Ngoài tác giả chủ thể của quyền tác giả trong lĩnh vực xuất bản còn là chủ sở hữu quyền tác giả. Theo quy định tại Điều 36 Luật sở hữu trí tuệ năm 2005 định nghĩa: “Chủ sở hữu quyền tác giả là tổ chức, cá nhân nắm giữ một, một số hoặc toàn bộ các quyền tài sản quy định tại Điều 20”. Định nghĩa trên đây là chưa chính xác, bởi lẽ nội dung của quyền tác giả được quy định tại Điều 18 bao gồm quyền nhân thân và quyền tài sản, như vậy về mặt hình thức chủ sở hữu quyền tác giả phải nắm toàn bộ nội dung quyền tác giả (bao gồm quyền nhân thân và quyền tài sản). Nhưng như Điều 36 Luật sở hữu trí tuệ năm 2005 định nghĩa thì cho thấy chủ sở hữu quyền tác giả chỉ nắm quyền tài sản chứ không hề nắm quyền nhân thân. Mặt khác, người nắm giữ toàn bộ quyền tài sản đối với tác phẩm thì có quyền công bố tác phẩm hoặc cho phép người khác công bố tác phẩm như được quy định tại khoản 3 điều 19 của Luật SHTT. Do vậy, nếu chủ sở hữu quyền tác giả nắm toàn bộ quyền tài sản quy định tại Điều 20 Luật sở hữu trí tuệ năm 2005 thì họ có quyền công bố tác phẩm hoặc cho phép người khác công bố tác phẩm.
Hơn nữa, do chủ sở hữu của quyền tác giả có thể đồng thời là tác giả hoặc không đồng thời là tác giả của tác phẩm, nên khi xem xét chủ thể này cần đề cập tới cả hai trường hợp.
- Trường hợp tác giả là chủ sở hữu quyền tác giả:
Theo Điều 37 Luật sở hữu trí tuệ năm 2005 quy định chủ sở hữu quyền tác giả đồng thời là tác giả khi họ sử dụng thời gian, tài chính, cơ sở vật chất kỹ thuật để tạo ra tác phẩm. Nói cách khác họ vừa là chủ thể sáng tạo vừa là nhà đầu tư tài chính để tạo ra tác phẩm trong trường hợp này. Chính vì thế chủ thế đóng vai trò là chủ sở hữu quyền tác giả đồng thời là tác giả có toàn bộ các quyền nhân thân và quyền tài sản theo quy định của pháp luật sở hữu trí tuệ.
- Trường hợp chủ sở hữu quyền tác giả không đồng thời là tác giả.
Khi tác giả không đồng thời là chủ sở hữu quyền tác giả, những chủ thể thuộc dạng này có thể là tổ chức, cá nhân giao nhiệm vụ sáng tạo cho tác giả, tổ chức, cá nhân giao kết hợp đồng cho tác giả, tổ chức cá nhân được chuyển giao quyền tác giả… Trong hoạt động xuất bản, nhà xuất bản chính là một minh chứng điển hình cho dạng chủ sở hữu quyền tác giả không đồng thời là tác giả. Nhà xuất bản đóng vai trò là chủ sở hữu quyền tác giả trong các trường hợp cụ thể như:
+ Nhà xuất bản đặt hàng cho tác giả sáng tạo, trong trường hợp này tác giả là người được giao nhiệm vụ sáng tạo, và được phía nhà xuất bản cung cấp cho nguồn lực tài chính, cơ sở vật chất kỹ thuật nhằm phục vụ cho quá trình sáng tạo đó. Điều đó có nghĩa là giữa nhà xuất bản và tác giả đã phát sinh một hợp đồng dân sự mà theo đó nhà xuất bản sẽ phải chi trả một khoản thù lao nhất định cho tác giả để có được tác phẩm theo yêu cầu. + Nhà xuất bản giao kết hợp đồng với tác giả để làm tác phẩm phái sinh, trường hợp này tồn tại mối quan hệ giữa nhà xuất bản với hai loại tác giả, trước hết là với tác giả cùng tác phẩm gốc, sau đó là mối quan hệ giữa nhà xuất bản với tác giả tác phẩm phái sinh. Nhà xuất bản mua bản quyền tác phẩm từ tác giả của tác phẩm gốc, sau đó giao kết hợp đồng với một chủ thể khác (chính là tác giả của tác phẩm phái sinh sau này) để làm nên các tác phẩm phái sinh từ tác phẩm đó. Những tác phẩm này có thể là tác phẩm dịch, tác phẩm chuyển thể, biên soạn hay cải biên tùy vào mục đích chính của nhà xuất bản.
