Thông tin mẫu

Một phần của tài liệu Phân tích các yếu tố quyết định đến khả năng nhận biết thương hiệu Lotteria của người dân thành phố Long Xuyên (Trang 53)

20 Lotteria Lotteria’s Menu [trực tuyến] Đọc từ:

5.1Thông tin mẫu

Theo phương pháp nghiên cứu đã nêu ở chương 3, đề tài sử dụng bản câu hỏi gồm 19 câu và phần thông tin đáp viên về nghề nghiệp, giới tính, độ tuổi, trình độ học vấn và thu nhập trên tháng. Nhóm tiến hành phỏng vấn người dân trên đại bàn thành phố Long Xuyên. Số lượng bản câu hỏi được phát hành là 150. Sau khi thu thập, làm sạch, kết quả cho thấy tất cả các bản hỏi đã phát hành và thu về đều

Theo phần phân loại của bản câu hỏi, số mẫu được phân bố như sau:

Cơ cấu mẫu theo giới tính:

Bảng 5.1 Cơ cấu mẫu theo giới tính

Giới tính Số lượng (người) Tỷ lệ (%)

Nam 67 45

Nữ 83 55

Tổng 150 100

Biểu đồ 5.1 Cơ cấu mẫu theo giới tính

Biểu đồ 5.1 cho thấy tỷ lệ nam nữ không có sự chênh lệch lớn, nam chiếm 45% (67 hồi đáp), nữ chiếm 55% (83 hồi đáp).

Cơ cấu mẫu theo nhóm tuổi:

Bảng 5.2 Cơ cấu mẫu theo nhóm tuổi

Nhóm tuổi Số lượng (người) Tỷ lệ (%)

18 – 30 118 79

31 – 40 28 19

41 – 50 4 3

Trên 50 0 0

Tổng 150 100

Biểu đồ 5.2 Cơ cấu mẫu theo nhóm tuổi

Qua Biểu đồ 5.2 ta thấy nhóm 18 – 30 tuổi chiếm tỷ lệ cao nhất (79%). Điều này cho thấy những khách hàng trẻ tuổi biết và quan tâm đến thương hiệu thức ăn nhanh cũng như Lotteria nhiều hơn. Kế

đến là nhóm 30 – 41 tuổi (19%), nhóm 41 -50 tuổi chiếm 2% và nhóm trên 50 tuổi hầu như là không có.

Cơ cấu mẫu theo trình độ học vấn:

Bảng 5.3 Cơ cấu mẫu theo trình độ học vấn

Trình độ học vấn Số lượng (người) Tỷ lệ (%) Trên đại học 4 3 Đại học 63 42 Cao đẳng – trung cấp 40 27 Phổ thông trở xuống 43 29 Tổng 150 100

Biểu đồ 5.3 Cơ cấu mẫu theo trình độ học vấn

Dựa vào biểu đồ 5.3 ta thấy số lượng người có trình độ đại học chiếm tỷ lệ cao nhất trong tổng thể là 42%, trình độ cao đẳng – trung cấp chiếm 27%, trên đại học là 2% và trình độ phổ thông trở xuống 29%. Các con số trên phản ánh rằng cơ cấu mẫu phần lớn là những người có trình độ học vấn cao, nhận thức rõ vấn đề nghiên cứu nên sẽ rất thuận lợi cho quá trình thu thập thông tin. Với cơ cấu mẫu thu được chủ yếu có trình độ Trung cấp trở lên nên thông tin thu được sẽ có độ tin cậy cao.

Cơ cấu mẫu theo nghề nghiệp:

(%)Công chức, viên Công chức, viên chức 43 29 Tiểu thương 29 19 Nông dân 0 0 Nội trợ 16 11 Khác 62 41 Tổng 150 100

Biểu đồ 5.4 Cơ cấu mẫu theo nghề nghiệp

Dựa vào biểu đồ 5.4 ta thấy cơ cấu mẫu theo nghề nghiệp rất đa dạng, phong phú với nhiều thành phần trong xã hội. Điều đó cho thấy tính đại diện tổng thể của mẫu rất cao. Theo biểu đồ, công chức/viên chức chiếm tỷ lệ tương đối cao 29% và các thành phần khác chiếm 41% bao gồm: học sinh (lớp 12), sinh viên và công nhân.

Cơ cấu mẫu theo thu nhập bình quân hàng tháng: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Bảng 5.5 Cơ cấu mẫu theo thu nhập bình quân hàng tháng

Thu nhập Số lượng (người) Tỷ lệ (%)

Dưới 4 triệu 90 60

4 – dưới 7 triệu 38 25

7 – dưới 10 triệu 21 14

Trên 10 triệu 1 1

Tổng 150 100

Biểu đồ 5.5 Cơ cấu mẫu theo thu nhập bình quân hàng tháng

Theo kết quả thống kê, ta thấy những người có thu nhập dưới 4 triệu chiếm tỷ lệ cao nhất (60%), nhóm người có thu nhập từ 4 – dưới 7 triệu chiếm tỷ lệ tương đối thấp hơn (25%), còn lại là những

nhóm người có thu nhập 7 – dưới 10 triệu và trên 10 triệu chiếm tỷ lệ thấp lần lượt là 14% và 1%.

Một phần của tài liệu Phân tích các yếu tố quyết định đến khả năng nhận biết thương hiệu Lotteria của người dân thành phố Long Xuyên (Trang 53)