn thông tin sử dụng chủ yếu trong việc phân tích các chỉ số tài chính. Một phần nữa là do nguồn thông tin cần khai thác từ các TCTD gặp khó khăn do tính cạnh tranh trên thị trường giữa các tổ chức. Nguồn thông tin khai thác từ phía bạn hàng và các đối tác liên quan đến doanh nghiệp vay vốn còn phụ thuộc nhiều vào thiện chí của người cung cấp thông tin nên khai thác nguồn thông tin này cũng không đễ dàng đối với các CVTD.

2.2.3.2 Bước 3: Phân tích tổng quan về doanh nghiệp vay vốn

a) Tổng quan

- Tên doanh nghiệp: Công ty TNHH Liên doanh Ôtô Hòa Bình - Ngành hàng: thương mại

- Vốn chủ sở hữu: 165,016 tỷ VNĐ - Tổng tài sản: 261,308 tỷ VNĐ * Lịch sử hình thành:

- Được thành lập ngày 19/8/1991 do Ủy ban nhà nước hợp tác về đầu tư với vốn góp là 10.000.000 USD với tên gọi là Xí nghiệp liên doanh sản xuất ô tô Hòa Bình (Vietnam Motors Corp – VMC)

- Vốn điều lệ 13.350.000 USD - Ngành kinh doanh:

+ Lắp ráp, sản xuất các loại ô tô để tiêu thụ trong nước và xuất khẩu; + Bảo dưỡng, sửa chữa ô tô;

+ Nhập khẩu ô tô và phụ tùng phục vụ sửa chữa ô tô;

+ Đại lý bán buôn, bán lẻ ô tô và phụ tùng ô tô sản xuất lắp ráp tại Việt Nam * Tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh

Tiền thân là xí nghiệp hoạt dộng theo mô hình góp vốn liên doanh được thành lập từ năm 1991 đến 2008 xí nghiệp đã chuyển đổi mô hình thành công ty TNHH có tài sản và quy mô hoạt động tương đối lơn và có khả năng phát triển trên thị trường Việt Nam. Qua thời gian hoạt động, VMC đã dần khẳng định được vị trí và chiếm lĩnh thị phần trên thị

trường ô tô tại Việt Nam. Hiện tại các sản phẩm do VMC lắp ráp vẫn nhằm vào thị trường chủ đạo là nội địa, kế hoạch tương lai sẽ xuất khẩu ra nước ngoài. Không dừng lại ở đó, với thế mạnh sẵn có của mình và luôn tìm kiếm cơ hội kinh doanh mới, thể hiện qua sự hợp tác với các hãng xe lớn hơn trên thế giới như Chery (Trung Quốc), Nissan (Nhật) , Man (Đức). Việc xác định thị trường tiêu thụ cho từng dòng xe đã được xây dựng chiến lược bán hàng ngay từ đầu.

- Đối với dòng Cherry: Thị trường tiêu thụ chủ yếu tại các tỉnh và phân khúc thị trường là dòng xe nhỏ dùng làm taxi, hộ tiêu dùng với đặc điểm nổi bật về giá cả cạnh tranh, thời gian hoàn vốn nhanh, rất phù hợp cho các hãng kinh doanh taxi và hộ gia đình có mức thu nhập trung bình. Dòng sản phẩm này đã được VMC xây dựng mạng lưới bán hàng trực tiếp là chi nhánh, trung tâm và đại lý bán hàng tiêu chuẩn, cụ thể:

+ Chi nhánh VMC Hồ Chí Minh + Chi nhánh VMC Đà Nẵng

+ Trung tâm bán hàng Km10 Nguyễn Trãi

+ Đại lý cấp 1: Cherry Cầu Giấy, Cherry Thanh Hóa

Tháng 4/2009, VMC chính thức ra mắt thị trường do xe QQ3 thương hiệu của Trung Quốc. Trung bình bán lẻ hàng tháng đạt 30 xe/ tháng. Ngoài việc xúc tiến quảng bá thương hiệu và đẩy mạnh chiến dịch bán lẻ, VMC rất chú trọng thương thảo để ký kết các hợp đồng bán buôn với số lượng lớn. Đặc biệt, tháng 3/2010 VMC tiếp tục nhập đây chuyền sản xuất model của Chery.

- Dòng xe Man: Đây là dòng xe có giá trị lớn và thuộc loại đặc thù siêu trường, siêu trọng nên thị trường tiêu thụ mà VMC sẽ hướng tới là cung cấp cho các gói thầu của các Tổng công ty lớn như tập đoàn Than và Khoáng sản Việt Nam, Tổng công ty cổ phần Sông Đà… Kết quả là sau quá trình thăm dò và marketing sản phẩm trong năm 2009, VMC đã bán lẻ được 01 chiếc và ký hợp đồng 05 chiếc vào năm 2010.

- Dòng xe Nissan Grand Livina: trên cơ sở hợp đồng giữa VMC và Nissan Nhật Bản, VMC sẽ là nhà sản xuất xe Nissan và Nissan Việt Nam sẽ là nhà phân phối và tiêu thụ xe thông qua các đại lý tiêu chuẩn của Nissan trên toàn quốc. Với sản phẩm mang tính cạnh tranh cao về thương hiệu, chất lượng ngang hàng với các dòng xe Toyota Việt Nam. Với

sự đầu tư bài bản của Nissan vào thị trường xe ô tô Việt Nam, Nissan đã hỗ trợ VMC từ dây chuyền máy móc thiết bị công nghệ, vốn… Nissan đã chi khoảng 10 triệu USD cho kế hoạch quảng bá thương hiệu, sản phẩm, chương trình thái thử xe cho khách, xây dựng hệ thuống tiêu chuẩn các showroom, các đại lý tiêu chuẩn trên toàn quốc. Mẫu xe Grand Livina được định vị trong phân khúc xe đa dụng MPV, cùng với Toyota innova hay Mitsubishi Zinger.

