2.2.1.1. Khái quát chung về thị trường di động của Nokia
Thị trường điện thoại di động những năm gần đây trở nên nhộn nhịp khi các hãng điện thoại di động cùng động loạt tung ra nhiều sản phảm mới đáp ứng nhu cầu sử dụng đa dạng của người sử dụng. Trong khi các hãng vẫn tạo tính cạnh tranh và khác biệt trong các phân khúc Đa phương tiện, giải pháp dành cho giới doanh nhân, hay những người yêu thích thời trang và âm nhạc chẳng hạn như L Amour của Nokia, W800i của Sony Ericsson, hay V3 của Motorola thì đại đa số công chúng vẫn tìm đến điện thoại phổ thông với mức chi phí thấp nhưng vẫn thỏa mãn đầy đủ các nhu cầu về nghe, thoại, giải trí và hình ảnh. Ngoài ra, cạnh tranh giữa các nhà cung cấp mạng di động VinaPhone, MobiFone, Viettel, S-Fone, cùng việc ra đời của nhiều dịch vụ mạng mới (chẳng hạn như S-Fone với dịch vụ gói cước Forever, không giới hạn thời gian gọi và nghe) đã giúp cho chi phí sử dụng mạng điện thoại giảm đã làm cho sức mua tăng đáng kể, đặc biệt trong phân khúc điện thoại phổ thông.
Theo nghiên cứu của Synovate, người tiêu dùng Việt Nam có nhu cầu sử dụng điện thoại di động cao, và ngoài mong muốn được kết nối, thì những yếu tố chính khiến họ chọn mua điện thoại phổ thông còn là chất lượng và
tính năng đơn giản, gần gủi với người sử dụng. Cũng theo Synovate, người tiêu dùng điện thoại phổ thông đặc biệt quan tâm đến các yếu tố như độ bền, bắt sóng tốt và phần mềm dễ sử dụng. Ngoài ra, uy tín của thương hiệu, và giá thành hợp lý cũng là đóng vai trò quan trọng trong quyết định mua hàng. Theo nghiên cứu này, trả lời cho câu hỏi .Bạn thích sử dụng điện thoại di động nào? 69% người Việt Nam trả lời thích sử dụng điện thoại Nokia (tăng 9% so với đầu năm 2005), trong khi đó chí có 20% cho Samsung (giảm 6% so với đầu năm 2005) và Motorola vẫn ở mức thấp chỉ với 3%. Đây là chỉ số quan trọng quyết định đến thị phần của các thương hiệu ở thị trường VN. Nokia tăng ở tất cả các phân khúc, đặc biệt trong phân khúc người tiêu dùng trẻ chỉ số này tới 71%. Dưới đây là biểu đồ thể hiện sự lựa chọn của người tiêu dung trong thị trường điện thoại di động năm 2006:
Những người tiêu dùng trẻ
2.2.1.2. Đối thủ cạnh tranh và tỉ phần của Nokia trên thị trường điện thoại di động (trong năm 2009)
Samsung
Ngày càng lớn mạnh, Samsung đã đạt được những thành tích đáng nể trong 3 tháng đầu năm nay. Samsung đã đạt được tăng trưởng vượt quá mức trung bình của ngành công nghiệp di động bằng những mẫu điện thoại có giá cả cạnh trranh với thiết kế đẹp tương đương với những mẫu điện thoại đắt tiền.
Trên “mặt trận” smartphone, Samsung đã gặt hái được một thành công to lớn với dòng điện thoại Galaxy chạy trên hệ điều hành Android. Điện thoại
phổ thông vẫn chiếm phần lớn trong doanh số của Samsung, trong khi đó, doanh số smartphone của hãng tăng 16%.
LG
Doanh số của LG giảm 20% trong quý I, và đã thực sự gây thất vọng trên thị trường di động. LG đã “vật vã” trong cuộc chuyển đổi từ thế giới điện thoại phổ thông lên thị trường điện thoại thông minh đầy béo bở với sự hỗ trợ của Android và “cuộc đột kích” vào “mảnh đất” smartphone 3D đầy mới mẻ.
Mặc dù doanh số giảm mạnh nhưng về lợi nhuận của hãng không rơi vào cảnh “thảm hại” như quý I/2010 khi LG đã tập trung cải thiện hiệu quả hoạt động và hướng tới thị trường smartphone.
Hãy chờ xem cuộc chuyển dịch từ thị trường điện thoại bình dân sang smartphone có giúp LG trụ vững ở vị trí thứ 5 trong số 10 hãng sản xuất điện thoại hàng đầu về tay Sony Ericsson hay không. Sony Ericsson không còn nằm trong top 10 “ông lớn” di động vì sự sụt giảm đáng kể về doanh số của những dòng điện thoại phổ thông.