+ Chủ thể của quyền tác giả chuyển nhượng quyền tác giả cho nhà xuất bản. Đây là trường hợp mà tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả chủ động chuyển nhượng lại quyền tác giả cho phía nhà xuất bản thông qua việc ký kết hợp đồng chuyển nhượng quyền tác giả, để thu lại một khoản thù lao nhất định cho việc chuyển giao đó. Nhờ thế mà nhà xuất bản trở thành chủ sở hữu quyền tác giả với đầy đủ những quyền năng mà pháp luật đã ghi nhận cho chủ thế này.
Có đôi khi nhà xuất bản không đóng vai trò là chủ sở hữu quyền tác giả trong quan hệ pháp luật về bảo hộ quyền tác giả thuộc hoạt động xuất bản. Trên thực tế có những trường hợp tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả của tác phẩm chỉ ký kết hợp đồng cho phép nhà xuất bản in ấn, xuất bản mà không chuyển nhượng lại quyền tác giả cho các đơn vị này. Hay nói một cách khác đây là hợp đồng sử dụng tác phẩm. Khí đó nhà xuất bản chỉ tham gia với tư cách là chủ thể có quyền sử dụng quyền tác giả chứ không phải là chủ sở hữu quyền tác giả nữa. Điều này có nghĩa là nhà xuất bản chỉ được sử dụng những quyền mà các bên đã thỏa thuận và ký kết với nhau trong hợp đồng sử dụng quyền tác giả, mà không được phép sử dụng các quyền ngoài phạm vi các quyền đó. Quyền công bố, quyền sao chép là một trong những các quyền của nhà xuất bản trong trường hợp này.
Ngoài nhà xuất bản, chủ sở hữu quyền tác giả còn có thể là các cá nhân tổ chức khác được ghi nhận tại chương III Luật sở hữu trí tuệ năm 2005 từ Điều 39 đến Điều 42, chẳng hạn như các tổ chức cá nhân được thừa kế quyền tác giả, hay chuyển giao quyền tác giả… - Như vậy, khái niệm chủ sở hữu quyền tác giả theo quy định của pháp luật Việt Nam vẫn chưa mang tính thuyết phục cao. Nhìn chung mà nói mặc dù đã có nhưng quy định nhưng dường như những quy định của pháp luật Việt Nam trong những vấn đề về bảo hộ quyền tác giả toàn rơi vào bế tắc khiến cho việc áp dụng gặp không ít những khó khăn.
- Trên thực tế, vấn đề này được nhìn nhận cụ thể khi mà xem xét các hợp đồng giữa tác giả với các nhà xuất bản, hoặc giữa chủ sở hữu quyền tác giả với các đối tượng khác. Hiện nay có nhiều doanh nghiệp, nhà xuất bản tham gia vào hoạt động mua bán quyền tác giả để xuất bản sách. Nó bao gồm hợp đồng sử dụng tác phẩm và hợp đồng chuyển nhượng quyền tác giả.
Việc sử dụng của chủ sở hữu quyền tác giả có thể do chính phủ sở hữu tiến hành, hay do người khác thực hiện thông qua một hợp đồng chuyển nhượng quyền tác giả hay hợp đồng sử dụng tác phẩm. Các quy đinh này được ghi tại điều 45 – 48 Luật SHTT năm 2005. Quyền tác giả có thể bị hạn chế hoặc không hạn chế. Ngoại trừ các quyền nhân thân không gắn liền với tài sản, các quyền còn lại đều có thể chuyển nhượng
Nếu chủ sở hữu quyền tác giả mong muốn chuyển toàn bộ quyền tác giả cho chủ thể khác, họ có thể gia kết hợp đồng chuyển nhượng quyền tác giả. Tại Điều 46 Luật SHTT, hợp đồng chuyển nhượng quyền tác giả phải được lập thành văn bản gồm những nội dung chủ yếu sau: tên và địa chỉ đầy đủ của các bên, căn cứ chuyển nhượng, giá, phương thức thanh tóan, quyền và nghĩa vụ của các bên, và trách nhiệm do vi phạm hợp đồng, đây là một loại hợp đồng dân sự, có các quyền và nghĩa vụ được Bộ Luật dân sự và Luật SHTT năm 2005 điều chỉnh.
Nếu chủ sở hữu quyền tác giả không muốn chuyển nhượng toàn bộ mà chi muốn chuyển quyền sử dụng một hay một số quyền của mình thì họ sẽ ký hợp đồng sử dụng tác phẩm với bên nhận quyền. Hợp đồng sử dụng tác phẩm là hợp đồng được giao kết bằng văn bản giữa chủ sở hữu quyền tác giả và bên sử dụng tác phẩm về chuyển một hay một số quyền sử dụng tác phẩm.
