Giá bán sản phẩm thay đổi ảnh hưởng thuận chiều đến LN, trường hợp giá cả hàng hoá của một số mặt hàng còn do nhà nước quyết định và trong điều kiện cạnh tranh ngày càng trở nên quyết liệt, giá cả hàng hoá tăng hay giảm là do tác động của những nhân tố khách quan như: nhu cầu, thị hiếu người tiêu dùng. Còn do phẩm cấp chất lượng hàng hoá không đạt tiêu chuẩn làm cho giá bán bình quân thay đổi thì đó lại là do tác động của nhân tố chủ quan.
1.6.4.4. Nhân tố giá vốn hàng xuất bán
Thực chất ảnh hưởng của nhân tố này là ảnh hưởng của giá thành sản phẩm tiêu thụ và nó tác động nghịch chiều đến LN. Như người ta biết, giá thành sản phẩm cao hay thấp, tăng hay giảm là tuỳ thuộc vào kết quả của việc quản lý tài chính và sử dụng lao động, vật tư trong quá trình SX của DN. Nếu tổ chức quản lý tốt SX và tài chính thì đây sẽ là nhân tố tác động mạnh mẽ đến việc hạ giá thành sản phẩn, tăng LN cho DN. Trước hết, tổ chức quản lý SX đạt trình độ cao có thể giúp DN xác định được mức SX tối ưu, phương án SX tối ưu làm cho giá thành sản phẩm hạ xuống. Nhờ vào việc bố trí các khâu SX hợp lý có thể hạn chế sự lãng phí phí nguyên vật liệu, giảm thấp tỷ lệ phế phẩm, những CP về ngừng SX… Bên cạnh đó thì công tác tổ chức sử dụng vốn hợp lý, đáp ứng đầy đủ kịp thời nhu cầu cho việc mua sắm vật tư tránh được những tổn thất cho SX khi máy móc phải ngừng làm việc do thiếu vật tư. Đồng thời thông qua việc tổ chức sử dụng vốn, kiểm tra được tình hình dự trữ vật tư, tồn kho sản phẩm, từ đó phát hiện ngăn ngừa kịp thời tình trạng ứ đọng, mất mát hao hụt vật tư, sản phẩm… Việc đẩy mạnh chu chuyển vốn có thể giảm bớt nhu cầu vay vốn khiến cho DN giảm bớt CP về trả lãi tiền vay, tất cả những sự tác động trên đều là tác động của nhân tố chủ quan trong công tác quản lý của DN. Nếu tổ chức tốt công tác này sẽ làm giảm bớt CP SX góp phần tích cực hạ giá thành sản phẩm nâng cao LN cho DN.
1.6.4.5. Tác động của nhân tố CP bán hàng, CP quản lý DN
Tính chất ảnh hưởng của nhân tố này giống với ảnh hưởng cấu nhân tố giá bán, xét cả về mức độ cũng như tính chất ảnh hưởng .
1.7. Đòn bẩy trong kinh doanh
Đối với nhà KD, đòn bẩy, nếu gọi một cách đầy đủ là đòn bẩy KD, là cách mà nhà quản trị sử dụng để đạt được tỷ lệ tăng cao về LN với tỷ lệ tăng nhỏ hơn nhiều về DT hoặc mức tiêu thụ sản phẩm.
Đòn bẩy KD là một chỉ tiêu phản ảnh mức độ sử dụng định phí trong tổ chức DN. Do vậy đòn bẩy KD sẽ lớn ở các DN có tỷ lệ định phí cao hơn biến phí trong tổng CP, và nhỏ ở các DN có tỷ lệ biến phí cao hơn định phí trong tổng CP
Điều này cũng có nghĩa là DN có đòn bẩy KD lớn thì tỷ lệ định phí trong tổng CP lớn hơn biến phí, do đó LN của DN sẽ rất nhạy cảm khi DT biến động, bất kỳ với sự biến động nhỏ nào của DT cũng gây ra biến động lớn về LN.
Độ lớn của đòn bẩy KD ở một mức DT nhất định của DN được xác định theo công thức sau: Độ lớn của đòn bẩy KD = Tổng số dư đảm phí = Tổng số dư đảm phí Thu nhập thuần Tổng số dư đảm phí - Định phí Độ lớn của đòn bẩy KD đặt trọng tâm vào định phí và tỷ lệ thuận với định phí.
Độ lớn của đòn bẩy KD là một công cụ đo lường ở mức DT nhất định, khi có 1% thay đổi về DT thì sẽ ảnh hưởng như thế nào đến LN. Hay nói cách khác, khi DT thay đổi 1% thì LN thay đổi bao nhiêu?
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG TÌNH HÌNH LỢI NHUẬN VÀ TỶ SUẤT LỢI NHUẬN CỦA CÔNG TY XÂY DỰNG SỐ 8 THĂNG LONG