Định hướng hoàn thiện địa vị pháp lý của doanh nghiệp Việt Nam kinh doanh ở nước ngoà

Một phần của tài liệu Địa vị pháp lý của các doanh nghiệp Việt Nam kinh doanh ở nước ngoài (Trang 96)

ngoài tại Liên bang Nga, quy định, Chi nhánh của pháp nhân nước ngoài thành lập trên lãnh thổ Liên bang Nga phải thực hiện một phần chức năng hoặc toàn

3.1.Định hướng hoàn thiện địa vị pháp lý của doanh nghiệp Việt Nam kinh doanh ở nước ngoà

3.1.1. Từ góc độ thể chế kinh tế thị trường

Việc ký kết và thực hiện các điều ước quốc tế về đầu tư đã và đang góp phần hoàn thiện hệ thống pháp luật, chính sách về đầu tư nước ngoài, đẩy nhanh tiến trình hội nhập của nước ta vào nền kinh tế khu vực và thế giới.

Trong những năm qua, Việt Nam đã tham gia có hiệu qủa vào các cơ chế pháp lý song phương, khu vực và thế giới điều chỉnh hoạt động ĐTNN. Từ Hiệp định song phương đầu tiên về khuyến khích và bảo hộ đầu tư ký với Chính phủ Italia vào năm 1990, đến nay Việt Nam đã đạt được thỏa thuận ký kết Hiệp định loại này với 48 nước và vùng lãnh thổ trên thế giới. Từ năm 1993, với việc khai thông quan hệ với các tổ chức và định chế tài chính quốc tế, gia nhập ASEAN, tham gia APEC, ASEM và nộp đơn xin gia nhập WTO, Việt Nam đã có điều kiện tham gia chủ động hơn vào các cơ chế pháp lý điều chỉnh quan hệ hợp tác đầu tư trong khuôn khổ các Tổ chức, Diễn đàn nói trên. Hoạt động đầu tiên thể hiện nỗ lực theo hướng đó là việc Việt Nam tham gia Cơ quan bảo đảm đầu tư đa biên (MIGA) và Công ước New york năm 1958 về công nhận và thi hành phán quyết của trọng tài nước ngoài. Tiếp đó, Việt Nam đã ký kết Hiệp định khung về Khu vực đầu tư ASEAN, tham gia Chương trình hành động xúc tiến đầu tư á- Âu (IPAP) và xây dựng Chương trình hành động quốc gia về tự do hóa đầu tư trong khuôn khổ APEC. Đặc biệt, bằng việc ký kết Hiệp định thương mại Việt Nam- Hoa Kỳ (trong đó có một Chương riêng về phát triển quan hệ đầu tư) và Hiệp định về tự do hóa, khuyến khích, bảo hộ đầu tư với Nhật Bản, Việt Nam đã cam kết thực hiện tiêu chuẩn về đối xử đầu tư với mức cao nhất từ trước đến nay.

Các cam kết quốc tế của Việt Nam về ĐTNN có hình thức, phạm vi và mức độ khác nhau, song đều hướng tới mục tiêu chung là nhằm tự do hóa hoạt động ĐTNN bằng việc mở cửa các lĩnh vực kinh tế và thực hiện chế độ không phân biệt

91

đối xử cho nhà đầu tư nước ngoài theo lộ trình nhất định, đồng thời thiết lập một cơ chế bảo hộ đầu tư phù hợp với thông lệ quốc tế, gồm: không tước đoạt quyền sở hữu đầu tư trừ trờng hợp vì mục đích công cộng và bồi thường thỏa đáng, nhanh chóng; đảm bảo quyền tự do chuyển vốn và các thu nhập hợp pháp khác của nhà đầu tư về nước; công nhận quyền của nhà đầu tư trong việc lựa chọn phơng thức giải quyết tranh chấp với cơ quan có thẩm quyền của nước tiếp nhận đầu tư...

Trong khuôn khổ đàm phán gia nhập WTO, Việt Nam đã tiến hành minh bạch hoá pháp luật, chính sách về ĐTNN và xây dựng Chương trình hành động thực hiện Hiệp định về các biện pháp đầu tư liên quan đến thương mại (TRIMs) với mục tiêu tuân thủ đầy đủ các nghĩa vụ đặt ra trong Hiệp định này ngay tại thời điểm gia nhập WTO. Các cam kết về mở cửa thị trường hàng hóa, dịch vụ, trợ cấp và một số cam kết khác về tự do hóa đầu tư cũng đang được đàm phán phù hợp với điều kiện một nước đang phát triển ở trình độ thấp, đồng thời có tính đến yêu cầu hoàn thiện hệ thống pháp luật, chính sách về ĐTNN nhằm cải thiện hơn nữa môi trường đầu tư của Việt Nam.

