IV. Thực trạng các yếu tố ảnh hưởng trọng việc quản lý nghiệp vụ giám sát từ xa & kiểm tra việc chấp hành các quy định về BHTG tại chi nhánh
2. Các biện pháp để thực hiện giải pháp.
2.1 Xây dựng cơ chế vận hành hoạt động giám sát tổ chức tham giaBHTG. BHTG.
Cần phải xây dựng cơ chế vận hành hoạt động giám sát tổ chức tham gia BHTG theo các nội dung trên sao cho có thể tiếp nhận, sử dụng nguồn thông tin và các sản phẩm của hoạt động giám sát giữa các cơ quan của NHNN, Bộ Tài Chính và BHTGVN để trình cấp có thẩm quyền phê duyệt hoặc khi chỉnh sửa bổ sung các chính sách của mỗi cơ quan liên quan thì có sự lồng ghép đảm bảo tính đồng bộ không chỉ của mỗi chính sách mà còn của cả hệ thống chính sách có liên quan.
2.2 Hiện đại hóa về cơ sở vật chất, công nghệ, năng lực mọi mặt của hoạtđộng giám sát cho hệ thống BHTG. động giám sát cho hệ thống BHTG.
Thực hiện dự án hiện đại hóa cơ sở vật chất, công nghệ cho hệ thống BHTG (gồm BHTGVN và các tổ chức tham gia BHTG) trang bị phương tiện cần thiết để kết nối, quản lý dữ liệu tại tổ chức tham gia BHTG với máy chủ của BHTGVN để thực hiện hoạt động giám sát nhằm truy cập thường xuyên giữa BHTGVN đối với toàn hệ thống BHTG phục vụ cho hoạt động giám sát đạt hiệu quả (đầu tư cho dự án này khoảng 1.000 máy tính). Nguồn đầu tư cho dự án hiện đại hóa này có thể từ:
- Tài trợ (toàn bộ hoặc một phần) của BHTGVN (nếu có); - Tài trợ (toàn bộ hoặc một phần) của Chính phủ (nếu có);
- Tài trợ (toàn bộ hoặc một phần) của Hiệp hội BHTG quốc tế (IADI); - Xin tài trợ (toàn bộ hoặc một phần) của các tổ chức tài chính quốc tế (ADB; WB; IMF; AFC …) hoặc hệ thống BHTG của quốc gia có quan hệ với hệ thống BHTG ở Việt Nam.
2.3 Nâng cao năng lực chuyên môn cho đội ngũ cán bộ.
Nâng cao năng lực chuyên môn cho đội ngũ cán bộ làm nghiệp vụ giám sát của cả hệ thống BHTG và cán bộ quản lý hoạt động giám sát đủ sức đương
đầu với những thách thức đặc biệt những thách thức về công nghệ thông tin trong hội nhập quốc tế.
2.4 Xây dựng cơ chế giám sát rủi ro đối với từng nhóm tổ chức tham giaBHTG ở Việt Nam. BHTG ở Việt Nam.
Với quy mô tương đương theo các hướng sau đây:
- Phân hệ thống tổ chức tham gia BHTG theo quy mô, nhóm có quy mô nhỏ là các QTDNDCS; nhóm có quy mô lớn là các TCTD và các TGTC còn lại;
- Để làm cơ sở cho việc áp loại phí BH trong tương lai cho từng nhóm; - Đa dạng các kênh thông tin và các loại thông tin cần thiết phục vụ cho quá trình giám sát đối với tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi;
- Hoàn thiện quy trình giám sát đối với một tổ chức tham gia BHTG.
2.5 Thực hiện các biện pháp phòng ngừa, ngăn chặn rủi ro theo các tiêuchuẩn và thông lệ quốc tế về lĩnh vực BHTG. chuẩn và thông lệ quốc tế về lĩnh vực BHTG.
