IV. Thực trạng các yếu tố ảnh hưởng trọng việc quản lý nghiệp vụ giám sát từ xa & kiểm tra việc chấp hành các quy định về BHTG tại chi nhánh
3 Điều kiện cần thiết để thực hiện giải pháp.
3.2 Cải tiến công tác giám sát
Công tác giám sát của BHTGVN đối với các tổ chức tham gia BHTG cần được xem là công tác có tầm quan trọng đặc biệt. Làm tốt công tác giám sát sẽ có tác dụng nâng cao hiệu quả và chất lượng của các hoạt động khác của BHTGVN. Trong nội dung cải tiến công tác giám sát, hai vấn đề cần được quan tâm thích đáng: (i) cơ sở pháp lý đối với việc khai thác thông tin của BHTGVN; (ii) cơ sở vật chất và nguồn nhân lực phục vụ công tác giám sát.
(i) Thông tin về các tổ chức tham gia BHTG và thông tin về tình hình
kinh tế và chính trị trong và ngoài nước là cơ sở để thực hiện công tác giám sát. Muốn công tác giám sát có chất lượng với độ chính xác cao, tính kịp thời
và đầy đủ của thông tin và kỹ năng xử lý thông tin là những yếu tố quyết định. Muốn có được thông tin đáp ứng yêu cầu công tác giám sát có hiệu quả, cơ chế cho phép BHTGVN khai thác thông tin từ các đơn vị chức năng có liên quan tới hoạt động của tổ chức tham gia BHTG và cơ chế cung cấp thông tin trực tiếp từ tổ chức tham gia BHTG cho BHTGVN cần được xây dựng kịp thời. Ví dụ, ở Đức, thông tin về tình hình hoạt động của các đơn vị nhận tiền gửi được phản ánh qua hệ thống điểm do đơn vị Kiểm toán Đức thực hiện là loại thông tin không phổ biến, song tổ chức BHTG cho các ngân hàng tư nhân ở Đức được phép tiếp cận thông tin này để phục vụ cho việc giám sát khách hàng của họ.
(ii) Để truy cập và xử lý các thông tin cần thiết cho công tác giám sát,
cần sớm xây dựng chương trình lưu trữ và cập nhật thông tin về khách hàng tham gia BHTGVN và các khách hàng gửi tiền tại mỗi tổ chức đó. Một mạng nội bộ trong toàn hệ thống BHTGVN cũng cần được xây dựng. Với cách quản lý thông tin về khách hàng còn thủ công như hiện nay, nếu một tổ chức tham gia BHTGVN có nhiều chi nhánh phân bố trong cả nước, chẳng hạn như một trong bốn ngân hàng thương mại quốc doanh lớn, xẩy ra tình huống cần chi trả BHTG thì việc xác định chi trả tiền bảo hiểm đối với mỗi người gửi tiền tại một tổ chức tham gia BHTG đảm bảo trong giới hạn chi trả tiền bảo hiểm là rất phức tạp và khó có thể thực hiện được kịp thời và chính xác. Ngoài ra, BHTGVN cần có cơ chế cụ thể cho phép có khả năng truy cập thông tin về tổ chức tham gia BHTG từ các đơn vị thực hiện công tác kiểm tra hoạt động ngân hàng như Kiểm toán Nhà nước; Thanh tra NHNN; Tổng thanh tra Nhà nước v.v. Bên cạnh các mạng nội bộ và mạng truy cập thông tin từ các đơn vị có liên quan, một ngân hàng lưu trữ thông tin dự phòng cần được BHTGVN xem xét và có kế hoạch xây dựng.
Song song với việc cần có một cơ sở vật chất tương xứng với tầm quan trọng của công tác giám sát, một đội ngũ cán bộ có khả năng xử lý thông tin cũng cần được BHTGVN dành nhiều quan tâm đào tạo và phát triển. Các cán bộ làm công tác này cần được trang bị kiến thức về kinh tế vĩ mô, toán kinh tế lượng, phân tích kinh tế, đánh giá rủi ro kinh tế và kiến thức về quản lý tài chính trong hoạt động ngân hàng.
KẾT LUẬN
Xuyên suốt quá trình phát triển của hệ thống tài chính hiện đại, các nhà hoạch định chính sách coi bảo hiểm tiền gửi là một công cụ quan trọng nhằm bảo vệ người gửi tiền và góp phần duy trì ổn định hệ thống tài chính. Trong giai đoạn khủng hoảng tài chính, vai trò của tổ chức bảo hiểm tiền gửi trở nên đặc biệt quan trọng với việc xử lý ngân hàng đổ vỡ, ngăn ngừa tình trạng hoảng loạn, rút tiền hang loạt và đổ vỡ hệ thống.
Việc nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn về bảo hiểm tiền gửi và Tổ chức Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam trong giai đoạn hiện nay là cần thiết vì thị trường tài chính của nước ta đang trong giai đoạn đầu của sự phát triển theo quy luật thị trường với nhiều biến động và thách thức trong đó nhu cầu về bảo vệ người gửi tiền và đảm bảo an sinh xã hội là mối quan tâm hàng đầu của chính phủ. Đặc biệt trong bối cảnh Nhà nước đang có chủ trương hoàn thiện hệ thống pháp luật về tài chính, ngân hàng và BHTG phù hợp với điều kiện Việt Nam và thông lệ quốc tế sau khi gia nhập tổ chức thương mại thế giới WTO.
Để đảm bảo an toàn hệ thống ngân hàng và nâng cao hiệu quả hoạt động của hệ thống bảo hiểm tiền gửi, cần quản lý tốt hai nghiệp vụ giám sát và kiểm tra việc chấp hành các quy định của BHTG đối với các tổ tham gia BHTG nhằm duy trì và đảm bảo sự phát triển an toàn, lành mạnh, của cả hệ thống ngân hàng nói chung và mỗi ngân hàng nói riêng là mục tiêu cấp thiết đối với cả nền kinh tế.