2.3.1.1. Vị thế của DN trong môi trường cạnh tranh
Công ty xây dựng số 8 Thăng Long là công ty có năng lực cạnh tranh khá mạnh trong địa bàn. Dù trong địa bàn cạnh tranh quyết liệt công ty vẫn giữ được vị thế của mình. Trong nền kinh tế thị trường có nhiều chuyển biến mới, sự phát triển mạnh mẽ của khoa học kỹ thuật và công nghệ thông tin thì mọi công ty đều phải cố gắng khai thác phát huy hết khả năng của mình để có thể cạnh tranh với các đối thủ. Các công ty xây dựng dân dụng công nghiệp nói riêng và các công ty xây dựng nói chung hiện nay đang bước vào một thời kỳ mới, thời kỳ xây dựng và phát triển đất nước, có rất nhiều cơ hội cũng như thách thức cần phải vượt qua. Công ty đã chứng tỏ được bản lĩnh, sức mạnh của mình trong hoàn cảnh mới của đất nước.
Sau gần 20 năm xây dựng và trưởng thành, với thế mạnh của mình là lặn trục vớt thanh thải chướng ngại vật, phá đá nổ mìn, xây dựng các công trình ngầm, xây dựng các công trình công nghiệp, dân dụng và giao thông, Công ty xây dựng số 8 Thăng Long đã trở
thành một trong những DN hàng đầu của ngành Xây dựng. Công ty luôn khẳng định được vị thế của mình, được các đối tác đánh giá cao về năng lực cũng như chất lượng sản phẩm.
Trong tương lai, Công ty xây dựng số 8 Thăng Long tiếp tục kiên định mục tiêu phát triển công ty thành nhà thầu thi công các công trình dân dụng và công nghiệp hàng đầu trong cả nước. Để làm được điều này, Công ty xây dựng số 8 Thăng Long sẽ không ngừng đầu tư xe máy, thiết bị, công nghệ mới, hiện đại, đủ sức thi công các công trình đặc biệt, các khu đô thị mới hiện đại và phát triển đa dạng các sản phẩm xay dựng( bao gồm sản phẩm xây lắp, sản xuất công nghiệp vật liệu xây dựng, kinh doanh nhà ở, kinh doanh tài chính…) Trong đó, đầu tư phát triển nguồn nhân lực là vấn đề quan trọng nhất, bởi chỉ có một đội ngũ quản lý, tư vấn, kỹ sư, công nhân kỹ thuật lành nghề, chuyên nghiệp mới có thể đủ sức mạnh, đủ trí tuệ thực hiện các công trình xây dựng ngày càng một to hơn, hiện đại hơn trên khắp mọi miền đất nước.
2.3.1.2. Đối thủ cạnh tranh
Hiện nay, có rất nhiều các công ty lớn có tên tuổi, thương hiệu và có năng lực cạnh tranh trực tiếp với Công ty xây dựng số 8 Thăng Long trong việc cung cấp các sản phẩm xây dựng. Trong đó kể đến các tên tuổi lớn như sau:
- Tổng công ty xây dựng VINACONEX. - Tổng công ty xây dựng Sông Đà. - Tổng công ty xây dựng Sông Hồng. - Tổng Contrexim.
- ...Cùng các công ty đơn vị trực thuộc Tổng công ty xây dựng Thăng Long
Không chỉ cạnh tranh giữa các DN trong ngành xây dựng nói trên, Công ty xây dựng số 8 Thăng Long còn luôn phải cạnh tranh với các công ty, các đơn vị trực thuộc khác với Tổng công ty xây dựng Thăng Long.
Trong môi trường cạnh tranh khá gay gắt như vậy, Công ty xây dựng số 8 Thăng Long đã và đang gặp phải những khó khăn, những sức ép nhất định, tuy nhiên đây cũng là điều kiện để Công ty xây dựng số 8 Thăng Long ngày càng hoàn thiện khả năng cung cấp các sản phẩm tốt nhất về mọi mặt, cũng như nâng cao và khẳng định vị thế của Công ty xây dựng số 8 Thăng Long trong ngành xây dựng.
2.3.1.3. Tình hình khách hàng và thị trường
Nằm trong địa bàn Hà Nội nên các lĩnh vực hoạt động của công ty rất đa dạng với các dự án cải tạo, nâng cấp, sửa chữa, làm mới không chỉ trong địa bàn Hà Nội mà còn làm các dự án mang tính quốc gia tại các tỉnh, huyện, thành phố lân cận trên khắp cả nước. Hiện nay cơ sở hạ tầng Việt Nam cần rất nhiều cải tạo và xây dựng nên nhu cầu ở hiện tại và tương lai là rất nhiều.