Hướng tới đây, khi Hiệp định Thương mại tự do (FTA) Việt Nam-Liên minh châu Âu (EU) là thị trường EU sẽ mở cửa cho hang hóa Việt Nam. Ước tính, khi FTA được ký kết, khoảng 90% dòng thuế của EU sẽ được giảm đến mức thấp nhất, thậm chí chỉ còn 0%. Tuy nhiên, để đạt được đến hiệp định này không phải dễ, đặc biệt khi năng lực cạnh tranh của DNVN còn yếu cũng như thể chế còn thiếu linh hoạt

Thể chế kinh tế thị trường bao gồm: Các quy tắc về hành vi kinh tế diễn ra trên thị trường – các bên tham gia thị trường với tư cách là các chủ thể thị trường. Cách thức thực hiện các quy tắc nhằm đạt được mục tiêu hay kết quả mà các bên tham gia thị trường mong muốn. Các thị trường – nơi hàng hóa được giao dịch, trao đổi trên cơ sở các yêu cầu, quy định của luật lệ (các thị trường quan trọng như hàng hóa và dịch vụ, vốn, lao động, công nghệ, bất động sản…).

Kinh tế thị trường là thành tựu của văn minh nhân loại, bản thân kinh tế thị trường là một thuộc tính xã hội, vì vậy, kinh tế thị trường có thể sử dụng ở các chế độ xã hội khác nhau. Ở bất kỳ xã hội nào, khi lấy thị trường làm phương tiện có tính cơ sở để phân bổ các nguồn lực kinh tế, thì kinh tế thị trường cũng có những đặc

92

điểm chủ yếu sau: Chủ thể kinh tế có tính độc lập, có quyền tự chủ trong sản xuất, kinh doanh, lỗ, lãi tự chịu. Giá cả cơ bản do cung cầu điều tiết, hệ thống thị trường phát triển đồng bộ và hoàn hảo. Nền kinh tế có tính mở cao và vận hành theo quy luật vốn có của kinh tế thị trường như quy luật giá trị, quy luật cung cầu, quy luật cạnh tranh. Có hệ thống pháp quy hoàn chỉnh và sự quản lý vĩ mô của Nhà nước.

Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa là nền kinh tế vừa tuân theo các quy luật của kinh tế thị trường vừa chịu sự chi phối của các yếu tố đảm bảo tính định hướng xã hội chủ nghĩa. Do đó, thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa được hiểu là thể chế kinh tế thị trường, trong đó các thiết chế, công cụ và nguyên tắc vận hành được tự giác tạo lập và sử dụng để phát triển lực lượng sản xuất, cải thiện đời sống nhân dân, vì mục tiêu dân giàu nước mạnh, xã hội công bằng dân chủ văn minh. Nói cách khác, thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hộ chủ nghĩa là công cụ hướng dẫn cho các chủ thể trong nền kinh tế vận động theo đuổi mục tiêu kinh tế - xã hội tối đa, chứ không đơn thuần là mục tiêu lợi nhuận tối đa.

Mục tiêu cơ bản của hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta làm cho nó phù hợp với những nguyên tắc cơ bản của kinh tế thị trường, thúc đẩy kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa phát triển nhanh, hiệu quả, bền vững, hội nhập kinh tế quốc tế thành công, giữ vững định hướng xã hội chủ nghĩa, thực hiện thắng lợi mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng dân chủ văn minh”, xây dựng và bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.

Hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường đồng bộ và hiện đại bảo đảm cạnh tranh bình đẳng, minh bạch giữa các thành phần kinh tế.

Chính sách tài chính quốc gia phải động viên hợp lý, phân phối và sử dụng có hiệu quả mọi nguồn lực cho phát triển kinh tế - xã hội. Thực hiện cân đối ngân sách tích cực, phấn đấu giảm dần bội chi ngân sách. Quản lý chặt chẽ việc vay và trả nợ nước ngoài; giữ mức nợ Chính phủ, nợ quốc gia và nợ công trong giới hạn an toàn. Tăng cường vai trò giám sát ngân sách của Quốc hội và hội đồng nhân dân các cấp.

