Đánh giá tiêu chí: CHƯA ĐẠT

Một phần của tài liệu Báo cáo kiểm định chất lượng của trường B Hòa Lạc (Trang 54)

- Điểm mạnh nổi bật:

5.2.Đánh giá tiêu chí: CHƯA ĐẠT

3. Điểm yếu: Cơ sở vật chất, dụng cụ phục vụ cho hoạt động tập thể của nhà

5.2.Đánh giá tiêu chí: CHƯA ĐẠT

 Tiêu chí 9 : Trường có biện pháp duy trì, tăng cường hiệu quả sử dụng cơ sở

vật chất và thiết bị giáo dục hiện có.

a) Có biện pháp bảo quản hiệu quả cơ sở vật chất và thiết bị giáo dục.

b) Có sổ sách theo dõi quá trình sử dụng giáo dục thiết bị, có hồ sơ theo dõi mượn trả thiết bị dạy học của giáo viên và hồ sơ kiểm tra của Hiệu trưởng

c) Có sổ sách và thực hiện việc quản lý tài sản, thiết bị dạy học theo quy định hiện hành.

1. Mô tả hiện trạng:

- Trường có kế hoạch thực hiện bảo quản cơ sở vật chất và thiết bị giáo dục, có nội quy phòng thiết bị. Thực hiện dầy đủ hồ sơ, sổ sách phục vụ công tác quản lý

[H5.05.09.01]

- Cập nhật đầy đủ, rõ ràng các loại sổ theo dõi quá trình sử dụng thiết bị dõi mượn trả thiết bị dạy học của giáo viên.Thực hiện đúng chế độ kiểm tra tình hình sử dụng tài sản, thiết bị nhà trường. [H5.05.09.02] [H5.05.09.03]

- Nhà trường giao cho kế toán cập nhật các thiết bị vào sổ tài sản . Đồ dùng, thiết bị dạy học của nhà trường được phân công cho một nhân viên thiết bị phụ trách quản lý ,thực hiện đầy đủ các loại hố sơ sổ sách đúng quy định[H5.05.09.04],[H5.05.09.05]

2. Điểm mạnh:

- Bảo quản lý khá tốt tài sản thiết bị của trường.. - Sử dụng tối đa thiết bị giáo dục hiện có.

3. Điểm yếu:

Một số thiết bị quá hạn sử dụng vẫn còn trưng dụng chưa được thay thế như các máy vi tính của trừơng đã sử dụng trên 5 năm .

4. Kế hoạch cải tiến chất lượng:

Tiếp tục nghiên cứu và đề xuất các giải pháp quản lý hiệu quả tài sản, thiết bị giáo dục nhà trường.

5. Tự đánh giá:

5.1.Đánh giá từng chỉ số của tiêu chí:

Chỉ số a: ĐẠT ; Chỉ số b: ĐẠT ; Chỉ số c: ĐẠT

5.2. Đánh giá tiêu chí : ĐẠT

 Kết luận về Tiêu chuẩn 5 : - Điểm mạnh nổi bật:

+ Quy trình lập dự toán, thực hiện thu chi, quyết toán và báo cáo tài chính nhà trường thực hiện theo đúng chế độ kế toán, tài chính của Nhà nước.

+ Thu chi tài chính đảm bảo đúng nguyên tắc. Sử dụng kinh phí đúng mục đích + Hàng tháng trong phiên họp Hội đồng sư phạm Ban lãnh đạo nhà trường có công bố công khai tài chính tới toàn thể các bộ, giáo viên, nhân viên trong nhà trường.

+ Về cơ sở vật chất,trường có khung cảnh sư phạm khang trang, học sinh có ý thức xây dựng, giữ gìn khung cảnh sư phạm nhà trường. Sân chơi, bãi tập có nhiều cât xanh bóng mát.

+ Hiệu trưởng, Phó Hiệu trưởng có phòng làm việc riêng ,các phòng chức năng đảm bảo đầy đủ về số lượng .

+ Phòng học đúng quy cách, đủ chỗ ngồi cho học sinh. Trang thiết bị phục vụ cho dạy và học được nhà trường đầu tư tương đối đầy đủ, được bảo quản khá tốt .