Khách hàng chủ yếu là phục vụ nhu cầu xã hội theo kế hoạch đặt ra của Nhà nước với các công trình xây dựng mới, cải tạo và nâng cấp các công trình hạ tầng.
2.3.1.4. Tình hình nhà cung cấp
Nguyên vật liệu : Công ty tự sản xuất vật liệu như: các cấu kiện bê tông đúc sẵn, bê tông nhựa nóng, máy móc thiết bị đã có và nguyên liệu mua ngoài. Tính ổn định của máy móc thi công rất cao được trang bị mới toàn bộ phù hợp với điều kiện thi công. Công ty có thể huy động nguyên vật liệu tư các DN cùng ngành như: Công ty xây dựng và Phát triển công nghệ Thăng Long, Công ty Tư vấn xây dựng Thăng Long, công ty xây dựng số 2,4,5,6… Thăng Long… Do vậy vốn xây dựng đều chủ yếu do Tổng công ty xây dựng Thăng Long và các cổ đông cung cấp.
Do đặc thù của sản phẩm xây dựng công trình là phải làm ở ngoài trời nên chịu ảnh hưởng và phụ thuộc nhiều vào thời tiết.
Địa bàn thi công của DN phần lớn là không tập trung, các công trường thi công cách xa về mặt vị trí cho nên gây khó khăn trong việc quản lý và chỉ đạo thi công, mặt khác các công trường thi công đa phần là nằm ở vùng nông thôn, núi rừng, vùng sâu vùng xa nên đời sống của công nhân gặp nhiều khó khăn.
2.3.2. Tổ chức hoạt động sản xuất kinh doanh:
Công ty xây dựng số 8 Thăng long hoạt động chủ yếu trong lĩnh vực cơ bản sản phẩm chủ yếu là đường sá, cầu, cống. Đó là những công trình sản xuất dân dụng, có đủ điều kiện đưa vào sản xuất, sử dụng và phát huy tác dụng. Toàn bộ quá trình thi công các công trình do các đội nhận khoán trực tiếp thực hiện gồm các đội xây lắp, các đội điện máy thi công cơ giới và xây lắp. Thông thường các công trình có giá trị dưới 1 tỷ đồng do một đội xây lắp đảm nhiệm, tử 10 đến 15 tỷ đồng trở lên có thể được thi công bởi nhiều đội xây lắp và điện máy.
2.3.3. Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý kinh doanh:
Công ty hoạt động dưới sự lãnh đạo của Tổng công ty thực hiện chế độ tự chủ sản xuất kinh doanh trong phạm vi pháp luật quy định. Công ty hiện tại có tổng số cán bộ công nhân viên là: 235 người trong đó nhân viên quản lý là: 35 người. Đứng đầu là Giám đốc chịu trách nhiệm điều hành chung của Công ty, giúp việc cho giám đốc là 3 Phó giám đốc, và các phòng ban chức năng theo sơ đồ sau
Ghi chú:
-Quan hệ chức năng: -Quan hệ trực tuyến:
2.3.4.Chức năng nhiệm vụ của phòng ban
PGĐ phụ trách
kinh doanh PGĐ phụ trách kĩ thuật
Phòng kĩ thuật Phòng kế hoạch tổng hợp Phòng tổ chức hành chính Phòng tài chính- kế toán Phòng vật tư thiết bị Phòng dự án GIÁM ĐỐC Xưởng bê tông Đội xây dựng số 1 Đội xây dựng số 2 Đội xây dựng số... Đội xây dựng số 8 Đội xây dựng số 9 Phòng kinh tế hợp đồng Xưởng sửa chữa
Trong bộ máy quản lý, mỗi phòng ban đều có chức năng, nhiệm vụ riêng trong mối quan hệ thống nhất cụ thể.
Giám đốc:
là người đứng đầu Công ty, có chức năng điều hành và giám sát mọi hoạt động của Công ty theo đúng chế độ chính sách của Nhà nước. Trong quá trình ra Quyết định, giám đốc được sự tham mưu trực tiếp của các phòng ban chịu trách nhiệm trước pháp luật về mọi hoạt động của Công ty.
-Quyết định chính sách chất lượng và mục tiêu chất lượng của công ty, phê duyệt các kế hoạch hoạt động của các bộ phận chức năng.
-Nhận và xử lý thông tin có liên quan đến toàn bộ hoạt động của công ty. Kể cả các thông tin từ những người yêu cầu và các tổ chức cấp dưới.
-Quyết định toàn diện về mọi hoạt động của công ty.
