Thực trạng pháp lý doanh nghiệp Việt Nam kinh doan hở nước ngoà

Một phần của tài liệu Địa vị pháp lý của các doanh nghiệp Việt Nam kinh doanh ở nước ngoài (Trang 76 - 96)

ngoài tại Liên bang Nga, quy định, Chi nhánh của pháp nhân nước ngoài thành lập trên lãnh thổ Liên bang Nga phải thực hiện một phần chức năng hoặc toàn

2.4. Thực trạng pháp lý doanh nghiệp Việt Nam kinh doan hở nước ngoà

2.4.1. Thực trạng pháp luật Việt Nam

Trong xu hướng toàn cầu, cùng với việc thu hút vốn đầu tư từ bên ngoài, đầu tư ra nước ngoài là phương thức không thể thiếu được của một quốc gia thực hiện chính sách mở cửa để hội nhập kinh tế quốc tế. Đầu tư ra nước ngoài là một xu thế tất yếu của các quốc gia trong khu vực và trên thế giới nhằm mở rộng thị trường, nâng cao khả năng cạnh tranh cho các doanh nghiệp, tận dụng nguồn tài nguyên bên ngoài để bổ sung cho những thiếu hụt trong nước và tận dụng quota xuất khẩu của nước sở tại để mở rộng thị trường; tiếp cận khoa học kỹ thuật, nâng cao trình độ quản lý. Do sớm nhận thức được tầm quan trọng của hoạt động đầu tư ra nước ngoài nên Chính phủ và và các cơ quan quản lý chức năng đã sớm ban hành các văn bản pháp lý để điều chỉnh các hoạt động này, nhằm tạo môi trường pháp lý cho các nhà đầu tư và công tác quản lý có hiệu quả hơn.

Một là, giai đoạn từ năm 1999 đến trước năm ban hành Luật đầu tư năm 2005: Hoạt động ĐTRNN bắt đầu diễn ra vào những năm 90, đi tiên phong là một số DNTN của một số tỉnh có đường biên giới với nước bạn Lào, Campuchia. Các doanh nghiệp đã thực hiện dự án đầu tư theo thoả thuận của chính quyền hai địa phương và thu được nhiều kết quả tốt.

Trước thực tế đó, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 22/1999/NĐ-CP ngày 14/4/1999 quy định đầu tư ra nước ngoài của DNVN, để hướng dẫn và quản lý hoạt động ĐTRNN. Như vậy, sau hơn 10 năm thực thi Luật ĐTNN tại Việt Nam, pháp luật về ĐTRNN tại Việt Nam đã bắt đầu hình thành, mở đường

71

cho các hoạt động ĐTRNN sau này. Mặc dù, hành lang pháp lý cho ĐTRNN của DNVN mới được ban hành đầu năm 1999, thế nhưng trước thời điểm này một số DNVN đã tiến hành hoạt động ĐTRNN. Điều 1, Nghị định 22/1999/NĐ-CP, nêu rõ: “Đầu tư ra nước ngoài của DNVN là việc DNVN đưa vốn bằng tiền, tài sản khác ra nước ngoài để đầu tư trực tiếp ra nước ngoài” [50]. Nghị định cũng nêu rõ các doanh nghiệp muốn đầu tư ra nước ngoài phải đáp ứng các điều kiện là: Dự án ĐTRNN có tính khả thi; DN không nợ nghĩa vụ tài chính, thuế với nhà nước. Tại điều 6 có nêu: “DNNN, DN thuộc các thành phần kinh tế khác nhưng có vốn ĐTRNN có giá trị từ 1 triệu đô la Mỹ trở lên phải tuân thủ quy định xin phép ĐTRNN”, nghĩa là khi muốn ĐTRNN, hai đối tượng nêu trên phải gửi toàn bộ hồ sơ ĐTRNN đến Bộ KH&ĐT. Thời hạn xét duyệt chấp nhận đảng ký đầu tư hoặc cấp phép ĐTRNN là 30 ngày.