Một hợp đồng sử dụng tác phẩm phải ghi rõ các điều khoản cơ bản sau: tên và địa chỉ của các bên, căn cứ chuyển quyền, phạm vi chuyển giao quyền, giá, phương thức thanh tóan, quyền và nghĩa vụ của các bên, trách nhiệm do vi phạm hợp đồng. Có hai vấn đề cần quan tâm trong hợp đồng sử dụng tác phẩm. Thứ nhất là vấn đề thù lao và phương thức thanh toán. Chủ sở hữu quyền tác giả có thể thu thù lao trực tiếp, hay thù lao gián tiếp thông qua các đại diện: hiệp hội các tác giảcông ty dịch vụ bản quyền ….Vấn đề thứ hai là phạm vi quyền sử dụng cuabên sử dụng tác phẩm, người sử dụng tác phẩm có được dộc quyền sử dụng tác phẩm hay không. Thông thường, chủ sở hữu quyền tác giả được chuyển giao tác phẩm cho nhiều người sử dụng, trừ trường hợp có thỏa thuận khác. Đối với bên sử dụng quyền tác giả thì quyền và nghĩa vụ của họ thì quá rõ. Người nhận quyền sử dụng quyền tác giả có thể chuyển lại quyền sử dụng cho tổ chức, cá nhân khác nếu được sự đồng ý của chủ sở hữu quyền tác giả.
Ví dụ, vào tháng 4/2014 Công ty Cổ phần Sách MCBooks đã ký kết hợp đồng mua bán quyền sử dụng quyển sách Luyện nói tiếng anh như người bản ngữ của Công ty Langmaster – Chủ sở hữu độc quyền phương pháp dạy học tiếng anh kiểu mới của tác gỉa A.J. Hoge.
+ Hợp đồng có yếu tố nước ngoài.
Kể từ khi Việt Nam tham gia công ước Berne, toàn bộ việc sử dụng tác phẩm của các thành viên công ước phải được sự đồng ý của chủ sở hữu tác phẩm tại nước ngoài hoặc tổ chức đại diện chủ sở hữu ở nước ngoài (nhà xuất bản hoặc tổ chức quản lý tập thể quyền tác giả) còn trong thời hạn bảo hộ11. Thí dụ, khi Nhà xuất bản Trẻ muốn dịch tác phấm
Harry Porter của nhà văn Anh J.K Rowling ra tiếng Việt để xuất bản thì phải xin phép chủ sở hữu tác phẩm, là công ty truyền thông và phim ảnh Warner Brother. Việc xin phép thông thường được tiến hành thông qua ký kết hợp đồng sử dụng tác phẩm( hay còn gọi là hợp đồng li – xăng tác phẩm). Riêng trong lĩnh vực văn học, việc dịch và xuất bản sách còn có thể thực hiện thông qua hợp đồng hợp tác xuất bản (co- publishing)
Một hợp đồng sử dụng tác phẩm với nước ngoài thường bắt đầu bằng thỏa thuận sơ bộ hay biên bản ghi nhớ. Sau đó, hai bên sẽ thỏa thuận về các điều khoản như tác phẩm sử dụng, ấn bản, tái bản, giá bán lẻ, sách tặng, phí lixăng (thông thường từ 6 -10% giá bán hoặc một mức phí cố định), phương thức thanh toán, chế độ báo cáo. Khi ký hợp đồng này, bên sử dụng cần lưu ý tránh xung đột với bên thứ ba như tác giả của các bức tranh trong quyển truyện, các bài báo trích dẫn trong bài nghiên cứu khoa học. Ngoài ra, bên sử dụng cần bảo đảm được quyền ưu tiên in lại trong các lần xuất bản sau.
Đối với hợp đồng hợp tác xuất bản, hai nhà xuất bản trong và ngoài nước cùng hợp tác với nhau và phân chia lợi nhuận. Đây là hình thứuc hợp tác khá phổ biến khi các nhà xuất bản trong nước là những nhà xuất bản lớn. Thông qua vệc hợp tác, nhà xuất bản nước ngoài có thể can thiệp mạnh hơn vào quá trình in, hình thưuc strình bày và in lại sách. Hình thức này xuất hiện nhiều trong các ấn phẩm giáo dục (được xuất bản với số lượng lớn). Thông thường, nhà xuất bản Việt Nam sẽ chịu chi phí dịch và hiệu đích, nhà xuất bản nước ngoài sẽ chịu chi phí in ấn. Hai nhà xuất bản sẽ in logo của mình lên bìa sách. Giá bán sẽ do hai bên ấn định. Sau khi trừ tất cả các chi phí cho hai bên, lợi nhuận sẽ được chia theo thỏa thuận. Mô hình này đã được thực hiện thành công tại Trung Quốc, Hàn Quốc, Malaysia.