Kết quả là ngay khi ra mắt chính thức bán ra thị trường vào đầu tháng 4/2010 sản phẩm xe Nissan Livina VMC đã xuất bán cho Nissan Việt Nam 90 chiếc vừa xuất xưởng. Vào tháng 5/2010 Nissan đã ký hợp đồng tiêu thụ 144 chiếc VMC đang đẩy nhanh tiến độ sản xuất để kịp phục vụ các đơn hàng. Dự kiến, ngoài dòng sản phẩm Nissan Livia, Nissan sẽ tiếp tục đưa những sản phẩm nổi tieents của hãng vào thì trường Việt Nam. Giá của các sản phẩm hiện tại Nissan Livina AT: 34,490 USD, Nissan Livina MT: 31,990 USD. * Phân tích điểm mạnh, điểm yếu, thách thức và cơ hội của khách hàng.

Điểm mạnh:

- Đội ngũ lãnh đạo uy tín, kinh nghiệ và chuyên môn tốt.

- Công ty có uy tín, đã tạo dựng được thương hiệu và hình ảnh trên thị trường. - Công ty có quy mô, có đội ngũ cán bộ chuyên môn cao, có mạng lưới bán hàng tốt.

Điểm yếu:

- Chịu sự biến động mạnh của tỷ giá

- Ảnh hưởng bởi chính sách thuế nhập khẩu của nhà nước.

- Thay đổi chính sách kinh doanh đột ngột ảnh hưởng đến kế hoạch chung của công ty.

Cơ hội:

- Thị trường tiềm năng, nhu cầu sử dụng xe ô tô ngày càng phát triển.

- Mở rộng quy mô hoạt động - đa dạng hóa sản phẩm

Thách thức:

Đối thủ cạnh tranh lớn đòi hỏi doanh nghiệp phải thường xuyên cải tiến chất lượng, thay đổi mẫu mã phù hợp với thị hiếu thị trường. - Thách thức về công nghệ của đối thủ cạnh tranh

* Các quan hệ giao dịch tín dụng

Hiện nay, khách hàng đang có quan hệ tín dụng taijc ác TCTD sau: Vietcombank Hoàn Kiếm, PVFC, BIDV chi nhánh Ba Đình và Ngân hàng Indovina chi nhánh Hà Nội. Tổng dư nợ 26.330.10.118 VND, 705.896 USD và 158.880 EUR.

- Với PVFC

Công y TNHH liên doanh Hòa Bình đã có quan hệ tín dụng với PVFC từ năm 2003. Năm 2009, VMC có quan hệ tín dụng lại với PVFC. PVFC đã cấp cho VMC hạn mức 40 tỷ VND, trong quá trình quan hệ tín dụng tại PVFC khách hàng trả nợ gốc và lãi vay đúng hạn.

- Thông tin từ CIC

Công ty TNHH liên doanh Hòa Bình đã có quan hệ tín dụng với Ngân hàng ngoại thương Việt Nam chi nhánh Hoàn Kiếm, PVFC, BIDV chi nhánh Ba Đình và Ngân hàng Indovina chi nhánh Hà Nội, chi tiết:

Đơn vị tính: triệu VND, USD

Loại dư nợ VND USD

Dư nợ cho vay ngắn hạn 26953 1928108

- Đủ tiêu chuẩn 26953 1928108

Dư nợ cho vay trung hạn 0 431500

- Đủ tiêu chuẩn 0 431500

Tổng cộng 26953 2359608

Trong quá trình quan hệ tín dụng với các TCTD, khách hàng này đã từng phát sinh nợ không đủ tiêu chuẩn tại Ngân hàng Bangkok Bank – Hà Nội, ngày phát sinh nợ cuối cùng: 09/08/2007. Nguyên nhân của khoản nợ không đủ tiêu chuẩn theo khách hàng giải thích do khách hàng chuyển lãi trả lãi chậm đến thời điểm hiện tại khách hàng không còn dư nợ không đủ tiêu chuẩn tại TCTD trên.

* Nhận xét: CVTD của PVFC đã thực hiện phân tích tổng quan về doanh nghiệp vay vốn một cách từ bao quát đến cụ thể trên nhiều mặt dựa trên việc phân tích khái quát hoạt động kinh doanh, phân tích điểm mạnh điểm yếu, thách thức và cơ hội của khách hàng trên thị trường; xem xét tình hình tổ chức, quản lý và qua heej của khách hàng với các định chế tài chính khác. Như vậy, có thể thấy tại bước này, CVTD đã phát huy cao khả năng phân tích của mình để có được những nhận xét trên yêu cầu các CVTD phải có hiểu rõ về loại hình kinh doanh, thị phần của khách hàng và các doanh nghiệp cùng ngành để nhìn thấy

được tiềm năng kinh doanh của khách hàng tương lai. Mặc dù, trong việc phân tích khó tránh khỏi nhân tố chủ quan nhưng nhìn chung qua việc phân tích ta có thể nhận thấy việc phân tích khái quát hoạt động kinh doanh của khách hàng vay vốn tại PVFC được CVTD thực hiện một cách nghiêm túc, chất lượng phân tích khá tốt và chi tiết.

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng phân tích tài chính doanh nghiệp trong hoạt động cho vay tại Tổng công ty Tài chính Cổ phần Dầu khí (Trang 36)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(65 trang)
w