Để triển khai Nghị định 22/1999/NĐ-CP, các Bộ, ngành liên quan đã ban hành các văn bản hướng dẫn cụ thể hoạt động ĐTRNN của DNVN. Các văn bản pháp lý điều chỉnh trực tiếp hoạ động ĐTRNN của DNVN, đó là: Thông tư số 01/2001/TT-NHNN ngày 19/01/2001 của Ngân hành Nhà nước Việt Nam về hướng dẫn quản lý ngoại hối đối với đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của DNVN; Quyết định số 116/2001/QĐ-TTg ngày 02/8/2001 của Thủ tướng Chính phủ về một số ưu đãi khuyến khích đầu tư ra nước ngoài trong lĩnh vực hoạt động dầu khí; Thông tư sô 05/2001/TT-BKH ngày 30/8/2001 của Bộ KH&ĐT về việc hướng dẫn hoạt động ĐTRNN của DNVN; Thông tư số 97/2002/TT-BTC, ngày 24/10/2002 hướng dẫn thực hiện nghĩa vụ thuế đối với DNVN ĐTRNN; Thông tư sửa đổi, bổ sung khoản 6, mục III, Thông tư số 01/2001/TT-NHNN 19/01/2001 của Ngân hành Nhà nước Việt Nam về hướng dẫn quản lý ngoại hối đối với đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của DNVN.

Ngoài ra, hoạt động đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của các DNVN còn chịu sự điều chỉnh của các văn bản pháp lý sau: Quyết định số 158-QĐ-CTN ngày 26/01/1994 của Chủ tịch nước về việc phê chuẩn Công ước thành lập tổ chức đảm bảo đầu tư đa biên (MIGA); Công ước thành lập tổ chức đảm bảo đầu tư đa biên (MIGA); Nghị đinh số 63/1998-NĐ/CP, ngày 17/8/1998 của Chính

72

phủ về quản lý ngoại hối; Thông tư số 01 /1999-TT/NH-NN ngày 16/4/1999 của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam hường dẫn thi hành Nghị định số 63/1998- NĐ/CP, ngày 17/8/1998 của Chính phủ về quản lý ngoại hối; Nghị định số 05/2001/NĐ-CP, ngày 17/01/2001 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị đinh số 63/1998-NĐ/CP, ngày 17/8/1998 của Chính phủ về quản lý ngoại hối; Quyết định số 61/2001/QĐ-TTg, ngày 25/4/2001 của Thủ tướng Chính phủ về nghĩa vụ bán và quyền mua ngoại tệ của người cư trú là tổ chức; Thông tư số 05/2001-TT/NH-NN ngày 31/5/2001 của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam hướng dẫn thi hành Quyết định số 61/2001/QĐ-TTg, ngày 25/4/2001 của Thủ tướng Chính phủ về nghĩa vụ bán và quyền mua ngoại tệ của người cư trú là tổ chức; Quyết định số 10/76/2001/QĐ/NH-NN ngày 27/8/2001 của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam về việc bổ sung, sửa đổi Thông tư số 05/2001-TT/NH-NN ngày 31/5/2001 của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam hướng dẫn thi hành Quyết định số 61/2001/QĐ-TTg, ngày 25/4/2001 của Thủ tướng Chính phủ về nghĩa vụ bán và quyền mua ngoại tệ của người cư trú là tổ chức; Nghị định số 05/2001/NĐ-CP ngày 03/3/2000 của Chính phủ về quản lý xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam.

Ngoài ra còn một số văn bản khác liên quan đến hoạt động xuất, nhập cảnh của công dân Việt Nam do Bộ Công an và Bộ ngoại giao ban hành.

