- Nợ quá hạn phân theo khả năng thu hồi Bảng 2.9 : Nợ quá hạn phân theo khả năng thu hồ
3.3.2. Kiến nghị đối với Chính phủ, bộ, ngành liên quan * Kiến nghị đối với Chính phủ
* Kiến nghị đối với Chính phủ
Chính phủ tăng cường quản lý các doanh nghiệp Nhà nước cũng như các doanh nhghiệp ngoài quốc doanh,tổ chức lại các doanh nghiệp nhà nươc theo hướng cổ phần hoá,có các giải pháp hỗ trợ những doanh nghiệp yếu kém thoat khỏi những khó khăn.
Tăng cường vai trò quản lý của chính phủ đối với hoạt động tín dụng, tiếp tục bổ sung và hoàn thiện các văn bản, cơ chế chính sách nhằm quản lý tốt hơn đối với hoạt động tín dụng để hoạt động thực sự hiệu quả và lành mạnh.
Tăng cường các công tác giám sát, kiểm tra, thanh tra và xử lý kịp thời các vi phạm trong hoạt động tín dụng của ngân hàng.
*Kiến nghị đối với ngân hàng nhà nước
Sớm ban hành các văn bản hướng dẫn thực hiện Nghị định, hoàn thiện và bổ sung các văn bản, các chính sách cần thiết để các NHTM hoạt động có hiệu quả hơn.
Ngân hàng nhà nước Việt Nam cần phải tăng cường kiểm tra, kiểm soát, giám sát, thanh tra chặt chẽ hoạt động tín dụng của các ngân hàng nhằm đảm bảo cho nền kinh tế phát triển tốt và kiểm soát, xử lý được những RRTD có thể xảy ra.
Ngân hàng nhà nước cần hỗ trợ các ngân hàng thương mại trong việc xử lý nợ như tích cực giám sát để nắm bắt được tình hình hoạt động kinh doanh của các NHTM để có những biện pháp hỗ trợ kịp thời góp phần hạn chế RRTD xảy ra.
Tăng cường tổ chức các khoá đào tạo nâng cao trình độ nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ về việc phân tích thẩm định dự án, kiến thức về thị trường, pháp luật,... nhằn đáp ứng nhu cầu công việc ngày càng cao.
KẾT LUẬN
Trong nền kinh tế thị trường có nhiều biến động, hoạt động của Ngân hàng cũng giống như một doanh nghiệp luôn gắn liền với rủi ro. Để có thế tồn tại và phát triển bền vững, NHTM phải biết vượt lên chính mình, đẩy lùi những khó khăn vướng mắc còn tồn tại trong kinh doanh và phải có những giải pháp hạn chế rủi ro đến mức thấp nhất bằng các biện pháp khác nhau. Trong thực tế việc ngăn chăt rủi ro một cách tuyệt đối là rất khó. Do vậy trong quá trình kinh doanh mỗi ngân hàng phải biết chấp nhận rủi ro ở mức độ nhất định có thể chấp nhận được nhằm đảm bảo cho ngân hàng phát triển ổn định và bền vững.
Ngân hàng TMCP Xăng dầu Ptrolimex cũng không thể tránh khỏi những điều này, nhưng qua phân tích, đánh giá các kết quả được và đưa ra những giải pháp nhằm phòng ngừa và hạn chế rủi ro ở trên đã phần nào thấy được sự thành bại của ngân hàng. Ngân hàng TMCP Xăng dầu Ptrolimex muốn đứng vững cần phải tiếp tục đổi mới, phát triển toàn diện, hiệu quả, an toàn mọi mặt như: huy động vốn, dư nợ tín dụng, kế toán tài chính, dịch vụ ngân hàng mhằn tối đa hoá lợi nhuận và giảm thiểu rủi ro.
Trên đây là nội dung chuyên đề thực tập tốt nghiệp của em mặc dù đã hết sức cố gắng nhưng do hạn chế về thời gian cũng như trình độ kiến thức có hạn nên báo cáo của em còn nhiều khiếm khuyết, em rất mong nhận được góp ý của thầy cô giáo và các cô chú, anh, chị, em làm việc trong ngân hàng .
Một lần nữa em xin chân thành cảm ơn sự hướng dẫn chu đáo và tận tình của Thầy giáo - PGS.TS Nguyễn Hữu Tài, các thầy cô giáo trong khoa Ngân hàng - Tài chính cùng tập thể ban lãnh đạo, các cán bộ của Ngân hàng TMCP Xăng dầu Ptrolimex đã giúp đỡ em trong thời gian thực tập cũng như quá trình hoàn thành chuyên đề thực tập này.