Các hành vi xâm phạm quyền tác giả trong hoạt động xuất bản

Một phần của tài liệu luận văn Pháp luật về bảo hộ quyền tác giả trong hoạt động xuất bản – thực tiễn áp dụng tại công ty Cổ phần sách MCBooks (Trang 38)

Hành vi xâm phạm bản quyền tác giả là hành vi xảy ra thường xuyên và gây thiệt hại rất lớn tới chủ sở hữu. Các hành vi sau được coi là những hành vi xâm phạm quyền:

- Chiếm đoạt quyền tác giả đối với tác phẩm văn học, nghệ thuật, khoa học. - Mạo danh tác giả.

- Công bố, phân phối tác phẩm mà không được phép của tác giả.

- Công bố, phân phối tác phẩm có đồng tác giả mà không được phép của đồng tác giả đó.

- Sửa chữa, cắt xén hoặc xuyên tạc tác phẩm dưới bất kỳ hình thức nào gây phương hại đến danh dự và uy tín của tác giả.

- Sao chép tác phẩm mà không được phép của tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả, trừ trường hợp quy định tại điểm a và điểm đ khoản 1 Điều 25 của Luật Sở Hữu Trí Tuệ.

- Làm tác phẩm phái sinh mà không được phép của tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả đối với tác phẩm được dùng để làm tác phẩm phái sinh, trừ trường hợp quy định tại điểm i khoản 1 Điều 25 của Luật này.

- Sử dụng tác phẩm mà không được phép của chủ sở hữu quyền tác giả, không trả tiền nhuận bút, thù lao, quyền lợi vật chất khác theo quy định của pháp luật, trừ trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 25 của Luật này.

- Cho thuê tác phẩm mà không trả tiền nhuận bút, thù lao và quyền lợi vật chất khác cho tác giả hoặc chủ sở hữu quyền tác giả.

- Nhân bản, sản xuất bản sao, phân phối, trưng bày hoặc truyền đạt tác phẩm đến công chúng qua mạng truyền thông và các phương tiện kỹ thuật số mà không được phép của chủ sở hữu quyền tác giả.

- Xuất bản tác phẩm mà không được phép của chủ sở hữu quyền tác giả.

- Cố ý huỷ bỏ hoặc làm vô hiệu các biện pháp kỹ thuật do chủ sở hữu quyền tác giả thực hiện để bảo vệ quyền tác giả đối với tác phẩm của mình.

- Cố ý xoá, thay đổi thông tin quản lý quyền dưới hình thức điện tử có trong tác phẩm.

- Sản xuất, lắp ráp, biến đổi, phân phối, nhập khẩu, xuất khẩu, bán hoặc cho thuê thiết bị khi biết hoặc có cơ sở để biết thiết bị đó làm vô hiệu các biện pháp kỹ thuật do chủ sở hữu quyền tác giả thực hiện để bảo vệ quyền tác giả đối với tác phẩm của mình.

- Làm và bán tác phẩm mà chữ ký của tác giả bị giả mạo.

- Xuất khẩu, nhập khẩu, phân phối bản sao tác phẩm mà không được phép của chủ sở hữu quyền tác giả.

Những hành vi xâm phạm quyền tác giả chủ yếu xuất phát từ hoạt động khai thác, chuyển giao quyền tác giả. Biểu hiện là việc nhiều tác phẩm bị sử dụng trái phép, hoặc chủ sở hữu tác phẩm khó xác định giá cả, thoả thuận mức tiền bản quyền khi khai thác, chuyển giao, thu tiền bản quyền của các đối tượng sử dụng. Thực tế đã có rất nhiều vụ vi phạm quyền tác giả như: tái bản sách, in sách lậu… không xin phép tác giả, không trả nhuận bút cho tác giả.

Tình trạng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ nói chung, quyền tác giả nói riêng vẫn còn phổ biến với thủ đoạn ngày càng tinh vi, mà các hành vi xâm phạm này lại chưa bị xử lý một cách đúng mức.

Các vụ việc điển hình về khiếu nại, khởi kiện vi phạm bản quyền tác giả đáng chú ý như:

Ví dụ 1:

Vụ Nguyên đơn – Công ty TNHH Văn hóa Sáng tạo Việt (First News) khởi kiện bị đơn – Công ty TNHH Hội Việt Úc do trung tâm Anh ngữ của bị đơn có hành vi sao chép sách, đĩa CD các giáo trình TOEIC, TOEFL iBT mà Nguyên đơn nắm giữ bản quyền tại Việt Nam để bán trái phép cho các học viên13.

Tháng 10/2011, First News yêu cầu Bộ công an và sở Văn hóa thông tin và truyền thông tiến hành khám xét và xử phạt các đối tượng nêu trên. Tháng 12/2011, Bộ Công An kết hợp với Sở Văn hóa thông tin và truyền thông tiến hành khám xét các trung tâm ngoại ngữ thuộc Công ty TNHH Hội Việt Úc, và một số cơ sở khác, tịch thu hàng loạt sách vi phạm bản quyền.