Sự ra đời của các văn bản trực tiếp điều chỉnh hoạt động đầu tư trực tiếp ra nước ngoài đã tạ ra một khung pháp lý cần thiết cho hoạt động đầu tư của các DNVN, đồng thời tạo môi trường ổn định, thông thoáng nhằm khuyến khích các DNĐTRNN. Các văn bản pháp lý đưa ra điều chỉnh hoạt động đầu tư trực tiếp ra nước ngoài một mặt nhằm kiểm soát hoạt động của các doanh nghiệp Việt Nam trong lĩnh vực này như Thông tư số 05/2001/TT-BKH ngày 30/8/2001 của BKH&ĐT hướng dẫn hoat động ĐTRNN của các DNVN có quy định: đối với những dự án ĐTRNN mà chủ đầu tư không thuộc thành phần kinh tế nhà nước và có vốn dưới 1 triệu đô la Mỹ, được quy định tại khoản 2 điều 6 Nghị định 22/1999/NĐ-CP ngày 14/4/1999 của Chính phủ, DNVN phải lập hồ sơ dự án theo quy trình đăng ký cấp giấy phép ĐTRNN gửi Bộ KH&ĐT, còn đối với các

73

dự án ĐTRNN (không phân biệt quy mô và mục đích đầu tư) và các dự án đầu tư của các thành phần kinh tế khác có vốn đầu tư từ một triệu đô la Mỹ trở lên phải lập hồ sơ dự án theo quy trình thẩm định cấp giấy phép đầu tư ra nước ngoài gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư. Tại Nghị định 63/1998/NĐ-CP ngày 17/8/1998 về quản lý ngoại hối, chương IV các giao dịch vốn có nêu rõ: “Nhà đầu tư Việt Nam được chuyển vốn ra nước ngoài để đầu tư theo quy định của pháp luật Việt Nam về ĐTRNN. Vốn ĐTRNN bằng tiền phải chuyển qua tài khoản mở tại ngân hàng”. Theo Thông tư số 01/2001/TT-NHNN ngày 19/01/2001 của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam hướng dẫn về quản lý ngoại hối đối với ĐTRNN của DNVN quy định về việc mở và sử dụng tài khoản. Để thực hiện dự án ĐTRNN của DN phải mở một tài khoản tiền gửi ngoại tệ tại một ngân hàng được phép hoạt động ngoại hối. Mọi giao dịch chuyển tiền ra nước ngoài và vào Việt Nam liên quan đến hoạt động ĐTRNN của DN phải thực hiện thông qua tài khoản này; đồng thời doanh nghiệp sử dụng lời nhuận để tái đầu tư hoặc kéo dài thời hạn ĐT ở nước ngoài thì sau khi có văn bản chấp thuận của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, DN phải đăng ký với chi nhánh ngân hàng nhà nước tỉnh, thành phố nơI doanh nghiệp đặt trụ sở chính. Hàng năm, trong thời hạn 6 tháng kể từ khi kết thúc năm tài chính của nước tiếp nhận đầu tư, DN phải gửi cho chi nhánh ngân hàng nhà nước tỉnh, thành phố nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính (trong đó có bảng tổng kết tài sản và kết quả kinh doanh lãi, lỗ của DN, có chứng nhân của kiểm toán hoặc cơ quan có thẩm quyền của nước tiếp nhận đầu tư.

Các văn bản pháp lý về ĐTRNN cũng đưa ra một số ưu đãi nhằm khuyến khích các DN, như Thông tư số 97/2002/TT-BTC của Bộ Tài chính, hướng dẫn thực hiện nghĩa vụ thuế đối với DNVN ĐTRNN. Đó là, máy móc, thiết bị, bộ phận rời xuất khẩu ra nước ngoài để tạo tài sản cố định của dự án ĐTRNN khi thanh lý hoặc kết thúc dự án và được nhập khẩu trở lại vào Việt Nam, được miễn thuế nhập khẩu và là đối tượng không phải chịu thuế giá trị gia tăng. Đối với thuế thu nhập doanh nghiệp (hoặc một loại thuế có bản chất tương tự như thuế thu nhập DN) ở nước ngoài, khi tính thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp tại Việt Nam, DNVN ĐTRNN được trừ số tiền thuế đã nộp ở nước ngoài hoặc được đối tác nước tiếp nhận đầu tư trả

74

thay (kể cả đối với tiền lãi cổ phần) nhưng số thuế được trừ không vượt quá số thuế thu nhập tính theo quy định của Luật Thuế thu nhập DN của Việt Nam.

