14 Lê Thị Mộng Kiều 2009 Đánh giá mức độ nhận biết thương hiệu EXIMBANK An Giang tạ
2.2 Mô hình nghiên cứu
Đo lường mức độ nhận biết thương hiệu Kênh truyền thông dễ nhận biết
thương hiệu
Hoạt động quan hệ công chúng
Đo lường mức độ nhận biết
Vị trí hoạt động kinh doanh Slogan (khẩu hiệu)
Truyền miệng Chương trình khuyến mãi
Tờ rơi/áp phích
Đồng phục nhân viên Màu sắc chủ đạo Thái độ nhân viên Logo (biểu tượng)
Theo mô hình nghiên cứu trên, để đo lường mức độ nhận biết thương hiệu Lotteria, nghiên cứu tiến hành đo lường thông qua hai yếu tố gồm kênh truyền thông dễ nhận biết thương hiệu và mức độ nhận biết các thành phần thương hiệu. Các kênh truyền thông dễ nhận biết thương hiệu bao gồm tờ rơi /áp phích, vị trí hoạt động kinh doanh, chương trình khuyến mãi, truyền miệng và hoạt động quan hệ công chúng. Đo lường mức độ nhận biết thực hiện đối với các thành phần logo (biểu tượng), slogan (khẩu hiệu), đồng phục nhân viên, màu sắc chủ đạo và thái độ nhân viên. Riêng thương hiệu Lotteria được tìm hiểu trong nghiên cứu này, các yếu tố đã nêu có đặc tính phổ thông, dễ nhận biết nên được sử dụng để xây dựng mô hình nghiên cứu cho đề tài.
Tóm tắt chương
Sự nhận biết thương hiệu đóng vai trò quan trọng đối với bất kì một doanh nghiệp nào muốn tồn tại và phát triển lâu dài vì nó ảnh hưởng đến tiến trình lựa chọn sản phẩm của khách hàng và quyết định khách hàng có biết đến sự hiện diện của doanh nghiệp hay không. Có bốn cấp độ nhận biết thương hiệu và dù ở cấp độ nào thì sự nhận biết thương hiệu đều thể hiện qua việc khách hàng nhận dạng và phân biệt một thương hiệu với những thương hiệu khác. Đo lường mức độ nhận biết với riêng thương hiệu Lotteria được tạo ra
từ nhận dạng các kênh truyền thông dễ nhận biết (tờ rơi /áp phích, vị trí hoạt động kinh doanh, chương trình khuyến mãi, truyền miệng và hoạt động quan hệ công chúng) và đo lường mức độ nhận biết các thành phần của thương hiệu như logo (biểu tượng), slogan (khẩu hiệu), đồng phục nhân viên, màu sắc chủ đạo và thái độ nhân viên.
Chương 3