+ Trường đã đạt chuẩn quốc gia mức 1 theo quyết định 32 của Bộ giáo dục.

- Những tồn tại cơ bản :

+ Một số phòng chức năng xuống cấp được sử dụng tạm không đảm bảo tiêu chuẩn quy định cần được thay thế.

+ Chưa có khu vệ sinh riêng biệt cho học sinh và giáo viên. + Nơi để xe học sinh còn nhỏ hẹp, cần được mở rộng thêm.

- Kết quả : (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

+ Số lượng tiêu chí đạt yêu cầu : 8/9 + Số lượng tiêu chí chưa đạt yêu cầu : 1/9

Tiêu chuẩn 6: NHÀ TRƯỜNG, GIA ĐÌNH VÀ XÃ HỘI

 Tiêu chí 1 : Đảm bảo sự phối hợp hiệu quả giữa nhà trường với Ban đại diện

cha mẹ học sinh để nâng cao chất lượng giáo dục học sinh.

a) Ban đại diện cha mẹ học sinh của mỗi lớp và của nhà trường được thành lập và hoạt động theo quy định của Điều lệ trường tiểu học.

b) Hằng tháng, giáo viên chủ nhiệm và cha mẹ học sinh trao đổi thông tin đầy đủ về tình hình học tập, đạo đức và các hoạt động khác của từng học sinh

c) Trường có kế hoạch, chương trình sinh hoạt định kỳ với Ban đại diện cha mẹ học sinh của trường và từng lớp

1. Mô tả hiện trạng:

- Ban đại diện cha mẹ học sinh của mỗi lớp và của nhà trường được thành lập và hoạt động theo đúng Quyết định 11/2008/QĐ-BGDĐT ngày 28/3/2008.[H6.06.01.01],

[H6.06.01.02].

- Hàng tháng, giáo viên chủ nhiệm và cha mẹ học sinh trao đổi thông tin đầy đủ về tình hình học tập, đạo đức và các hoạt động khác của từng học sinh thông qua hình thức trao đổi trực tiếp, qua điện thoại, qua sổ liên lạc,....[H6.06.01.03]

- Nhà trường thực hiện nghiêm túc chế độ sinh hoạt định kỳ giữa lãnh đạo nhà trường, giáo viên chủ nhiệm,... với Ban đại diện cha mẹ học sinh của nhà trường, của từng lớp. Có đầy đủ biên bản các cuộc họp, nội dung trao đổi cụ thể, bàn rõ các biện pháp thực hiện nhiệm vụ năm học của nhà trường, của lớp với CMHS. Có sổ tiếp thu ý kiến của CMHS nhà trường và các tổ chức có liên quan. .[H6.06.01.04]

- Ban đại diện CMHS nhà trường và từng lớp hết sức quan tâm đến chất lượng học sinh, có sự phối hợp chặt chẽ cùng nhà trường, thường xuyên trao đổi để cùng có biện pháp giáo dục học sinh.

- Trường xây dựng kế hoạch hoạt động phối hợp rõ ràng, chi tiết, thực hiện đúng kế hoạch đề ra. Có đầy đủ hồ sơ sổ sách, có biện pháp sáng tạo trong việc phối hợp cùng CMHS để nâng cao chất lượng hoạt động nàh trường.

3. Điểm yếu:

Việc ghi chép lại nội dung trao đổi với CMHS ở một số lớp tiến hành chưa đều, thiếu tính thường xuyên.

4. Kế hoạch cải tiến chất lượng:

- Tiếp tục duy trì hình thức trao dổi, tiếp thu, lắng nghe ý kiến của CMHS về các hoạt động của nhà trường.

- Tăng cường chỉ đạo và tổ chức kiểm tra việc ghi chép thông tin trao đổi giữa GV với CMHS từng lớp.