-Xét duyệt các biện pháp thực hiện cũng như khắc phục, phòng ngừa sự không phù hợp trong hoạt động của công ty, cung cấp nguồn lực, thường xuyên cải tiến chất lượng công việc để làm tăng hiệu quả của hệ thống quản lý chất lượng.
Các Phó Giám đốc:
-Giúp giám đốc chỉ đạo một số lĩnh vực công tác theo sự phân công của giám đốc, chịu trách nhiệm trước giám đốc và trước pháp luật về nhiệm vụ được phân công.
-Thực hiện theo sự phân công, ủy quyền của giám đốc công ty. Chỉ đạo duy trì thực hiện các chương trình theo ủy quyền của giám đốc công ty.
-Trực tiếp theo dõi, chỉ đạo, triển khai và kiểm tra các hoạt động của các bộ phận chuyên môn trong phạm vi được giao.
-Điều hành toàn bộ mọi hoạt động của công ty trong trường hợp giám đốc công ty vắng mặt và báo lại cho giám đốc mọi công việc quan trọng có liên quan đến hoạt động của công ty.
Phòng vật tư: Có chức năng, nhiệm vụ là cung ứng vật tư đến các đơn vị sản xuất, quản lý về mặt số lượng, chất lượng các loại vật tư,phương tiện, máy móc thiết bị...
Phòng Hành chính:
-Phòng hành chính có chức năng giúp Ban giám đốc điều hòa phối hợp các hoạt động chung của các phòng, ban trong công ty, tham mưu giúp Ban giám đốc trong chỉ đạo, điều hành các hoạt động của các phòng, ban, bảo đảm các điều kiện về nguồn lực và cơ sở hạ tầng phục vụ cho hoạt động của toàn công ty.
-Trình Ban giám đốc chương trình làm việc, kế hoạch công tác hàng tháng, hàng quý, sáu tháng và cả năm của công ty. Đôn đốc kiểm tra các phòng, ban trong việc thực hiện chương trình kế hoạch công tác của công ty sau khi được phê duyệt, theo dõi đôn đốc kiểm tra công tác phối hợp giữa các phòng, ban.
-Thu thập, xử lý thông tin, chuẩn bị các báo cáo phục vụ sự chỉ đạo, điều hành của Ban giám đốc.
-Chủ trì soạn thảo các chương trình, kế hoạch, đề án theo phân công của Ban giám đốc, theo dõi đôn đốc các phòng, ban soạn thảo, chuẩn bị các chương trình, kế hoạch, đề án được phân công phụ trách.
-Tổ chức công bố, truyền đạt các quyết định Ban giám đốc.
-Quản lý thống nhất việc ban hành văn bản của giám đốc, công tác công văn, giấy tờ văn thư, hành chính lưu trữ.
-Hướng dẫn các phòng, ban về nghiệp vụ hành chính, văn thư, lưu trữ.
-Tổ chức các cuộc họp, buổi làm việc, tiếp khách và các hoạt động của công ty và Ban giám đốc.
-Quản lý tổ chức bộ máy, nhân viên và tài sản, trang thiết bị, cơ sở vật chất kĩ thuật của công ty.
-Thực hiện các nhiệm vụ khác do Ban giám đốc giao.
Phòng Kỹ thuật: có chức năng, nhiệm vụ là đảm bảo các vÊn để lập phương án tiến độ thi công các công trình, tính toán các khối lượng và toàn bộ các yếu tố đảm bảo thi công như: Lập dự án đấu thầu, nghiệm thu khối lượng, chất lượng công trình, thanh quyết toán với chủ đầu tư, làm cơ sở trả lương cho lao động.
Phòng kế hoạch: có chức năng,nhiệm vụ lập kế hoạch sản xuất chung, chịu trách nhiệm ký, thanh lý các hợp đồng, duyệt và lập định mức đơn giá tiền lương vật tư thanh lý, thanh quyết toán các hoạt động với các chủ đầu tư.
Phòng Dự án đầu tư: có chức năng nhiệm vụ là lập các hồ sơ, dự án để Công ty tham gia đấu thầu các công trình.
Phòng Kinh tế hợp đồng: có chức năng, nhiệm vụ tập hợp đầy đủ các thông tin và soạn thảo các hợp đồng kinh tế ký kết, đồng thời quản lý việc thực hiện hợp đồng của các bên, thanh lý hợp đồng khi hết hạn.
Phòng Tài chính Kế toán : có chức năng nhiệm vụ phản ánh và ghi chép tất cả các nghiệp vụ kinh tế phát sinh của công ty vào sổ sách kế toán theo đúng quy định chế độ của nhà nước, đảm bảo vốn cho các hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty, thu hồi và thanh toán các khoản nợ…
-Tham mưu, phương hướng, biện pháp, quy chế quản lý tài chính, thực hiện các quyết định tài chính của lãnh đạo công ty và tổ chức thực hiện công tác kế toán sao cho hiệu quả, tiết kiệm tránh lãng phí, đúng quy chế, chế độ theo quy định hiện hành.