Apple iPhone
Apple tiếp tục là nhà sản xuất điện thoại duy nhất không lặp phải một sai lầm nào. Trong quý I, Apple đã đạt mức tăng trưởng đáng nể đến 15%, tương đương 2,2 triệu iPhone. ABI Research dự đoán apple sẽ tiếp tục ghi nhận
sức tăng mạnh mẽ trong năm 2011 với sự hỗ trợ của Verizon và các thị trường mới của phiên bản CDMA.
RIM
RIM được đặc biệt quan tâm trong cuộc chạy đua tăng tính cạnh tranh cho những dòng smartphone “già cỗi” của mình, và dư luận cũng đặc biệt quan tâm đến chiếc máy tính bảng Playbook mới ra mắt của RIM. Tuy vậy, RIM vẫn đạt mức tăng trưởng tốt trong 3 tháng đầu năm nay. Mặc dù vậy giới phân tích dự đoán doanh số của RIM sẽ giảm trong quý II. ABI Research dự đoán trong quý III RIM sẽ tung ra thị trường một dòng điện thoại đời mới với bộ xử lý lên tới 1,2GHz. Đây sẽ là “đòn bẩy” giúp RIM lấy lại vị thế của mình trên thị trường smartphone.
ZTE
ZTE nổi lên với những chiếc điện thoại giá rẻ cho các thị trường mới nổi, như Ấn Độ, Trung Quốc, châu Phi… ZTE chủ yếu tập trung ở các thị trường mới nổi vốn là “lãnh địa” của Nokia. Trên thị trường smartphone, ZTE đặt mục tiêu xuất xưởng được 12 triệu smartphone trong năm 2011 (tăng từ 3 triệu chiếc trong năm 2010). Hãng này hy vọng sẽ đạt mức tăng trưởng 150 triệu smartphone bán ra trong năm nay. ABI Research tin tưởng ZTE sẽ đạt được một thị phần đáng kể tại các nước đang phát triển, như Trung Quốc và châu Phi.
HTC
HTC nằm trong số ít ỏi những công ty sản xuất điện thoại đạt mức tăng trưởng tăng trong năm 2010. HTC tập trung vào công nghệ tân tiến và thiết kế hiện đại nhằm tạo thế cạnh tranh với các đối thủ. HTC vẫn duy trì doanh thu cao trên cả hai phân khúc điện thoại phổ thông và smartphone cao cấp. ABI Research tin tưởng HTC sẽ tiếp tục đạt được những thành tựu tốt trong năm 2011, đặc biệt khi hãng này ra mắt điện thoại 4G (LTE và WiMAX) tại thị trường Mỹ.
Huawei
Lịch sử là nhà sản xuất điện thoại giá rẻ Trung Quốc và là đối thủ trực tiếp của ZTE, Huawei tiếp tục đạt mức tăng trưởng hàng năm cao. Hãng này đã bắt đầu hiện diện tại thị trường quốc tế với 3 triệu smartphone Android được xuất xưởng trong quý I, xấp xỉ 30% thị trường smartphone tại Bắc Mỹ. ABI Research tin tưởng smartphone sẽ mang lại tiềm năng cho Huawei đạt được mục tiêu vươn tầm ra thị trường quốc tế, và nhanh chóng lọt vào top 10 hãng điện thoại hàng đầu thế giới trong vài năm tới.
Motorola
Trong quý đầu năm 2010 cũng là thời điểm Motorola Mobility, một bộ phận trách ra từ Motorola, hoạt động riêng rẽ. Doanh số smartphone của Motorola đã ghi nhận sự sụt giảm đáng kể và dòng điện thoại phổ thông cũng giảm mạnh. Việc trì hoãn ra mắt những điện thoại 4G có thể sẽ khiến mức
tăng trưởng của Motorola trong quý II năm 2010 vẫn chưa thể khởi sắc. Tuy nhiên, ABI Research tin hãng này sẽ “trở lại trường đua” vào nửa cuối năm nay.
TCL /Alcatel Mobile Phones
TCL - hãng điện tử nổi tiếng của Trung Quốc - đã liên doanh với hãng Alcatel (Pháp) để khai thác các thị trường mới cũng như mở rộng các mối quan hệ với các hãng viễn thông.
TCL đạt mức tăng trưởng mạnh - 105% khi bắt đầu tiến ra các thị trường quốc tế - châu Âu, Trung Đông, châu Phi - bằng các dòng điện thoại bình dân.
Tỉ phần thị trường
Phổ cập công nghệ - Nokia tiếp tục bứt phá xa các công ty cạnh tranh, dẫn đầu trong tổng phân khúc thị trường và phân khúc thị trường điện thoại phổ thông. Những công bố của GFK và Synovate đã cho thấy Nokia vẫn là lá cờ đầu trong ngành điện thoại di động. Nắm giữ 54%, thị phần điện thoại di động tại Việt Nam (gấp đôi thị phần của Samsung và 04 lần Motorola), Nokia đã giúp “Liên kết mọi người” và thay đổi cuộc sống của người Việt Nam trong thời đại số.