Biện pháp bảo về quyền tác giả trong hoạt động xuất bản

Một phần của tài liệu luận văn Pháp luật về bảo hộ quyền tác giả trong hoạt động xuất bản – thực tiễn áp dụng tại công ty Cổ phần sách MCBooks (Trang 41)

Một trong những biện pháp bảo vệ quyền tác giả được sử dụng phổ biến nhất là biện pháp xử phạt hành chính, đồng thời cũng mang lại hiệu quả và tiện lợi nhất cho các chủ thế. Ngoài việc được ghi nhận tại Chương XVIII của Luật sở hữu trí tuệ năm 2005, biện pháp này còn được quy định tương đối cụ thể ở các văn bản pháp luật khác có liên quan

15 Nguồn: Lê Việt Long (2008): “Xâm phạm sở hữu trí tuệ. Thực trạng, nguyên nhân và giải pháp”, Tạp trí nghiên cứu lập pháp 10/2008.

16 Nguồn: Báo văn hóa văn nghệ (2013), “ Nỗi lo sách lậu”, (http://nld.com.vn/van-hoa-van- nghe/noi-lo-sach-lau-20150422222328405.htm)

tới vấn đề xử phạt vi phạm hành chính trong quyền tác giả. Nghị định số 56/2006/NĐ – CP ngày 6/6/2006 của Chính phủ về xử lý vi phạm hành chính trong hoạt động văn hóa thông tin trước đây, tuy có đề cập tới hành vi vi phạm quyền tác giả nhưng chưa đầy đủ, chế tài quy định ở nghị định này còn quá nhẹ. Theo đó mức xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực xuất bản tối đa mới chỉ dừng lại ở mức 30 triệu đồng. Thực tế cho thấy mức xử phạt này chưa đủ sức răn đe các đơn vị và các cá nhân làm ăn phi pháp. Nghị định 47/2009/NĐ – CP quy định xử phạt hành chính về quyền tác giả, quyền liên quan được ban hành ngày 13/5/2009 sau đó đã bổ sung đầy đủ cơ sở pháp lý để xử lý các hành vi vi phạm quyền tác giả. Lần đầu tiên trong nghị định này đã xác định đầy đủ các hành vi xâm phạm quyền tác giả cũng như hình thức và mức xử phạt hành chính thích đáng cho từng hành vi đó. Đồng thời mức xử phạt trong nghị định này đã được tăng lên đáng kể, đủ sức ảnh hưởng lớn và răn đe các đối tượng vi phạm quyền tác giả. Chẳng hạn như đối với hành vi vi phạm quyền tác giả trong hoạt động sao chép (in, nhân bản) và hành vi xâm phạm quyền phân phối xuất bản phẩm có quy định phạt tiền tới 500 triệu đồng. Ngoài ra trong lĩnh vực xuất bản, mới đây cũng ban hành một nghị định mới có liên quan tới vấn đề xử phạt vi phạm hành chính đó là Nghị định 02/2011/NĐ – CP Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động báo chí, xuất bản. Ngoài ra, tổ chức hoặc cá nhân vi phạm còn phải chịu các hình thức xử phạt bổ sung như đình chỉ hoạt động kinh doanh từ 3 đến 6 tháng; bị tịch thu hàng hóa vi phạm, nguyên liệu, vật liệu, phương tiện và thiết bị được sử dụng cho việc sản xuất, kinh doanh hàng hóa vi phạm. Hy vọng với mức xử phạt này và với quyết tâm cao của các cơ quan thực thi bảo hộ quyền tác giả sẽ đủ sức ngăn chặn các hoạt động xâm phạm quyền tác giả trong lĩnh vực xuất bản, góp phần tạo môi trường lành mạnh để ngành xuất bản Việt Nam phát triển.

Kết luận chương 2:

Quyền tác giả tại Việt Nam được quy định chi tiết trong Bộ Luật Dân sự 2005, Luật Sở hữu trí tuệ và Nghị định 100/NĐ-CP/2006 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Bộ luật Dân sự Luật Sở hữu trí tuệ về quyền tác giả và quyền liên quan. Theo đó, quyền tác giả là quyền của tổ chức, cá nhân đối với tác phẩm do mình sáng tạo hoặc sở hữu... Quyền tác giả ngày càng có vị trí quan trọng trong đời sống kinh tế hiện nay của mỗi quốc gia đặc biệt là trong thời đại bùng nổ công nghệ thông

tin, tiến bộ khoa học kỹ thuật như hiện nay thì đã tạo ra nhiều hình thức, phương pháp mới để khai thác tác phẩm và truyền bá chúng trong thời gian ngắn, khiến cho việc xác định và bảo hộ quyền tác giả cần thiết hơn bao giờ hết. Để điều chỉnh các quan hệ này thì pháp luật sở hữu trí tuệ đã dần hoàn thiện các quy định của pháp luật tuy nhiên vẫn còn nhiều bất cập trong lý luận và thực tiễn áp dụng các quy định này.

Một phần của tài liệu luận văn Pháp luật về bảo hộ quyền tác giả trong hoạt động xuất bản – thực tiễn áp dụng tại công ty Cổ phần sách MCBooks (Trang 41)