Đặc điểm công tác tổ chức sản xuất xây lắp trong công ty

Một phần của tài liệu luận văn quản trị tài chính Một số giải pháp nhằm gia tăng lợi nhuận và tỷ suất lợi nhuận tại Công ty Cổ phần xây dựng số 1 Sông Hồng (Trang 48)

Những đặc điểm xuất phát từ tính chất của sản phẩm xây lắp

• Tình hình và điều kiện sản xuất trong xây dựng thiếu tính ổn định, luôn luôn biến đổi theo địa điểm xây dựng và giai đoạn xây dựng. Cụ thể là trong xây dựng con người và công cụ lao động luôn phải di chuyển từ công trình này đến công trình khác, còn sản phẩm xây dựng (công trình xây dựng) thì hình thành và đứng yên tại chỗ, một đặc điểm hiếm thấy ở các ngành sản xuất vật chất khác. Các phương án xây dựng về mặt kỹ thuật và tổ chức sản xuất của Công ty luôn phải thay đổi theo từng địa điểm và giai đoạn xây dựng. Đặc điểm này gây khó khăn cho việc tổ chức sản xuất, khó cải thiện điều kiện làm việc cho người lao động, làm nảy sinh nhiều chi phí cho khâu di chuyển lực lượng sản xuất và cho những công trình tạm phục vụ sản xuất. Muốn khắc phục những khó khăn đó công tác tổ chức xây dựng trong Công ty phải chú ý tăng cường tính cơ động, tính linh hoạt và gọn nhẹ về mặt trang bị TSCĐ, lựa chọn các hình thức tổ chức sản xuất linh hoạt, tăng cường điều hành tác nghiệp, phấn đấu giảm chi phí có

liên quan đến công tác vận chuyển, chọn lựa vùng hoạt động thích hợp. Công ty cần lợi dụng tối đa lực lượng xây dựng tại chỗ và liên kết tại chỗ để tranh thầu xây dựng, chú ý đến nhân tố chi phí vận chuyển khi lập giá tranh thầu. Đặc điểm trên cũng đòi hỏi Công ty phải phát triển rộng khắp trên lãnh thổ các loại hình dịch vụ sản xuất phục vụ xây dựng như: dịch vụ cho thuê máy xây dựng, cung ứng và vận tải, sản xuất vật liệu xây dựng...

• Chu kỳ sản xuất (thời gian xây dựng công trình) thường dài, đặc điểm này làm cho vốn đầu tư xây dựng công trình và vốn sản xuất của Công ty thường bị ứ đọng lâu tại các công trình đang xây dựng. Yếu tố bất lợi này đòi hỏi Công ty phải chọn lựa phương án có thời gian xây dựng hợp lý, kiểm tra chất lượng chặt chẽ, phải có chế độ thanh toán giữa kỳ và dự trữ vốn hợp lý.

• Sản phẩm xây dựng phải tiến hành theo đơn đặt hàng cho từng trường hợp cụ thể, thông qua hình thức ký hợp đồng sau khi thắng thầu, vì sản phẩm xây dựng rất đa dạng và có tính cá biệt cao, có chi phí lớn. ở nhiều ngành sản xuất khác, người ta có thể sản xuất hàng loạt sản phẩm để bán, nhưng với các công trình xây dựng thì không thể như vậy. Đặc điểm này dẫn đến yêu cầu là phải định giá của sản phẩm xây dựng trước khi sản phẩm được làm ra. Vì thế, hình thức giao nhận thầu hoặc đấu thầu trong xây dựng cho từng công trình cụ thể đã trở nên phổ biến trong sản xuất xây lắp. Do đó, Công ty xây dựng số 8 Thăng Long phải chú ý nâng cao năng lực và tạo uy tín cho bản thân Công ty bằng bề dày kinh nghiệm đồng thời phải có những giải pháp kinh tế hợp lý mang tính thuyết phục cao mới hy vọng giành thắng lợi trong kinh doanh.