2.3. Thực trạng pháp luật và thực tiễn áp dụng pháp luật về nội dung quyền tác giả trong lĩnh vực xuất bản
11 Nguồn: Lê Nết (2006),” Quyền sở hữu trí tuệ, tài liệu bài giảng”, Nhà xuất bản Đại Học quốc gia Tp. Hồ Chí Minh, tr 49 -50
Bảo hộ quyền tác giả giống như một khế ước được giao kết giữa tác giả và xã hội12. Khi công bố tác phẩm của mình để công chúng có thể thưởng thức, chủ thế sáng tạo được trao cho những độc quyền trong một thời hạn nhất định, nhằm bù đắp lại những nỗ lực cố gắng mà họ đã bỏ ra. Theo quy định của pháp luật Việt Nam, quyền tác giả đươc cấu thành bởi quyền nhân thân và quyền tài sản. Nội dung của quyền tác giả được quy định tại Điều 738 Bộ luật dân sự năm 2005 và Điều 19, 20 Luật sở hữu trí tuệ 2005. Theo đó quyền nhân thân thuộc quyền tác giả là quyền của tác giả (tác giả đồng thời là chủ sở hữu quyền tác giả và tác giả không đồng thời là chủ sở hữu quyền tác giả), mang lại giá trị tinh thần cho tác giả, được bảo hộ vô thời hạn (trừ quyền công bố tác phẩm), không được chuyển giao hay để lại thừa kế. Còn quyền tài sản thuộc quyền tác giả là những quyền của chủ sở hữu quyền tác giả, mang lại giá trị vật chất cho chủ sở hữu quyền tác giả, bảo hộ có thời hạn, và là đối tượng của hợp đồng chuyển nhượng quyền tác giả hoặc hợp đồng sử dụng quyền tác giả.
Trong hoạt động xuất bản, nội dung quyền tác giả bao gồm toàn bộ các quyền nhân thân và một số quyền tài sản như quyền sao chép tác phẩm, quyền phân phối tác phẩm, nhập khẩu bản sao, bản gốc tác phẩm.
2.3.1. Nhóm quyền nhân thân
Quyền nhân thân với tác phẩm là các quyền mang yếu tố tinh thần của chủ thể đối với tác phẩm. Quyền nhân thân gồm:
+ Nhóm 1: Nhóm quan hệ nhân thân theo tính chất không thể chuyển giao được trong quan hệ về quyền tác giả là những quan hệ nhân thân không có mối liên hệ trực tiếp với tài sản. Nhóm quan hệ này gắn với tác giả suốt đời và vĩnh viễn sau khi tác giả qua đời.
Tác giả chủ sở hữu quyền tác giả trong lĩnh vực xuất bản có toàn bộ các quyền nhân thân được ghi nhận tại Điều 19 Luật sở hữu trí tuệ năm 2005. Theo quy định tại Điều 19 Luật SHTT thì quyền nhân thân gồm các quyền sau:
Đặt tên cho tác phẩm: Khi thực hiện hợp đồng xuất bản, chủ sở hữu quyền tác giả và nhà xuất bản có nghĩa vụ tôn trọng quyền đặt tên cho tác phẩm của tác giả. Tác phẩm là đứa con tinh thần của tác giả. Việc đặt tên cho nó không chỉ có ý nghĩa trong việc cá biệt hóa tác phẩm mà còn phản ánh nội dung ý tưởng của tác giả trong tác phẩm, giúp cho công chúng dễ dàng tiếp cân hơn với ý đồ của tác giả. Quyền đặt tên cho tác phẩm là quyền
12 Nguồn: TS.LS Lê Xuân Thảo (2009), “Đổi mới và hoàn thiện pháp luật về sở hữu trí tuệ”, Nxb Tư pháp, Hà Nội, tr 30 - 34.
nhân thân chỉ thuộc về một mình tác giả của tác phẩm, kể cả khi tác giả sáng tạo tác phẩm của mình theo nhiệm vụ được giao thì quyền năng này vẫn thuộc về tác giả.
Đứng tên thật hoặc bút danh trên tác phẩm nêu tên thật hoặc bút danh khi tác phẩm được công bố, sử dụng.
Bảo vệ sự toàn vẹn của tác phẩm, không cho người khác sửa chữa, cắt xén hoặc xuyên tạc tác phẩm dưới bất kỳ hình thức nào gây phương hại đến danh dự và uy tín của tác giả: Quyền bảo vệ sự toàn vẹn tác phẩm là quyền ngăn cấm hoặc cho phép người khác