93

Chính sách tiền tệ phải chủ động và linh hoạt thúc đẩy tăng trưởng bền vững, kiểm soát lạm phát, ổn định giá trị đồng tiền. Tăng cường vai trò của Ngân hàng Nhà nước trong việc hoạch định và thực thi chính sách tiền tệ. Kết hợp chặt chẽ chính sách tiền tệ với chính sách tài khoá. Kiện toàn công tác thanh tra, giám sát hoạt động tài chính, tiền tệ.

Hoàn chỉnh hệ thống pháp luật, chính sách về đất đai bảo đảm hài hoà các lợi ích của Nhà nước, của người giao lại quyền sử dụng đất và của nhà đầu tư.

Tôn trọng quyền tự do kinh doanh và bảo đảm bình đẳng giữa các thành phần kinh tế. Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ và nâng cao hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp nhà nước. Tạo điều kiện thuận lợi để các thành phần kinh tế cùng phát triển.

Tạo lập đồng bộ và vận hành thông suốt các loại thị trường hàng hoá, dịch vụ, tài chính, chứng khoán, bất động sản, lao động, khoa học, công nghệ...

3.1.2. Từ góc độ pháp lý

Nội dung quan trọng của Nhà nước pháp quyền là khẳng định cội nguồn quyền lực nhà nước là ở nhân dân. Để bảo đảm quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân, trong đó nhà nước là của nhân dân chứ không phải nhân dân là của nhà nước, Nhà nước pháp quyền đề cao tính hợp hiến, hợp pháp trong tổ chức và hoạt động của nhà nước, nhà nước chỉ được làm những điều pháp luật cho phép, còn nhân dân được làm tất cả những điều pháp luật không cấm, pháp luật bảo đảm cho sự phát triển tự do tối đa của nhân dân. Vai trò của pháp luật trong việc xây dựng và duy trì một xã hội trật tự ổn định, trong đó không chỉ mỗi công dân, mỗi cá nhân, mà bản thân nhà nước và những người đứng đầu chính quyền cũng phải tôn trọng pháp luật đã được khẳng định. Hai mặt dân chủ và pháp luật trong Nhà nước pháp quyền gắn bó hữu cơ, làm tiền đề tồn tại cho nhau và tạo nên bản chất của Nhà nước pháp quyền trong lịch sử nhân loại.

Xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của dân, do dân, vì dân là cách thức cơ bản để phát huy dân chủ và quyền làm chủ của nhân dân. Đó là Nhà nước trong đó bảo đảm tất cả quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân, vì thế quyền lực nhà nước là thống nhất, không tam quyền phân lập nhưng có sự phân công và

94

phối hợp giữa các cơ quan nhà nước trong quá trình thực hiện quyền lực nhà nước về mặt lập pháp, hành pháp và tư pháp. Đó là Nhà nước quản lý xã hội bằng pháp luật, tăng cường pháp chế, xử lý nghiêm minh kịp thời mọi vi phạm pháp luật nhằm thực hiện và bảo vệ được các quyền tự do dân chủ, đặc biệt là quyền tự do kinh doanh và lợi ích hợp pháp của nhân dân, ngăn ngừa mọi sự tuỳ tiện lạm quyền từ phía cơ quan nhà nước, cán bộ công chức nhà nước, đồng thời ngăn ngừa hiện tượng dân chủ cực đoan, vô kỷ luật, thiếu kỷ cương. Đó là Nhà nước mà mọi tổ chức (kể cả tổ chức đảng), hoạt động phải dựa trên cơ sở pháp luật, tuân thủ pháp luật, chịu trách nhiệm trước công dân về mọi hoạt động của mình. Vì vậy, xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa có quan hệ khăng khít với xây dựng xã hội công dân. Xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của dân, do dân, vì dân, là cách thức cơ bản để phát huy quyền làm chủ của nhân dân, huy động nội lực của toàn thể nhân dân, của tất cả các thành phần kinh tế vào sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Nhà nước pháp quyền, nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và xã hội công dân là bộ ba hợp thành không thể tách rời, là điều kiện và tiền đề cho nhau, là bảo đảm và kết quả của công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

Hiến pháp và pháp luật nước ta ghi nhận quyền của công dân tham gia quản lý nhà nước, quản lý xã hội, tham gia thảo luận các vấn đề chung của cả nước và địa phương, kiến nghị, đề đạt nguyện vọng, yêu cầu của mình với các cơ quan nhà nước. Công dân có quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, quyền khiếu nại, tố cáo, v.v.. Các quyền và sự tự do đó trong nhiều trường hợp là điều kiện để nhân dân kiểm tra hoạt động của Nhà nước, nhưng trước hết đó là một trong những phương thức quan trọng để thực hiện dân chủ. Vì vậy, cần chăm lo cho con người, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mọi người; tôn trọng và thực hiện các điều ước quốc tế về quyền con người mà Việt Nam đã ký kết hoặc tham gia. Đổi mới cơ chế, xác định trách nhiệm của các cấp, các ngành, của cán bộ, công chức trong việc giải quyết kịp thời khiếu nại, tố cáo của công dân.

