Tổ chức bộ máy quản lý của công ty.

Một phần của tài liệu Kế toán chi phí dịch vụ tư vấn tại công ty tư vấn xây dựng công trình giao thông 2 (Trang 26)

giám đốc và các phòng ban chức năng. Mỗi phòng ban đều có chức năng và quyền hạn rõ ràng, song có mối liên hệ chặt chẽ với nhau trong quá trình hoạt động kinh doanh sao cho toàn bộ các hoạt động đều được phân phối nhịp nhàng, ăn khớp nhằm thể hiện thống nhất các mục tiêu của doanh nghiệp dẫn đến sự thành công của dịch vụ mang tới khách hàng

Tổ chức bộ máy quản lý của công ty được khái quá theo sơ đồ: (Phụ lục số 3.3)

Hội đồng quản trị: Chịu trách nhiệm chung về hoạt động của hội đồng quản trị và có vai trò bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức, ký hợp đồng, chấm dứt hợp đồng với giám đốc và người quản lý quan trọng khác do điều lệ của công ty quy định; quyết định mức lương và lợi ích khác của người quản lý đó; quyết định mức thù lao và lợi ích của người đó.

Ban kiểm soát: Có vai trò kiểm tra tính hợp lý, hợp pháp trong quản lý, điều hành kinh doanh, trong ghi chép sổ sách kế toán và báo cáo tài chính; Thẩm định báo cáo tài chính hàng năm của công ty, kiểm tra từng vấn đề cụ thể liên quan tới quản lý, điều hành hoạt động của công ty; Kiến nghị, bổ sung, sửa đổi, cải tiến cơ cấu tổ chức quản lý, điều hành hoạt động kinh doanh của công ty.

Ban Giám đốc bao gồm:

- Giám đốc: Là người đứng đầu công ty có vai trò quan sát lãnh đạo toàn bộ công ty bằng cách thông qua nhân viên cấp dưới như phó giám đốc, trưởng phòng, quản đốc, tổ trưởng,… Ngoài ra, Giám đốc còn phụ trách các hợp đồng và chịu trách nhiệm ký các hợp đồng kinh tế.

- Phó giám đốc: Là người giúp việc cho giám đốc, phó giám đốc có nhiệm vụ thay mặt giám đốc khi giám đốc đi vắng hoặc được giám đốc ủy quyền điều hành công tác nội chính, có trách nhiệm thường xuyên bàn bạc với giám đốc về công tác tổ chức hành chính, sản xuất kinh doanh, tiến độ thi công công trình. Triển khai công việc đã thống nhất xuống các bộ phận thuộc khối mình phụ trách kịp thời và thông tin nhanh những thuận lợi và khó khăn trong công việc điều hành để cùng giám đốc rút kinh nghiệm và đề ra phương hướng chỉ đạo mới.

Các phòng ban chức năng:

- Phòng tổ chức – hành chính: Có nhiệm vụ quản lý, tổ chức, quản lý nhân sự và công tác văn phòng, xây dựng phương án tổ chức sản xuất kinh doanh, tham mưu

cho giám đốc sắp xếp bố trí lực lượng cán bộ công nhân, thực hiện Bộ luật lao động, đề xuất các phương án giải quyết chế độ chính sách nhà nước.

- Phòng Tài chính – Kế toán: Có nhiệm vụ giúp Giám đốc quản lý toàn bộ công tác tài chính kế toán của công ty, phòng có chức năng nhiệm vụ lập kế hoạch tài chính của công ty, tổ chức công tác hạch toán kế toán của công ty một cách chính xác và kịp thời, đúng theo quy định của nhà nước, quản lý sử dụng vốn và tài sản của công ty chặt chẽ và an toàn, thực hiện đôn đốc việc thanh toán, đối chiếu công nợ, vay, trả trong và ngoài công ty, thực hiện báo cáo tài chính năm, quý, tháng một cách kịp thời, chính xác

- Phòng Kinh tế - Kế hoạch: Có nhiệm vụ giúp Giám đốc thực hiện nhiệm vụ quản lý kế hoạch, kỹ thuật thi công, định mức, đơn giá, dự toán, vật tư, thiết bị an tonaf lao động, tiếp cận thị trường, làm nhiệm vụ tư vấn, chuẩn bị đủ hồ sơ cần thiết theo quy định để tham gia đấu thầu công trình hoặc đàm phán và đi đến ký kết hợp đồng kinh tế,…

- Phòng kỹ thật chất lượng: Có nhiệm vụ tham mưu giúp giám đốc trong quá trình điều hành lĩnh vực công việc, kỹ thuật và thực hiện chức năng: Đề xuất phương hướng kỹ thuật, thẩm tra chất lượng tất cả các đề án về nội dung cũng như hình thức, quy trình quy phạm, định mức đơn giá do các cơ quan quản lý của tổng công ty, Bộ yêu cầu.

Một phần của tài liệu Kế toán chi phí dịch vụ tư vấn tại công ty tư vấn xây dựng công trình giao thông 2 (Trang 26)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(57 trang)
w