- Vận dụng mô hình giám sát rủi ro tiên tiến của các hệ thống BHTG trên thế giới đang hoạt động có hiệu quả để tham khảo nhằm hoàn thiện mô hình giám sát đối với tổ chức tham gia BHTG ở Việt Nam phù hợp với xu thế hội nhập quốc tế.
- Áp dụng các chuẩn mực quốc tế trong xây dựng và vận hành hoạt động giám sát, kiểm tra đối với tổ chức tham gia BHTG ở Việt Nam.
- Tăng cường thực hiện các biện pháp giám sát từ xa một cách thường xuyên và có hiệu quả:
+ Thực hiện giám sát theo định kỳ tới 100% các tổ chức tham gia BHTG;
+ Thực hiện tốt việc phân tích đánh giá về tình hình hoạt động của các tổ chức tham gia BHTG thông qua các thông tin mà BHTGVN được cung cấp và khai thác từ các cơ quan, đơn vị có liên quan;
- Tăng cường các hoạt động kiểm tra tại chỗ để đánh giá và đưa gia kết quả xếp loại về chất lượng hoạt động của các tổ chức tham gia BHTG, đặc biệt là các tổ chức có vấn đề, có nguy cơ lây lan ra hệ thống;
+ Chú trọng tới các hoạt động kiểm tra tại chỗ để kịp thời phát hiện vi phạm và xử lý vi phạm một cách kiên quyết;
+ Phối hợp với thanh tra ngân hàng để chia sẻ thông tin, tránh trùng lặp, giúp tổ chức tham gia BHTG phát triển ổn định và hoạt động có hiệu quả;
+ Có biện pháp xử lý dứt điểm những tổ chức tham gia BHTG đang ẩn chứa nhiều rủi ro để ngăn chặn nguy cơ lây lan ra hệ thống;
- Kịp thời phát hiện các vi phạm trong việc thực hiện các quy định về BHTG và an toàn trong hoạt động ngân hàng đối với tổ chức tham gia BHTG; - Thực hiện các biện pháp thông báo, cảnh báo tới các tổ chức tham gia BHTG có vi phạm để kịp thời chấn chỉnh ngăn chặn các nguy cơ rủi ro, tổn thất.
2.6 Hoàn thiện mô hình tổ chức và hoạt động của Chi nhánh.
Về mô hình chung, trong thời gian không xa Chi nhánh cần hoàn thiện bộ máy tổ chức đáp ứng với yêu cầu hoạt động của mình, như thành lập phòng hỗ trợ tài chính; phòng xử lý nợ, tiếp nhận thanh lý tài sản, phòng tính và theo dõi nộp phí.. .
Với một cơ cấu tổ chức hoàn thiện sẽ giúp cho công việc của Chi nhánh không bị dồn đống hay các phòng ban phải làm việc quá nhiều, thực tế cho thấy vì chưa có phòng chi trả, thanh lý riêng biệt nên trong thời gian qua công việc thanh lý, chi trả đều do phòng kiểm tra thực hiện;
Với yêu cầu công tác hiện tại của BHTG một phòng ban có thể thực hiện được nhiều công việc trong một lúc. Tuy nhiên cùng với sự phát triển của nền kinh tế đòi hỏi người cán bộ phải có trình độ chuyên môn sâu về lĩnh vực mà mình làm. Vì vậy việc thành lập các phòng ban riêng biệt đáp ứng nhu cầu công việc thực tế đòi hỏi là một tất yếu;
* Ngoài ra công tác tổ chức cán bộ còn đặt ra một số yêu cầu đối với Chi nhánh là:
Đảm bảo tính độc lập của các kinh tế viên và của bộ phận đặc biệt là cán bộ phòng giám sát, tức là sự phân tách chức năng, nhiệm vụ rõ ràng, không giao nhiệm vụ của bộ phận này cho bộ phận khác làm. Hiện nay tại Chi nhánh, cán bộ quản lý theo địa bàn nhưng khối lượng tổ chức tham gia trong mỗi địa bàn là khá lớn, vì vậy sẽ gây khó khăn cho công tác phân tích sau này. Do đó vấn đề đặt ra là cần phải phân tổ giám sát theo từng chỉ tiêu kinh tế kết hợp với phân tổ theo địa bàn quản lý:
- Phân tổ giám sát về nguồn vốn và sử dụng vốn - Phân tổ giám sát về NQH
- Phân tổ giám sát về khả năng thanh toán và an toàn - Phân tổ về thu phí, tính phí, nhận báo cáo . . .