Quyền lực nhà nước ở nước ta là quyền lực nhà nước thống nhất. Sự thống nhất đó là ở mục tiêu chung phục vụ lợi ích của nhân dân, của đất nước, của dân

95

tộc. Xét theo cơ chế tổ chức thì quyền lực nhà nước tối cao, tức là những chức năng và thẩm quyền cao nhất thuộc về những cơ quan đại diện cho nhân dân. Ở nước ta, đó là Quốc hội và Hội đồng nhân dân các cấp. Quốc hội có thẩm quyền lập hiến và lập pháp; quyền giám sát tối cao; quyền quyết định kế hoạch phát triển đất nước; quyền lập ra các cơ quan và chức vụ quốc gia cao nhất. Hội đồng nhân dân các cấp là những cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương, đại diện cho ý chí, nguyện vọng và quyền làm chủ của nhân dân, do nhân dân địa phương bầu ra, chịu trách nhiệm trước nhân dân địa phương và cơ quan nhà nước cấp trên.

Một trong những điểm cơ bản của việc xây dựng Nhà nước pháp quyền của dân, do dân, vì dân là quyền lực nhà nước thống nhất trên cơ sở phân công và phối hợp trong việc thực hiện ba quyền: lập pháp, hành pháp, tư pháp. Có thể hiểu rằng, sự thống nhất là nền tảng, sự phân công và phối hợp là phương thức để đạt được sự thống nhất của quyền lực nhà nước. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Trong giai đoạn hiện nay, hoạt động lập pháp đang đứng trước những nhiệm vụ mới mẻ và phức tạp của việc điều chỉnh pháp luật đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, chủ động hội nhập kinh tế quốc tế. Lập pháp phải bảo đảm tính khả thi của các quy định pháp luật, tính hiệu lực và hiệu quả của việc áp dụng pháp luật vào cuộc sống. Hoạt động lập pháp phải vừa bảo đảm chất lượng, vừa theo kịp yêu cầu của sự phát triển. Muốn vậy, cần tổ chức tốt hơn nữa quy trình lập pháp. Quy trình đó phải vừa bảo đảm phản ánh được sự phát triển sống động của đời sống xã hội trong các lĩnh vực, lại vừa bảo đảm tính chuyên môn pháp lý của các quy định để có sự phối hợp chặt chẽ giữa khâu làm luật với việc ban hành các văn bản dưới luật, tổ chức thực hiện pháp luật. Mặc dù đã có nhiều nỗ lực đổi mới và cải cách nhưng tổ chức và hoạt động của bộ máy hành pháp của nước ta còn nhiều nhược điểm, còn nhiều mặt chưa theo kịp và đáp ứng được yêu cầu phát triển của đất nước. Tổ chức hành pháp chưa thông suốt, còn yếu trong việc xử lý những mối liên kết dọc và ngang, thậm chí còn có hiện tượng cục bộ. Chế độ phân cấp trách nhiệm còn thiếu rành mạch, làm trầm trọng thêm. Vì vậy, dưới góc độ pháp lý cần phải hoàn thiện pháp luật về đầu tư ra nước ngoài theo hướng sau:

96

Tiếp tu ̣c phát triển đồng bô ̣ các loa ̣i thi ̣ trường , hoàn thiện công cụ quản lý vĩ mô theo hướng tự do hoá thương ma ̣i và đầu tư.

Để hoàn thiê ̣n môi trường k inh doanh, tạo sức hấp dẫn để thu hút đầu tư của mọi thành phần kinh tế ra nước ngoài , cần thực hiê ̣n nh ư: Hoàn thiện hệ thống các chính sách để cải thiện đồng bộ môi trường đầu tư , đă ̣c biê ̣t là các vấn đề quản lý ngoại hối, tuyển du ̣ng lao đô ̣ng , chuyển giao công nghê ̣ , môi trường...; Đẩy mạnh

Một phần của tài liệu Địa vị pháp lý của các doanh nghiệp Việt Nam kinh doanh ở nước ngoài (Trang 96)