• Quá trình sản xuất xây dựng rất phức tạp, có nhiều đơn vị cùng tiến hành trên công trường xây dựng theo trình tự nhất định về thời gian và không gian. Đặc điểm này đòi hỏi Công ty phải có trình độ tổ chức phối hợp cao trong sản xuất, coi trọng công tác chuẩn bị xây dựng và thiết kế tổ chức thi công, phối hợp chặt

chẽ giữa các tổ chức xây dựng nhận thầu chính và tổng thầu với các tổ chức nhận thầu phụ.

• Sản xuất xây dựng chủ yếu phải tiến hành ngoài trời, do đó bị ảnh hưởng của khí hậu. Công việc sản xuất, thi công công trình thường bị gián đoạn do những thay đổi bất thường của thời tiết, điều kiện lao động, điều kiện làm việc nặng nhọc. Năng lực sản xuất của Công ty không được sử dụng điều hoà trong bốn quý, gây khó khăn cho việc chọn lựa trình tự thi công đòi hỏi dự trữ vật tư nhiều hơn...Đặc điểm này yêu cầu Công ty xây dựng số 8 Thăng Long phải chú ý đến nhân tố rủi ro về thời tiết khi lập tiến độ thi công, phấn đấu tìm cách hoạt động đều đặn trong một năm, sử dụng kết cấu lắp ghép làm sẵn trong xưởng một cách hợp lý, bảo đảm độ an toàn bền chắc của máy móc trong quá trình sử dụng, đặc biệt quan tâm đến việc cải thiện điều kiện làm việc của công nhân, quyết tâm phát triển phương pháp xây dựng trong điều kiện khí hậu nhiệt đới.

• Sản phẩm xây dựng chịu ảnh hưởng của lợi nhuận chênh lệch cao do điều kiện của địa điểm xây dựng mang lại.

• Tốc độ phát triển kỹ thuật xây dựng thường chậm hơn các ngành khác, nền đại công nghiệp cơ khí hoá ở nhiều ngành sản xuất đã hình thành từ thế kỷ 18, trong khi đó cơ khí hoá ngành xây dựng mới xuất hiện từ đầu thế kỷ 20.

Tất cả những đặc điểm trên đã ảnh hưởng đến mọi khâu của quá trình SXKD xây dựng kể từ khâu tổ chức dây chuyền công nghệ, phương hướng phát triển Khoa học kỹ thuật xây dựng, trình tự của quá trình SXKD, tổ chức cung ứng vật tư, cấu tạo trang bị vốn cố định, chế độ thanh toán, chế độ kiểm tra chất lượng sản phẩm, chính sách đối với lao động, marketing, chính sách giá cả, hạch toán kinh doanh.

2.5.3. Đặc điểm của công tác quản lý SXKD xây lắp của Công ty.

Quản lý SXKD xây dựng là sự tác động có hướng đích và liên tục của chủ thể quản lý đến hệ thống SXKD xây dựng bằng một tập hợp những biện pháp có liên quan đến

các mặt kinh tế kỹ thuật, tổ chức, xã hội dựa trên cơ sở nắm vững các quy luật kinh tế nhằm đạt mục đích quản lý đề ra với hiệu quả cao nhất. Quản lý SXKD xây dựng được thực hiện ngay từ khi cơ cấu tổ chức được hình thành và trong cả quá trình SXKD của Công ty. Công tác quản lý SXKD xây dựng có các đặc điểm sau:

• Các giải pháp quản lý SXKD xây dựng có tính cá biệt cao, luôn biến đổi linh hoạt. Cứ mỗi lần nhận được công trình mới lại phải một lần thay đổi cơ cấu tổ chức quản lý, kèm theo các biện pháp điều hành mới cho phù hợp với địa điểm xây dựng.

• Các biện pháp quản lý SXKD xây dựng rất phức tạp và rộng lớn về không gian, thời gian, bộ máy quản lý xây dựng có thể trải rộng toàn lãnh thổ, nhất là với những công trình theo tuyến dài, thời gian xây dựng công trình cũng có thể kéo dài nhiều năm. Các đơn vị hợp tác xây dựng rất phức tạp, đòi hỏi phải phối hợp quản lý tốt.