Riêng đối với lĩnh vực dầu khí, theo Quyết định số 116/2001/QĐ-TTg ngày 02/8/2001 của Thủ tướng Chính phủ về một số ưu đãi, khuyến khích ĐTRNN trong lĩnh vực hoạt động dầu khí. Chính phủ áp dụng một số ưu đãi, khuyến khích đối với hình thức đầu tư 100% vốn hoặc vốn góp theo tỷ lệ tham gia trong lĩnh vực hoạt động dầu khí bao gồm: tìm kiếm, thăm dò, phát triển mỏ và khai thác dầu khí; kể cả các hoạt động phục vụ trực tiếp cho hoạt động dầu khí và khi xác định số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp tại Việt Nam đối với các dự án dầu khí ĐTRNN, doanh nghiệp được trừ số số thuế thu nhập doanh nghiệp đã nộp ở nước ngoài hoặc được nước tiếp nhận đầu tư trả thay (có chứng từ hợp lệ).

Các văn bản nêu trên đã tạo ra hành lang pháp lý cho hoạt động ĐT trực tiếp nước ngoài của các DNVN. Bên cạnh ưu điểm, các văn bản cũng bộc lộ những hạn chế, đó là: Nghị định số 22/1999/NĐ-CP là văn bản có giá trị pháp lý cao nhất quy định về hoạt động ĐTRNN của DNVN; chủ trương khuyến khích ĐTRNN chưa được ghi nhận trong các văn kiện của Đảng và pháp luật. Nội dung chính của Nghị định 22/1999/NĐ-CP và các văn bản hướng dẫn thi hành là quy định về các trình tự thủ tục để phục vụ cho công tác quản lý Nhà nước, còn việc khuyến khích đầu tư chưa được đề cập ở văn bản này.

Thủ tục hành chính trong việc cấp phép ĐTRNN tương đối phức tạp, nhất là đối tượng sử dụng vốn nhà nước. Mặc dù Nghị định số 22/1999/NĐ-CP quy định quy trình đăng ký và thẩm định cấp giấy phép đầu tư nhưng phạm vi áp dụng quy trình thẩm định rất rộng; nhiều trường hợp phải trình Thủ tướng Chính phủ trước khi cấp giấy phép đầu tư.

Ngoại trừ một số quy định liên quan đến tránh đánh thuế trùng và chính sách ưu đãi ĐTRNN trong lĩnh vực hoạt động dầu khí, pháp luật về ĐTRNN không quy định chính sách khuyến khích và hỗ trợ cho các DNVN khi ĐTRNN.

Trong giai đoạn này, DN gặp rất nhiều khó khăn trong việc chuyển vốn ra nước ngoài để thực hiện đầu tư cũng như việc chuyển lợi nhuận về nước. Đối với những DN

75

muốn ĐTRNN nhưng hạn chế về nguồn vốn thì lại chưa có một cơ chế nào quy định về việc cho vay ngoại tệ để ĐTRNN.

Đối tượng được phép ĐTRNN chỉ bao gồm các doanh nghiệp Việt Nam; các DN có vốn ĐTRNN tuy không bị cấm ĐTRNN, nhưng không thuộc phạm vi điều chỉnh của Nghị định 22/1999/NĐ-CP, mà theo quy định riêng của Chính phủ. Tuy nhiên, Chính phủ cũng không ban hành bất cứ một văn pháp lý nào quy định về việc ĐTRNN của các DN có vốn ĐTNN.