Điều này cho thấy sẽ hết sức phù hợp đối với một quốc gia mà khả năng cạnh tranh của các ngân hàng là rất phát triển. Khi đó thì việc nghiên cứu cũng như phân tích đánh giá một chỉ tiêu của một số ngân hàng qua đó xếp loại cho từng chỉ tiêu đó không phải là việc dễ dàng gì. Thực trạng này thật sự đòi hỏi phải có những chuyên gia hiểu biết hết sức xâu rộng trong lĩnh vực Ngân Hàng cũng như việc sẽ phải biết tìm những thông tin kinh tế- tài chính đáng tin cậy ở đâu;
Đảm bảo vị thế của bộ phận giám sát trong Chi nhánh, điều này là đặc biệt quan trọng vì công tác giám sát từ xa đối với tổ chức tham gia là thường xuyên, quan trọng nhất không những chỉ hiện tại mà còn cả khi Bảo hiểm tiền gửi đã phát triển. Bởi một lẽ, số lượng tổ chức tham gia nhiều, lại ở các địa bàn khác nhau với đặc điểm xã hội khác nhau, đặc biệt các quỹ tín dụng nhân dân cơ sở hầu hết có mạng lưới hoạt động ở các miền quê nông thôn xa xôi vì vậy việc kiểm tra trực tiếp là khó khăn và còn đặt ra nhiều bất cập lớn;
2.7 Phối hợp một cách chặt chẽ công tác giám sát từ xa và kiểm tra tạichỗ. chỗ.
Về mặt pháp lý, đòi hỏi các hệ thống văn bản phải được thực hiện đúng đắn, thể hiện một cách rõ nét mạch lạc mà logic những công việc cụ thể của các phòng ban phải làm trên cơ sở đó tránh được những bất đồng và mâu thuẫn xảy ra giữa các phòng ban.
Vấn đề quan trọng đó là phải kết hợp chặt chẽ giữa giám sát từ xa và kiểm tra tại chỗ vì hai bộ phận này cần được kết hợp một cách nhuần nhuyễn và không thể tách rời nhau:
Chuyển kết quả phân tích và giám sát cho bộ phận kiểm tra để nghiên cứu nếu có vấn đề thì phải tổ chức kiểm tra, xác minh cụ thể và có biện pháp xử lý kịp thời.
Phối hợp giữa giám sát từ xa, kiểm tra tại chỗ trong việc tiếp nhận các báo cáo của tổ chức tham gia, nghiên cứu kết quả giám sát từ xa và kiểm tra tại chỗ để xử lý ( so sánh kết quả ).
Phối hợp giám sát từ xa và kiểm tra tại chỗ để đánh giá và xếp loại tổ chức tham gia:
- Xếp loại theo kỳ giám sát.
- Phương pháp đánh giá, xếp loại: Tài liệu phân tích và giám sát là cơ sở ban đầu, tài liệu qua kiểm tra tại chỗ là căn cứ xác định. Nếu trong kỳ đánh giá, xếp loại mà không tiến hành kiểm tra tại chỗ thì tài liệu phân tích và giám sát là căn cứ duy nhất để xếp loại tổ chức tham gia.
Việc công bố các chỉ tiêu tài chính sau khi công bố phân loại tổ chức tham gia do bộ phận giám sát từ xa đảm nhận.