phần này có sự liên hệ chặt chẽ phụ thuộc lần nhau.
Thứ hai, về thuật ngữ “chủ sở hữu quyền tác giả” cần hoàn thiện theo hướng:
Sửa đổi thuật ngữ “chủ sở hữu quyền tác giả” thành thuật ngữ “chủ sở hữu tác phẩm”;
Quy định thêm chủ sở hữu tác phẩm có quyền công bố tác phẩm hoặc cho phép người khác công bố tác phẩm.
Thứ ba, cần quy định cụ thể hơn về quyền nhân thân của của tác giả được quy định tại Khoản 4 Điều 19 Luật SHTT theo quy định của pháp luật dân sự về quyền nhân thân được quy định tại điểm d Khoản 2 Điều 738 Bộ Luật Dân sự 2005 chỉ quy định quyền nhân thân:“ Bảo vệ sự toàn vẹn của tác phẩm, không cho người khác sửa chữa, cắt xén hoặc xuyên tạc tác phẩm”.
3.2.2 Bổ sung quy định giải thích các thuật ngữ trong định nghĩa “tác phẩm phái sinh’’. sinh’’.
Các thuật ngữ trong định nghĩa tác phẩm phái sinh cần được làm rõ:
Dịch: là việc chuyển tải trung thực nội dung của một tác phâmt ừ ngôn ngữ này sang ngôn ngữ khác. Ví dụ dịch tập thơ “Ngục trung nhật ký’’ của Hồ chủ tịch ra tiếng việt với tên “Nhật ký trong tù’’
Phóng tác: là sự sáng tạo dựa trên nội dung của một tác phẩm khác. Ví dụ vở kịch Romeo và Julliet của văn hào W.Shakespear là phóng tác từ một tác phẩm khuyết danh đã được truyền tụng ở thành phố Verona (Ý)
Cải biên: là việc viết lại từ một tác phẩm đã có.
Chuyển thể: là việc chuyển từ loại hình nghệ thuật này sang loại hình nghệ thuật khác. Ví dụ vở cải lương “Nghêu Sò Ốc Hến” được chuyển thể từ tuồng cổ.
Tuyển tập: là việc tuyển chọn từ nhiều tác phẩm riêng rẽ của một tác giả. Ví dụ “ Tuyển tập truyện ngắn Việt Nam 1990 – 1999” của nhà xuất bản Văn Nghệ
Biên soạn: là việc tuyển chọn theo một chủ đề có thể bình luận, đánh giá. Ví dụ quyển “ Ngữ pháp tiếng anh căn bản” của nhà xuất bản ĐH Quốc Gia do tập thể các biên tập viên trong nhóm The Windy của Công ty Cổ phần Sách MCBooks biên soạn, có thêm bình luận và đánh giá.
3.2.3 Giải thích rõ ràng thế nào là hành vi xâm phạm quyền bảo vệ sự toàn vẹn của tác phẩm. tác phẩm.
- Quyền bảo vệ sự toàn vẹn tác phẩm là quyền ngăn cấm hoặc cho phép người khác khai thác, sửa chữa tác phẩm của mình. Quyền này còn ngăn chặn người khác xuyên tạc, xâm phạm tới uy tín, danh dự của mình. Người biên tập có thể thực hiện việc sửa chữa tác phẩm, do sự thay đổi các chuẩn mực xã hội, ngôn từ và chính tả, nhưng phải được sự đồng ý của tác giả.
Kết luận chương 3:
Luật sở hữu trí tuệ có hiệu lực kể từ ngày 01/7/2006, nhưng tình trạng vi phạm pháp luật về sở hữu trí tuệ và xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ không hề giảm đi mà còn có chiều hướng gia tăng, một trong những nguyên nhân dẫn đến hiện tượng này là pháp luật về sở hữu trí tuệ vẫn còn nhiều bất cập. Những hạn chế và bất cập cần được nhìn nhận khách quan và khắc phục kịp thời.
Quá trình hoàn thiện pháp luật về bảo hộ quyền tác giả là một quá trình lâu dài đòi hỏi có sự cộng hưởng của bản thân các chủ thể quyền tác giả và các cơ quan nhà nước. Với tốc độ hội nhập như hiện nay, pháp luật về quyền tác giả của Việt Nam đang dần dần tiến tới phù hợp với các quy định quốc tế và trình độ phát triển của đất nước.
KẾT LUẬN
Ở Việt Nam vấn đề bảo hộ quyền tác giả nói chung và quyền tác giả trong lĩnh vực xuất bản nói riêng đã đạt được nhiều thành tựu nhất định từ khi Luật sở hữu trí tuệ ra đời. Tuy nhiên trong hơn 6 năm gia nhập Công ước Bearn về bảo hộ quyền tác giả đối tác phẩm văn học, nghệ thuật trong lĩnh vực xuất bản, những người làm sách hợp pháp vẫn phải đau đầu với tình trạng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, mà cụ thể là xâm phạm quyền tác giả trong lĩnh vực xuất bản. Điều này xuất phát từ nhiều nguyên nhân nhưng cơ bản là do ý thức của công chúng đối với việc tôn trọng bản quyền là chưa cao. Do đó trong thời gian tới bên cạnh việc hoàn thiện hệ thống pháp luật về bảo hộ quyền tác giả trong lĩnh vực xuất bản cần có những biện pháp nhằm nâng cao nhận thức cũng như ý thức của người dân như tuyên truyền, phổ biến hay áp dụng chế tài nghiêm khắc hơn … cho vấn đề xâm phạm bản quyền. Đặc biệt đối với ngành xuất bản mà nói, cần phải xác định việc khắc phục xâm phạm bản quyền tác giả một cách triệt để, vấn đề này không thể giải quyết trong một sớm một chiều nhất là trong thực tế hiện này ngành xuất bản Việt Nam mới chập chững bước vào nền kinh tế tri thức.
Thông qua khóa luận này, em hy vọng việc nghiên cứu đề tài và những giải pháp được đề xuất trên sẽ góp phần vào quá trình hoàn thiện pháp luật về bảo hộ quyền tác giả
trong hoạt động xuất bản tạo ra một môi trường pháp lý thống nhất, minh bạch, thuận lợi cho hoạt động tri thức của các chủ thể trong xã hội.
Mặc dù đã cố gắng nhưng thời gian và kinh nghiệm có hạn nên bài khóa luận của em không tránh khỏi những sai sót. Em rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của các thầy cô để bài khóa luận của em được hoàn thiện hơn.