Các đội sản xuất: là đơn vị kinh tế phụ thuộc cuả Công ty, thực hiện hạch toán trong nội bộ Công ty.
2.3.5. Đặc điểm cơ cấu tổ chức bộ máy kế toán của công ty
Công ty xây dựng số 8 Thăng Long hoạt động chủ yếu trong lĩnh vực xây dựng cơ bản, sản phẩm chủ yếu của Công ty là nhà cửa, đường, cầu cống. Đó là những công trình sản xuất dân dụng, có đủ điều kiện đưa vào sản xuất, sử dụng và phát huy tác dụng. Nên kế toán theo hình thức tập chung, các đội sản xuất, các công trường tập hợp chứng từ về Công ty kiểm tra và hạch toán.
Sơ đồ 2: Bộ máy kế toán của Công ty
Phòng tài chính kế toán Công ty Xưởng bê tông Đội xây dựng số 1 Đội xây dựng số 2 Đội xây dựng số 3 Đội xây dựng số 8 Đội xây dựng số 9 Xưởng sửa chữa
2.4. Năng lực của công ty
2.4.1 Năng lực cán bộ công nhân viên
Bảng 2.01 : Bảng kê năng lực cán bộ quản lý và kỹ thuật ( Phụ lục 1) Bảng 2.02 : Bảng kê năng lực công nhân kỹ thuật ( Phụ lục 2)
Bảng 2.03: Bảng hồ sơ kinh nghiệm (phụ lục 3)
2.4.2 Năng lực máy móc thiết bị
Bảng 2.04 : Bảng kê năng lực máy móc thiết bị của công ty ( Phụ lục 4).
2.5. Những đặc điểm kinh tế, kỹ thuật của quản lý, SXKD xây lắp trong Công ty2.5.1. Đặc điểm sản phẩm xây lắp của Công ty 2.5.1. Đặc điểm sản phẩm xây lắp của Công ty
Sản phẩm xây dựng với tư cách là một công trình xây dựng hoàn chỉnh thường có tính chất, đặc điểm sau:
• Sản phẩm xây dựng của Công ty là những công trình nhà cửa được xây dựng và sử dụng tại chỗ, cố định tại địa điểm xây dựng và phân bố tản mạn ở nhiều nơi trên lãnh thổ. Đặc điểm này làm cho sản xuất xây lắp có tính chất lưu động cao, thiếu ổn định.
• Sản phẩm xây lắp phụ thuộc chặt chẽ vào điều kiện địa phương, có tính đa dạng và cá biệt cao về công dụng, về cách cấu tạo và phương pháp chế tạo. Mỗi một sản phẩm xây dựng, một công trình xây dựng có thiết kế kỹ thuật, mỹ thuật riêng tuỳ thuộc vào yêu cầu của khách hàng hay chủ đầu tư.
• Sản phẩm xây lắp của Công ty xây dựng số 8 Thăng Long thường có kích thước lớn, chi phí lớn, thời gian xây dựng và thời gian sử dụng lâu dài. Do đó, những
sai lầm trong xây dựng có thể gây nên lãng phí lớn, tồn tại lâu dài và khó sửa chữa.
• Sản phẩm xây dựng thuộc phần kết cấu xây dựng chủ yếu giữ vai trò nâng đỡ và bao che, không tác động trực tiếp lên đối tượng lao động trong quá trình sản xuất (trừ một số loại công trình đặc biệt như: đường ống, lò luyện gang).
• Sản phẩm xây lắp của Công ty xây dựng số 8 Thăng Long có liên quan và ảnh hưởng rất lớn đến tổ chức sản xuất và quản lý kinh tế của nhiều ngành cả về phương diện cung cấp nguyên vật liệu cũng như phương diện sử dụng sản phẩm của ngành xây dựng làm ra.
• Sản phẩm xây lắp mang tính chất tổng hợp về kinh tế, kỹ thuật, văn hoá xã hội, nghệ thuật và cả về quốc phòng
2.5.2. Đặc điểm công tác tổ chức sản xuất xây lắp trong Công ty
Những đặc điểm xuất phát từ tính chất của sản phẩm xây lắp
• Tình hình và điều kiện sản xuất trong xây dựng thiếu tính ổn định, luôn luôn biến đổi theo địa điểm xây dựng và giai đoạn xây dựng. Cụ thể là trong xây