THỰC TRẠNG PHÁP LÝ CỦA DOANH NGHIỆP VIỆT NAM KINH DOANH Ở NƯỚC NGOÀ

Một phần của tài liệu Địa vị pháp lý của các doanh nghiệp Việt Nam kinh doanh ở nước ngoài (Trang 40)

chủ thể cơ bản của Tư pháp quốc tế. Chủ thể của Tư pháp quốc tế có những dấu hiệu đặc trưng sau đây: Đang hoặc sẽ tham gia trực tiếp vào các quan hệ xã hội thuộc phạm vi điều chỉnh của Tư pháp quốc tế. Có ý chí độc lập, không lệ thuộc vào các chủ thể khác trong quan hệ Tư pháp quốc tế. Có các quyền và nghĩa vụ pháp lý nhất định được bảo hộ theo các quy định của Tư pháp quốc tế. Có khả năng độc lập chịu trách nhiệm pháp lý theo quy định của pháp luật đối với những hành vi do chủ thể đó gây ra.

Định nghĩa chủ thể của Tư pháp quốc tế: Chủ thể của Tư pháp quốc tế là bộ phận cấu thành cơ bản của quan hệ Tư pháp quốc tế, là thực thể đang hoặc sẽ tham gia trực tiếp vào các quan hệ Tư pháp quốc tế một cách độc lập, có các quyền và nghĩa vụ pháp lý nhất định được bảo hộ theo các quy định của Tư pháp quốc tế và có khả năng độc lập chịu trách nhiệm pháp lý theo các quy định của pháp luật đối với hành vi do chủ thể đó gây ra [24].

Một tổ chức, cho dù đó là một pháp nhân hoặc một tập thể cá nhân chưa hội đủ các điều kiện của một pháp nhân, đều có thể trở thành chủ thể cơ bản của Tư pháp quốc tế khi tổ chức đó hội đủ các dấu hiệu cơ bản của một chủ thể của Tư pháp quốc tế.

Pháp luật của các nước khác nhau có quan niệm khác nhau về tổ chức nước ngoài. Theo quan niệm chung của đa số các nước trên thế giới, tổ chức nước ngoài thường được xem xét trong Tư pháp quốc tế là tổ chức được thành lập theo những quy định của pháp luật nước ngoài nhằm những mục đích đã được xác định trước. Các tổ chức đó có thể được thành lập theo những quy định của công pháp (các cơ quan công quyền, tổ chức tôn giáo, xã hội, xã hội – nghề nghiệp, trường học, bệnh viện…) hoặc theo quy định của tư pháp (các doanh nghiệp, hội buôn, tổ đội lao

Một phần của tài liệu Địa vị pháp lý của các doanh nghiệp Việt Nam kinh doanh ở nước ngoài (Trang 40)