5. Tự đánh giá:

5.1.Đánh giá từng chỉ số của tiêu chí:

Chỉ số a: ĐẠT ; Chỉ số b: ĐẠT ; Chỉ số c: ĐẠT

5.2. Đánh giá tiêu chí : ĐẠT

 Tiêu chí 2 : Trường chủ động phối hợp với địa phương và các tổ chức đoàn thể ở địa phương nhằm huy động các nguồn lực về tinh thần, vật chất để xây dựng trường và môi trường giáo dục, không ngừng nâng cao chất lượng giáo dục.

a) Có kế hoạch phối hợp với cấp uỷ đảng, chính quyền và các tổ chức đoàn thể địa phương để tổ chức các hoạt động giáo dục nhằm nâng cao chất lượng giáo dục trong trường.

b) Có các hình thức phối hợp với các tổ chức, đoàn thể, cá nhân của địa phương để xây dựng môi trường giáo dục lành mạnh trong trường và ở địa phương.

c) Phối hợp chặt chẽ với các tổ chức, đoàn thể, cá nhân của địa phương nhằm tăng cường các nguồn lực vật chất để xây dựng cơ sở vật chất trường học.

1. Mô tả hiện trạng:

- Trường có kế hoạch phối hợp với cấp uỷ đảng, chính quyền và các tổ chức đoàn thể địa phương để tổ chức các hoạt động giáo dục nhằm nâng cao chất lượng giáo dục trong trường.[H6.06.02.01] (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Phối hợp với UBND xã,Ban ấp thực hiện công tác huy động và duy trì sĩ số học sinh. Phối hợp cùng đoàn thanh niên,Đội thực hiện chiến dịch làm cho thế giới sạch hơn,hưởng ứng ngày toàn dân Phòng cháy chữa cháy và tổ chức sinh hoạt hè cho học sinh,...Phối hợp cùng y tế thực hiện tuần lễ dân số,tuyên truyền tới toàn bộ cán bộ giáo viên Phụ huynh và học sinh không mắc các tệ nạn xã hội .[H6.06.01.02] .

[H6.06.01.03]

- Cùng Ban đại diện CMHS và các đoàn thể xã hội vận động xây dựng cơ sở vật chất, cải tạo khung cảnh sư phạm nhà trường. [H6.06.01.04],[H6.06.01.05]

2. Điểm mạnh:

Nhà trường làm tốt công tác phối hợp với địa phương và các tổ chức xã hội trong việc xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực.

3. Điểm yếu:

Kinh tế ở địa bàn trường học hầu hết là nông nghiệp,ruộng manh mún, dân số đông nên đa số gia đình học sinh nghèo, việc hỗ trợ vật chất vẫn còn ở mức độ.

4. Kế hoạch cải tiến chất lượng:

- Tiếp tục kêu gọi sự ủng hộ của cá nhân và tổ chức.

- Tăng cường công tác tham mưu với các cấp có thẩm quyền cải tạo cơ sở vật chất nhà trường.

5. Tự đánh giá:

Chỉ số a: ĐẠT ; Chỉ số b: ĐẠT ; Chỉ số c: ĐẠT

5.2. Đánh giá tiêu chí : ĐẠT

 Kết luận về Tiêu chuẩn 6 : - Điểm mạnh nổi bật:

+Ban đại diện CMHS nhà trường hết sức quan tâm đến chất lượng học sinh, có sự phối hợp chặt chẽ cùng nhà trường, thường xuyên trao đổi để cùng có biện pháp giáo dục học sinh hỗ trở khen thưởng,hỗ trợ CSVC một cách có hệu quả thiết thực.

+Trường xây dựng kế hoạch hoạt động phối hợp đồng bộ với các lực lượng trong và ngoài nhà trường để giáo dục học sinh và có sự tranh thủ về vật chất phục vụ cho trường với mục đích nâng cao chất lượng giáo dục.

- Những tồn tại cơ bản :

Kinh tế ở địa bàn trường học hầu hết là nông nghiệp, ruộng manh mún, dân số đông nên đa số gia đình học sinh nghèo, việc hỗ trợ vật chất vẫ còn ở mức độ.

- Kết quả :

+ Số lượng tiêu chí đạt yêu cầu : 2/2 + Số lượng tiêu chí chưa đạt yêu cầu : 0/2

Một phần của tài liệu Báo cáo kiểm định chất lượng của trường B Hòa Lạc (Trang 54)