Ngày 21/2/2012 tại Hội Nhà Báo Việt nam, Công ty First News – Trí Việt đã lên tiếng về việc các trường ngoại ngữ vi phạm bản quyền sách các tựa sách (600 Toeic essential For The TOEIC Test, TOEIC Analyst, Stater TOEIC, Target TOEIC, Very Easy TOEIC, Building Skills for the TOEFL Ibt, Developing Skills for the TOEFL Ibt, Mastering Skills for the TOEFL Ibt) và khởi kiện nếu các trường cố tình tái phạm. Tháng 3/2012, sau khi thu thập đầy đủ tang chứng, vật chứng vi phạm bản quyền của 10 trường ngoại ngữ, Công ty văn hóa sáng tạo Trí Việt – First News cùng Văn phòng Luật sư Người nghèo khởi kiện Công ty TNHH Hội Việt Úc (Trung tâm Anh ngữ Quốc Tế Úc Châu và trường Anh Văn Hội Việt Úc) ra Tòa án Nhân dân TP HCM14

Sau ba lần hòa giải trước tòa án kéo dài trong 3 tháng, tại buổi họp báo 14/6/2012 do First News tổ chức, Công ty TNHH Hội Việt Úc, trường Quốc Tế Úc Châu đã thừa nhận hành vi sai trái, chấp nhận bồi thường với mức phạt 380 triệu và ký kết hợp đồng sẽ mua sách của First News.

Ví dụ 2:

- Đối với quyền công bố tác phẩm hoặc cho phép người khác công bố tác phẩm: Trong hoạt động xuất bản, tình trạng dịch hay xuất bản tác phẩm nước ngoài không xin phép, không

13 Nguồn: Báo điện tử (2013), “Thực trạng giải quyết tranh chấp về quyền tác giả”

(lotuscounsel.com/index.php/vi/binh-luan-khoa-hoc-phap-ly/561-thuc-trang-giai-quyet-tranh- chap-ve-quyen-tac-gia-.html)

14 Nguồn: Thông báo số 2483/KDTMST ngày 01/12/2011 của Tòa án ND TP Hồ Chí Minh gửi Công ty TNHH Văn hóa sáng tạo Trí Việt

trả thù lao vẫn diễn ra một cách phổ biến và thường xuyên. Nhiều đơn vị không mua bản quyền nhưng thấy đầu sách nào bán chạy ở các nàh xuất bản khác thì sẵn sang làm nhái theo, điển hình như “thảm họa sách dịch’’ đối với cuốn “Mật mã Davinci’’15. Hành vi này chính là biểu hiện của sự vi phạm bản quyền, cụ thể hơn là vi phạm quyền công bố tác phẩm. Có thể thấy rằng những đơn vị xuất bản nhái này chưa hề có sự cho phép của tác giả nhưng đã cho in ấn, công bố tác phẩm một cách trái pháp luật. Điều đó vi phạm nghiêm trọng quyền nhân thân mà tác giả đã được pháp luật trao cho.

- Xâm phạm các quyền tài sản của tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả.

Ngoài quyền nhân thân, quyền tác giả còn bao gồm cả quyền tài sản, chủ sở hữu quyền tác giả. Đây là nhóm quyền năng bị vi phạm khá phổ biến trên thực tế. Cụ thể: đặc biệt là quyền sao chép tác phẩm, không chỉ có tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả bị thiệt thòi về kinh tế mà chính các nhà xuất bản cũng trở thành nạn nhân. Theo thống kê của các cơ quan chức năng hàng năm số lượng sách in lậu có thể lên đến hơn 10.000 tấn với hàng chục đầu sách được in lậu. Ví dụ: Trong hơn 10 năm kể từ ngày Việt Nam tham gia Công ước Berne, First News - Trí Việt là đơn vị tiên phong tuyên chiến với nạn in sách lậu. Công ty này đã kết hợp với các cơ quan chức năng tiến hành hàng trăm lần kiểm tra, truy bắt, trong đó hơn 10 lần bắt quả tang kho sách in lậu ngay tại nhà in, xưởng in, xưởng đóng xén...

Nổi bật nhất là vụ First News cùng cơ quan chức năng bắt quả tang xưởng Huy Thi đang đóng xén trên 10.000 cuốn sách in lậu của công ty trong khu tập thể Nhà In Bộ Tổng Tham mưu ở Ngọc Hồi, quận Thanh Trì, TP Hà Nội.16

Một phần của tài liệu luận văn Pháp luật về bảo hộ quyền tác giả trong hoạt động xuất bản – thực tiễn áp dụng tại công ty Cổ phần sách MCBooks (Trang 38)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(52 trang)
w