Cách thức thu thập dữ liệu

Một phần của tài liệu Phân tích các yếu tố quyết định đến khả năng nhận biết thương hiệu Lotteria của người dân thành phố Long Xuyên (Trang 34)

14 Lê Thị Mộng Kiều 2009 Đánh giá mức độ nhận biết thương hiệu EXIMBANK An Giang tạ

3.3.1 Cách thức thu thập dữ liệu

Dữ liệu thứ cấp: số liệu được thu thập từ sách, các trang web,

- Các lý thuyết về thương hiệu và nhận biết thương hiệu:

Sách:

Nghiên cứu khoa học Marketing: Ứng dụng mô hình cấu trúc tuyến tính SEM của Nguyễn Đình Thọ, Nguyễn Thị Mai Trang (2007).

Nguyên lý Marketing của Nguyễn Đình Thọ, Nguyễn Thị Mai Trang (2007).

Marketing Management của Philip Kotler (2003).

Quản trị thương hiệu hàng hóa lý thuyết và thực tiễn của Trương Đình Chiến (2005).

Trang Web:

Bách khoa thư mở Wikipedia: http://vi.wikipedia.org.

Các cấp độ nhận biết thương hiệu: http://open.ptit.edu.vn/clbsv.

Khóa luận:

“Đánh giá mức độ nhận biết thương hiệu EXIMBANK An Giang tại thành phố Long Xuyên” của Lê Thị Mộng Kiều (2009). “Định hướng chiến lược xây dựng và phát triển thương hiệu nông sản của công ty Antesco” của Tiêu Ngọc Cầm (2004).

Tài liệu giảng dạy phương pháp nghiên cứu khoa học trong kinh doanh của Huỳnh Phú Thịnh (2014).

- Các thông tin về Lotteria, thành phố Long Xuyên và Các cửa hàng Lotteria tại thành phố Long Xuyên:

Lotteria lùi thời điểm nhượng quyền (của Anh Hoa, 2012). Đọc từ: http://vietstock.vn/PrintView.aspx? ArticleID=244920.

Lotteria:http://www.Lotteria.com/eng. Lotteria Việt Nam: http://www.Lotteria.vn.

Bách khoa thư mở Wikipedia: http://vi.wikipedia.org.

Dữ liệu sơ cấp: được thu thập bằng cách phát bản câu hỏi cho người dân theo phương pháp lấy mẫu thuận tiện tại thành phố Long Xuyên.

3.3.2Cách thức xử lý dữ liệu

Với các dữ liệu thu thập được sẽ tiến hành làm sạch, mã hóa, xử lý bằng phần mềm SPSS 21.0, Excel và được biểu diễn bằng bảng tần số, biểu đồ. Sau đó, dùng phương pháp thống kê mô tả để diễn giải thông tin và dùng phương pháp so sánh để phân tích, đánh giá kết quả nhận được.

3.4 Thang đo

Khi phỏng vấn, dữ liệu thu thu thập được sẽ có hai dạng: dữ liệu định tính và dữ liệu định lượng.

- Dữ liệu định tính phản ánh tính chất, sự hơn kém nên đối với dạng này sẽ dùng thang đo danh nghĩa để phân tích.

- Dữ liệu định lượng phản ánh mức độ hơn kém, có thể tính được giá trị trung bình do nó được thể hiện bằng những con số, vì thế thang đo khoảng cách sẽ được dùng để phân tích loại dữ liệu này.

Như vậy có hai loại thang đo chính được sử dụng trong bài nghiên cứu là: thang đo danh nghĩa và khoảng cách (hay Likert) được dùng trong nghiên cứu này.

Ngoài ra, bài nghiên cứu còn sử dụng thang đo nhị phân.

Ví dụ:

Câu 1: Anh/chị có từng mua sản phẩm của Lotteria chưa?

 Có  Chưa Câu 2: Anh/chị có nghe đến Lotteria không?

Thang đo danh nghĩa16 (còn gọi là thang đo định danh hay thang đo phân loại): trong thang đo này các con số được dùng để phân loại đối tượng, chúng không có ý nghĩa về lượng, do đó không thể đánh giá sự hơn kém, thang đo thứ bậc khắc phục được nhược điểm này.

Ví dụ:

Câu 13: Anh/chị có biết màu sắc nào là đồng phục của thương hiệu Lotteria không?

 Màu đỏ

 Màu vàng

 Màu cam

 Khác (Vui lòng ghi rõ:

………)

Thang đo khoảng cách17: là một dạng đặc biệt của thang đo thứ bậc vì nó cho biết được khoảng cách giữa các thứ bậc. Ở nghiên cứu này chọn thang đo có dạng các chữ số liên tục và đều đặn từ 1 đến 5 phân cấp theo mức độ giảm dần.

Ví dụ:

Một phần của tài liệu Phân tích các yếu tố quyết định đến khả năng nhận biết thương hiệu Lotteria của người dân thành phố Long Xuyên (Trang 34)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(155 trang)
w