• Quá trình quản lý dễ bị gián đoạn do khoảng cách lớn, do thời tiết và do không tìm được công trình nhận thầu liên tục. Việc duy trì lực lượng trong khoảng thời gian không có việc làm là một điều khó khăn đối với Công ty.

• Công tác quản lý SXKD xây dựng phụ thuộc nhiều vào chủ đầu tư vào khả năng thắng thầu và khó chủ động hơn so với các ngành khác.

• Quá trình quản lý SXKD xây dựng chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố ngẫu nhiên, tính rủi ro và bất định trong các quyết định quản lý xây dựng cao hơn nhiều ngành khác.

• Sự vận động của các quy luật kinh tế thị trường trong xây dựng cũng có một số đặc điểm khác với các ngành sản xuất khác, cho nên các chiến lược marketing về sản xuất, về giá cả, về tiêu thụ, chiêu thị, về cạnh tranh, về thị trường có nhiều điểm khác với các ngành công nghiệp khác.

2.6. Đánh giá chung về thực trạng tình hình tài chính của Công ty Bảng 2.05. Bảng cân đối kế toán:

CHỈ TIÊU

Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 SO SÁNH

Số tiền (1) Tỷ trọng % Số tiền (2) Tỷ trọng % Số tiền (3) Tỷ trọng % (2)/(1) % (3)/(2) % A- TS NGẮN HẠN 60.890 82,470 53.567 71,363 43.124 65,273 -12,027 -19,495 I.Tiền 194 0,263 47 0,063 36 0,055 -75,773 -23,404 II. Đầu tư

tài chính ngắn hạn 50 0,068 35 0,047 80 0,121 -30,0 +128,571 III. Các khoản phải thu ngắn hạn 22.705 30,752 25.138 33,489 15.460 23,400 +10,716 -38,499 IV. Hàng tồn kho 23.708 32,110 11.186 14,902 15.221 23,039 -52,818 +36,072 V. TS ngắn hạn khác 14.232 19,276 17.160 22,861 12.327 18,658 +20,573 -28,164 B-TS DÀI HẠN 12.943 17,530 21.496 28,637 22.943 34,727 +66,082 +6,732 I, TSCĐ hữu hình 11.643 15,769 19.875 26,477 21.757 32,932 +70,703 +9,469 II, TSCĐ vô hình 759 1,163 586 0,661 421 0,637 -22,793 -28,157 III, CP XDCB dở dang 215 0,156 114 0,272 179 0,271 -46,977 +57,018 IV, TS dài hạn khác 336 0,455 921 1,227 586 0,887 +174,107 -36,374 TỔNG TS 73.833 75.063 66.067 +1,666 -11,986 CHỈ TIÊU

Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 SO SÁNH

Số tiền (1) Tỷ trọng % Số tiền (2) Tỷ trọng % Số tiền (3) Tỷ trọng % (2)/(1) % (3)/(2) % A- NỢ PHẢI TRẢ 67.028 90,783 61.469 81,890 52.372 79,271 -8,294 -14,799 I, Nợ ngắn hạn 59.984 89,491 52.643 85,642 42.683 81,500 -12,238 -18,920 II, Nợ dài hạn 7.044 10,509 8.826 14,358 9.689 18,500 +25,298 +9,778 B- VỐN CHỦ SỞ HỮU 6.805 9,217 13.594 18,110 13.695 20,729 +99,765 +0,743 TỔNG NGUỒN VỐN 73.833 75.06 3 66.067 +1,666 -11,986

Bảng 2.06: Bảng kê số liệu tài chính đơn vị: 1000 VNĐ

TT Tài sản Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010

1 Tổng tài sản 73.833.453 75.063.487 66.066.762 2 Tài sản ngắn hạn 60.889.860 53.567.031 43.123.800 3 Nợ phải trả 67.028.144 61.468.827 52.372.339 Trong đó: Nợ ngắn hạn 59.984.593 52.643.050 42.682.720 4 Nguồn vốn chủ sở hữu 6.805.309 13.594.660 13.694.422 5 Doanh thu 40.750.000 45.699.000 50.076.000

6 Lợi nhuận trước thuế 530.783 472.858 611.417 7 Lợi nhuận sau thuế 382.164 340.458 440.220 Nguồn: Phòng TCKT công ty

2.6.1.Đánh giá về tài sản của công ty:

Qua 3 năm phân tích, tài sản của công ty từ 73.833 triêu đồng vào năm 2008 đã tăng lên 75.063 triệu đồng vào năm 2009 đến năm 2010 giảm xuống còn 66.067 triệu đồng. Phần vốn dành cho tài sản ngắn hạn và đầu tư ngắn hạn giảm theo các năm. Năm 2008 tỷ trọng tài sản ngán hạn và đầu tư ngắn hạn trên tổng tài sản là 82,470% đến năm 2009 tỷ trọng tài sản ngắn hạn và đầu tư ngắn hạn trên tổng tài sản giảm xuống còn 71,363% và tỷ trọng này đến năm 2010 giảm xuông còn 65,273%. Tỷ trọng tài sản ngắn hạn và đầu tư ngắn hạn trên tổng tài sản ngày càng giảm là do các khoản vốn kinh doanh bị khách hàng chiếm dụng và giá trị lượng hàng tồn kho của công ty lớn và giảm theo các năm cụ thể: các khoản phải thu ngắn hạn chiếm lần lượt 30,752% và 32,110% vào năm 2008; 33,489% và 14,902% vào năm 2009 và 23,400% và 23,039% vào năm 2010 trên tổng tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn trong năm đó,đồng thời khoản tiền mặt đầu tư vào họat động SXKD giảm mạnh qua các năm.năm 2008 là 194 triệu đồng, đến năm 2010 khoàn tiền mặt giảm xuống còn 36 triệu đồng. trong khi đó vốn đầu tư

vào TSCĐ chiếm tỷ trọng ngày càng tăng,điều này làm cho vốn đầu tư cho hoạt động sản xuất kinh doanh giảm. cụ thể: vào năm 2008 vốn đầu tư cho TSCĐ là 17,530% ; đến năm 2009 tăng lên mức 28,637% và năm 2010 đạt mức 34,727%.

Mặc dù tỷ trọng tài sản ngắn hạn và đầu tư ngắn hạn trên tổng tài sản năm 2010 chỉ là 65,273%, nguyên nhân là trong năm 2010 công ty đã dành một nguồn vốn lớn đầu tư vào mua săm máy móc thiết bị, lượng vốn đầu tư vào TSCĐ tăng 6,732% so với năm 2009. dữ trữ hàng tồn kho của công ty trong năm 2010 so với năm 2009 cũng tăng 36,072%. Trong khi đó Công ty đã hạn chế được những khoản vốn bị khách hàng chiếm dụng, khoản phải thu chỉ còn 15.460 triệu đồng (giảm 38,499% so với năm 2009). Trong năm này công ty đã chú trọng tới đầu tư tài chính ngắn hạn. lượng vốn công ty bỏ ra cho hoạt động đâu tư tài chính ngắn hạn năm 2010 tăng 128,571% so với năm 2009.

Nhận xét: Sau khi đánh giá khái quát tài sản và kết cấu tài sản của Công ty, ta thấy: So với năm 2008, năm 2009 có tổng tài sản tăng 1,666%, trong đó tài sản ngắn hạn giảm 12,027%, TSCĐ tăng 66,027%. Ta thấy rõ ở năm 2009 yếu tố hàng tồn kho đã giảm với mức 52,818%. Chủ yếu là do chi phí SXKD dở dang giảm 46,977%, điều này làm cho chi phí lưu kho, chi phí bảo quản hàng tồn kho, thành phẩm tồn kho giảm theo, …

So với năm 2009, năm 2010 có tổng tài sản giảm 11,986%, trong đó tài sản ngắn hạn giảm 19,495%, TSCĐ tăng 6,732%. Trong năm 2010 công ty đã mạnh dạn bỏ vốn vào đầu tư tài chính ngắn hạn, đạt mức tăng 128,571% so với năm 2009. Tuy nhiên yếu tố hàng tồn kho lại tăng 36,072%, nguyên nhân chủ yếu là do chi phí SXKD dở dang

tăng 57,018%, điều này làm phát sinh chi phí lưu kho, chi phí bảo quản hàng tồn kho, thành phẩm tồn kho,…