Khung pháp luật về ĐTRNN như đã trình bày cơ bản phù hợp với giai đoạn đầu khi số lượng dự án ĐTRNN còn ít, quy mô chưa lớn. Trước yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế, Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX tháng 4 năm 2001, đã chính thức xác định chủ trương: “Khuyến khích và hỗ trợ cho các doanh nghiệp và cá nhân Việt Nam ĐTRNN, nhà nước có vai trò “Tạo khuôn khổ pháp lý, nhằm khuyến khích hoạt động ĐTRNN để phát huy lợi thế so sánh của đất nước”. Chủ trương như này, đã nhanh chóng tác động đến hoạt động ĐTRNN của DNVN, số lượng DNĐTRNN tăng nhanh, tại 58 địa bàn với 639 dự án, tính lũy kế hết năm 2011(xem biểu 2.1). Tuy nhiên, khi số lượng các dự án cũng như quy mô các dự án tăng lên thì khung pháp luật đã bộc lộ những hạn chế gây khó khăn, lúng túng cho nhà đầu tư khi đem vốn, tài sản đi đầu tư; mặt khác Nhà nước không đảm bảo thực hiện có hiệu quả công tác quản lý đối với hoạt động này.

Hai là, giai đoạn từ 2005 đến nay:

Để khắc phục những khó khăn cho các doanh nghiệp bảo đảm cho công tác quản lý nhà nước có hiệu quả, ngày 29/11/2005 Luật Đầu tư được Quốc hội XI, kỳ họp thứ 8, thông qua và có hiệu lực từ ngày 01/07/2006, thay thế Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam và Luật Khuyến khích đầu tư trong nước. Luật Đầu tư được thông qua vào thời điểm kinh tế tư nhân trong nước phát triển mạnh mẽ, thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài đạt được những bước tiến dài sau thời gian áp dụng những quy định thông thoáng, đột phá của Luật Doanh nghiệp năm 1999 và Luật Đầu tư nước ngoài năm 1987. Đây cũng là thời điểm Việt Nam chính thức trở thành thành viên của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) với những cam kết mạnh mẽ về mở cửa thị trường hàng hóa, dịch vụ và tự do hóa hoạt động đầu tư. Trong bối cảnh đó,

76

Luật Đầu tư được ban hành nhằm: Tiếp tục thể chế hóa đường lối đổi mới và chính sách phát triển nền kinh tế nhiều thành phần của Nhà nước Việt Nam nhằm giải phóng, huy động tối đa mọi nguồn lực cho phát triển kinh tế-xã hội của đất nước. Duy trì và mở rộng quyền tự do đầu tư/kinh doanh của các nhà đầu tư và doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế theo hướng áp dụng phổ biến chế độ đăng ký thay cho chế độ cấp phép, xóa bỏ những quy định xin-cho, phê duyệt bất hợp lý, trái với nguyên tắc tự do kinh doanh, gây phí tổn cho doanh nghiệp và xã hội. Đổi mới vai trò và chức năng của nhà nước trong quản lý hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp theo hướng giảm, tiến tới loại bỏ sự can thiệp hành chính không cần thiết, đồng thời tăng cường vai trò cũng như năng lực của nhà nước trong việc tạo điều kiện để thị trường phát triển và hoạt động hiệu quả. Đảm bảo phù hợp với lộ trình thực hiện các cam kết quốc tế song phương và đa phương của Việt Nam.

Trong đó, Luật đã dành hẳn một chương quy định về hoạt động ĐTRNN. Luật khuyến khích các tổ chức kinh tế tại Việt Nam đầu tư trực tiếp hoặc gián tiếp ra nước ngoài vào những lĩnh vực xuất khẩu nhiều lao động; phát huy có hiệu quả các ngành, nghề truyền thống của Việt Nam; mở rộng thị trường, khai thác nguồn

Một phần của tài liệu Địa vị pháp lý của các doanh nghiệp Việt Nam kinh doanh ở nước ngoài (Trang 76 - 96)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)