Chức trách, nhiệm vụ và quy trình làm việc của Đoàn kiểm tra và các

Một phần của tài liệu Quản lý nghiệp vụ kiểm tra và giám sát từ xa việc chấp hành các quy định BHTG của chi nhánh khu vực Hà Nội (Trang 28)

thành viên thực hiện theo Quy chế đoàn kiểm tra của BHTG Việt Nam.

1.3 Công tác kiểm tra việc thực hiện nghiệp vụ Giám sát – Kiểm tra củaChi nhánh. Chi nhánh.

Trong quá trình thực hiện nhiệm vụ được giao các đơn vị và cá nhân phải tuân thủ Pháp luật, quy định, quy trình nghiệp vụ của BHTGVN

Thủ trưởng quán triệt nội dung văn bản được gửi từ Trụ sở chính đến toàn thể cán bộ trong đơn vị, tổ chức tự thực hiện kiểm soát theo nội dung quy định trong văn bản về :

Chế độ báo cáo: Thủ trưỏng đơn vị có trách nhiệm lập các báo cáo quy định tại Văn bản này gửi Tổng giám đốc

- Báo cáo định kỳ: định kỳ quý, 6 tháng, năm thủ trưởng các đơn vị lập Báo cáo tự kiểm soát theo nội dung kiểm soát quy định rồi gửi Tổng giám đốc.

+ Báo cáo 6 tháng: số liệu báo cáo tính từ ngày 26/12 năm trước đến ngày 25/6 năm báo cáo, gửi về BHTGVN trước ngày 30/3 năm báo cáo

+ Báo cáo quý III: Số liệu báo cáo tính từ 26/6 năm trước đến ngày 25/9 năm báo cáo, gửi về BHTGVN trước ngày 30/6 năm báo cáo

+ Báo cáo năm: Số liệu báo cáo tính từ 26/12 năm trước đến ngày 25/12 năm báo cáo, gửi về BHTGVN trước ngày 31/12 năm báo cáo.

- Báo cáo sau kiểm soát, kiểm toán: sau mỗi cuộc kiểm tra, kiểm toán của BHTGVN hoặc của các cơ quan nhà nước, các đơn vị coa trách nhiệm thực hiện các kiến nghị của đoàn kiểm tra, kiểm toán và lập Báo cáo kết quả thực hiện các kiến nghị gửi Tổng giám đốc, chậm nhất là 15 ngày sau khi có báo cáo kết quả kiểm tra, kiểm toán

- Báo cáo đột xuất: khi có vụ việc bất thường xảy ra tại đơn vị như xảy ra mất mát tài sản, tiền bạc những vụ việc vi phạm của cán bộ, viên chức trong đơn vị hoặc bị các cơ quan pháp luật bắt giam hoặc tiến hành khởi tố, điều tra phải báo cáo Tổng giám đốc. Báo cáo đột xuất được gửi Tổng giám đốc chậm nhất sau 3 ngày làm việc khi sự việc xảy ra được phát hiện.

- Báo cáo theo yêu cầu: Theo chỉ đạo của Tổng giám đốc.

Thực hiện chương trình, nhiệm vụ trong kiểm soát.

Đánh giá chung về việc thực hiện chương trình, kế hoạch công tác được duyệt: đơn vị lập báo cáo được chia làm 2 phần, kế hoạch và kết quả thực hiện. Gồm danh mục công việc, nguồn lực thực hiện và tiến độ thực hiện, căn cứ vào báo cáo để đánh giá tổng thể thực hiện kế hoạch về số lượng và thời gian.

Từ danh mục công việc, xác định đối chiếu với kế hoạch công tác và các công việc phải thực hiện kế hoạch về số lượng, tiến độ và chất lượng công việc theo mục tiêu đề ra. Trong trường hợp không hoàn thành nhiệm vụ phải nêu rõ nguyên nhân và biện pháp khắc phục.

- Đánh giá mức độ hoàn thành kế hoạch và mục tiêu đề ra, các công việc chưa hoàn thành hoặc chưa đạt được mục tiêu.

- So sánh mức độ hoàn thành chức năng, nhiệm vụ và kế hoạch công tác so với nhiệm vụ, mục tiêu của Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam để đánh giá kết quả hoạt động

- Phát hiện những sáng kiến đổi mới phương pháp quản lý và phương pháp làm việc đạt hiệu quả cáo trong công việc

Trường hợp không hoàn thành kế hoạch công tác hoặc chưa đạt được mục tiêu phải nêu rõ nguyên nhân

1.4 Công tác tạo đào tạo và chính sách khuyến khích với cán bộ thực hiệnnghiệp vụ. nghiệp vụ.

1.4.1 Công tác đào tạo cán bộ

 Nguồn nhân lực phụ trách công tác giám sát là yếu tố đóng vai trò quan trọng quyết định đến chất lượng của công tác giám sát. Vì vậy Chi nhánh phải chú trọng đến công tác đào tạo, tập huấn nghiệp vụ cho cán bộ làm công tác giám sát mỗi khi có sự thay đổi chương trình giám sát hay thay đổi các chuẩn mực giám sát để họ có khả năng cập nhật, phân tích kịp thời tình hình hoạt động của tổ chức tham gia BHTG theo chuẩn mực quốc tế và thực tiễn tại Việt Nam. Nâng cao trình độ tin học, khả năng vận hành và khai thác phần mềm giám sát có như vậy họ mới đủ năng lực “đương đầu” với những thách thức đặc biệt là thách thức công nghệ thông tin trong hội nhập quốc tế.

 Trong công tác tại chỗ để đạt hiệu quả cáo đáp ứng được mục đích yêu cầu thì đòi hỏi phải có một đội ngũ cán bộ chuyên môn có phẩm chất tốt, nghiệp vụ vững vàng, đây là yếu tố quyết định đến sự thành công của các đợt kiểm. Chính vì vậy Chi nhánh cần phải quan tâm đến công tác đào tạo và bồi dưỡng nguồn nhân lực thực hiện công việc kiểm tra.

Nói chung Chi nhánh luôn chủ động trong công tác đào tạo, đặc biệt là với các cán bộ trẻ nhằm đáp ứng các yêu cầu công tác ngày càng cao của

và ngoài nước cho cán bộ, viên chức. Đề cử cán bộ tích cực tham các lớp tập huấn do BHTGVN tổ chức Ngoài ra Chi nhánh đặc biệt quan tâm việc đào tạo kỹ năng và phát huy sang tạo qua hoạt động thực tiễn

1.4.2 Các chính sách khuyến khích tạo động lực cho cán bộ

Mọi quyền lợi của cán bộ, viên chức đều được quan tâm đầy đủ, thông qua việc thường xuyên theo dõi diễn biến lương, làm các thủ tục nâng lương, theo dõi nghỉ phép, làm thêm giờ, đối chiếu BHXH, chấm điểm, đánh giá xếp loại hoàn thành nhiệm vụ, văn hóa công sở và các chế độ khác. Được đánh giá một cách nghiêm túc, dân chủ, đúng theo quy định và quy chế của BHTGVN

Việc bàn bạc công khai dân chủ trong các cuộc họp của Chi nhánh đã tạo sự chuyển biến về ý thức, phong cách làm việc, tạo niềm tin và yên tâm trong mỗi cán bộ, viên chức Chi nhánh.

Một phần của tài liệu Quản lý nghiệp vụ kiểm tra và giám sát từ xa việc chấp hành các quy định BHTG của chi nhánh khu vực Hà Nội (Trang 28)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(62 trang)
w