Các quan điểm định hướng hoàn thiện pháp luật về bảo hộ quyền tác giả trong hoạt động xuất bản

Một phần của tài liệu luận văn Pháp luật về bảo hộ quyền tác giả trong hoạt động xuất bản – thực tiễn áp dụng tại công ty Cổ phần sách MCBooks (Trang 44)

QUYỀN TÁC GIẢ TRONG HOẠT ĐỘNG XUẤT BẢN.

3.1. Các quan điểm định hướng hoàn thiện pháp luật về bảo hộ quyền tác giả trong hoạt động xuất bản hoạt động xuất bản

Thứ nhất: Cần tiếp tục hoàn thiện hệ thống pháp luật về bảo hộ quyền tác giả nói chung, quyền tác giả trong lĩnh vực xuất bản nói riêng.

Pháp luật về bảo hộ quyền tác giả còn nhiều điểm quy định chưa triệt để như khái niệm đồng tác giả, các khái niệm liên quan đến tác phẩm phái sinh hay những quy định chưa rõ ràng về quyền nhân thân và sự toàn vẹn của tác phẩm. Tất cả những vấn đề này cần được hoàn thiện để tạo sự dễ dàng khi áp dụng pháp luật.

Thứ hai: Hệ thống hóa các văn bản pháp luật .

Hệ thống hóa pháp luật tức là làm cho pháp luật trở nên có hệ thống nhờ vào quá trình thu thập, sắp xếp các quy phạm pháp luật theo một trình tự nhất định. Những quy định của pháp luật về bảo hộ quyền tác giả trong lĩnh vực xuất bản được dựa trên những quy

định về bảo hộ quyền tác giả nói chung. Đối với lĩnh vực xuất bản mà nói đó là một hoạt động cụ thể ứng với những chủ thể cụ thể trong xã hội khi áp dụng luật SHTT vào hoạt động của mình. Trên cơ sở đó pháp luật về bảo hộ quyền tác giả trong hoạt động xuất bản mặc dù có sự đề cập đến nhưng chưa thật thống nhất. Do vậy, thiết nghĩ những quy định này nên được quy định thống nhất và cụ thể hóa trong Luật xuất bản để tiện tìm hiểu , nghiên cứu và áp dụng. Thay vì quy định chung chung trong luật rồi lại hướng dẫn chi tiết trong Nghị định và Thông từ, thì các nhà làm luật nên tập hợp hóa và quy định cụ thể trong 1 văn bản sẽ tiện lợi hơn.

Quá trình hệ thống hóa các văn bản rải rác lại với nhau không phải dễ dàng gì, tuy nhiên nếu làm được điều này thì sẽ tạo ra một hệ thống pháp luật cân đối và hoàn chỉnh; khắc phục được tình trạng trùng lặp, chồng chéo, mâu thuần; làm cho nội dung của pháp luật phù hợp với yêu cầu của đời sống. Thêm vào đó sự hệ thống hóa các văn bản pháp luật này có tác dụng tích cự trong việc hỗ trợ lưu giữ các văn bản pháp luật.

Thứ ba: Tăng cường các biện pháp tự bảo vệ của các chủ thể quyền tác giả

Biện pháp tự bảo vệ xuất phát từ nguyên tắc tôn trọng, bảo vệ quyền dân sự của pháp luật Việt Nam được ghi nhận tại Khoản 9,Điều 225 Quyền tự bảo vệ tài sản BLDS 2005 và được cụ thể hóa tại Điều 198 Luật SHTT. Các biện pháp tự bảo vệ bao gồm:

- Áp dụng biện pháp công nghệ nhằm ngăn ngừa hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ - Yêu cầu tỏ chức, cá nhân có hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ phải chấm dứt hành

vi xâm phạm, xin lỗi, cải chính công khai, bồi thường thiệt hại.

- Yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lý các hnàh vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ theo luật

- Khởi kiện ra tòa hoặc trọng tài để bảo vệ quyền lợi hợp pháp của mình

3.2. Một số giải pháp và kiến nghị cụ thể nhằm hoàn thiện pháp luật về bảo hộ

quyền tác giả trong hoạt động xuất bản 3.2.1. Bổ sung khái niệm “đồng tác giả”

Thứ nhất, để hoàn thiện khái niệm “Đồng tác giả” thì pháp luật có thể định nghĩa như sau: “Tác phẩm đồng tác giả là tác phẩm được sáng tạo bởi hai hoặc nhiều tác giả với chủ ý là sự đóng góp của họ được kết hợp thành các phần không thể tách rời và phụ thuộc lẫn nhau trong một tổng thể hoàn chỉnh”.

Với việc bổ sung mới như vậy, khái niệm đã làm rõ tính chất thật sự của đồng tác giả: - Đối tượng: hai hoặc nhiều tác giả trở lên

- Điều kiện: Cùng đóng góp sức lực của mình để tạo thành các phần của tác phẩm mà mỗi phần này có sự liên hệ chặt chẽ phụ thuộc lần nhau.

Thứ hai, về thuật ngữ “chủ sở hữu quyền tác giả” cần hoàn thiện theo hướng:

Sửa đổi thuật ngữ “chủ sở hữu quyền tác giả” thành thuật ngữ “chủ sở hữu tác phẩm”;

Quy định thêm chủ sở hữu tác phẩm có quyền công bố tác phẩm hoặc cho phép người khác công bố tác phẩm.

Thứ ba, cần quy định cụ thể hơn về quyền nhân thân của của tác giả được quy định tại Khoản 4 Điều 19 Luật SHTT theo quy định của pháp luật dân sự về quyền nhân thân được quy định tại điểm d Khoản 2 Điều 738 Bộ Luật Dân sự 2005 chỉ quy định quyền nhân thân:“ Bảo vệ sự toàn vẹn của tác phẩm, không cho người khác sửa chữa, cắt xén hoặc xuyên tạc tác phẩm”.

Một phần của tài liệu luận văn Pháp luật về bảo hộ quyền tác giả trong hoạt động xuất bản – thực tiễn áp dụng tại công ty Cổ phần sách MCBooks (Trang 44)