2.6.2.Đánh giá về nguồn vốn của công ty:

Nguồn vốn của Công ty được hình thành từ nguồn vốn chủ sở hữu, nguồn vốn huy động từ bên ngoài (hay nợ phải trả), để hiểu rõ về nguồn vốn và cơ cấu nguồn vốn của Công ty, chúng ta phân tích bảng tài sản và nguồn vốn của công ty phần nguồn vốn. Dựa vào bảng trên ta thấy được:

So với năm 2008, năm 2009 khoản nợ phải trả giảm 8,294%, nợ ngắn hạn giảm 12,238%, nợ dài hạn tăng 25,298%. Tuy nhiên trong năm 2009 nguồn vốn chủ sở hữu được bổ sung một cách đáng kể, với lượng tăng 99,765%. Cụ thể nguồn vốn tăng từ 6.805 triệu đồng năm 2008 tăng lên 13.594 triệu đồng năm 2009.

Năm 2010 so với năm 2009, ta thây rõ khoản nợ phải trả giảm 14,799%, nợ ngắn hạn giảm 18,920%, khoản nợ dài hạn vẫn còn cao hơn so với năm 2009 vơi tỷ lệ tăng 9,778%. Nguồn vốn chủ sở hữu năm 2010 so với năm 2009 tăng không đáng kể với mức tăng 0,743%( vốn chủ sở hữu tăng từ 13.594 triệu đồng lên 13.695 triệu đồng)

Để tối đa hóa lợi nhuận trong hoạt động kinh doanh, mỗi doanh nghiệp không chỉ cần có một cơ cấu tài sản tối ưu mà còn cần có một cơ cấu nguồn vốn hợp lý.

Nhận xét: trong 3 năm qua tình hình biến động về nguồn vốn và cơ cấu nguồn vốn của công ty có chiều hướng tích cực. các khoản nợ phải trả có xu hướng giảm còn nguồn vốn chủ sở hữu ngày một tăng. Tuy nhiên,trong năm 2010 trong khoản nợ phải trả của công ty là 52.372 triệu đồng thì khoản nợ ngắn hạn đã chiếm tới 81,50%. Như vậy trong năm 2010 công ty sẽ phải gánh một khoản nợ rất lớn, điều này ảnh hưởng không nhỏ đến kết quả hoạt động SXKD của công ty. Như đã phân tích ở chương I, tác

động của việc sử dụng đòn bẩy tài chính như một con dao hai lưỡi, nếu việc sử dụng nợ vay đạt hiệu quả cao thì sẽ đem lại lợi nhuận lớn cho chủ sở hữu Công ty, nhưng nếu việc kinh doanh không như mong muốn, kết quả kinh doanh không bù đắp được số lãi phải trả của khoản tiền vay khi đến hạn thì tình hình tài chính của Công ty sẽ gặp nhiều khó khăn, một vài Công ty có thể bị phá sản. Tuy nhiên, trường hợp của công ty chưa nghiêm trọng như vậy, bởi trong tổng các khoản nợ ngắn hạn mà Công ty sử dụng thì có tới phân lớn là khoản vốn chiếm dụng của khách hàng, của Nhà nước, khoản phải trả công nhân viên…

2.6.3. Phân tích tỷ số nợ của công ty.

Bảng 2.07:Phân tích các tỷ số nợ của công ty

Chỉ tiêu Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 Trung bình 3 năm Trung bình ngành 2010 Đánh giá Tỷ số nợ trên vốn ( lần) 9,85 4,52 3,91 6,09 7,3 Xấu Tỷ số nợ trên tổng tài sản (lần) 0,91 0,82 0,79 0,84 0,68 Xấu

Nguồn: Phòng TCKT công ty.

Qua bảng số liệu trên ta thấy được so với mặt bằng chung của nghành thì các tỷ số về

Một phần của tài liệu luận văn quản trị tài chính Một số giải pháp nhằm gia tăng lợi nhuận và tỷ suất lợi nhuận tại Công ty Cổ phần xây dựng số 1 Sông Hồng (Trang 48)