3. Ý nghĩa đề tài
3.3. xuất giải pháp trong hoạt động quản lý chất thải y tế tại Bệnh viện C
viện C Thái Nguyên
3.3.1. Giải pháp trong hoạt động thu gom, lưu trữ và xử lý rác thải y tế
Bệnh viện cần thực hiện nghiêm chỉnh việc quản lý chất thải theo Quy chế số 43 về quản lý chất thải y tế của Bộ Y tế ban hành năm 2007. Chất thải y tế muốn quản lý đƣợc tốt thì cần làm tốt ngay từ các khâu thu gom, phân loại, lƣu trữ, vận chuyển và xử lý.
- Giảm tại nguồn: Lựa chọn việc mua bán vật tƣ sử dụng ít gây rác thải hay phát sinh rác thải nguy hại, ngăn ngừa lãng phí vật tƣ.
- Quản lý kho hóa chất và dƣợc phẩm: Đặt hàng với số lƣợng vừa phải, có hạn sử dụng lâu. Bệnh viện sử dụng các chất liệu có thể tái chế trong hoặc ngoài bệnh viện.
- Phân loại rác thải: Phân loại cẩn thận thành các loại khác nhau có thể giảm đáng kể lƣợng rác thải y tế, do đó việc này sẽ đƣợc thực hiện ƣu tiên cao nhất.
- Tái chế và sử dụng rác thải: Việc tái chế các vật liệu nhƣ giấy, thủy tinh, đồ nhựa có thể tiết kiếm cho bệnh viện giảm chi phí vận chuyển, tiêu hủy hoặc thu thêm tiền từ việc bán các phế liệu tái chế, vì vậy nên khuyến khích thực hiện công tác này.
- Vật sắc nhọn đƣợc bỏ vào hộp cứng hoặc hộp không bị xuyên thủng có màu vàng, theo kích cỡ phù hợp, có nắp đậy, đóng dán nhãn: vật sắc nhọn.
- Đối với rác thải lây nhiễm không sắc nhọn và lây nhiễm cao (vật thấm máu, dịch, băng gạc, bông băng, túi đựng dịch dẫn lƣu...), các mô cơ thể sau
cắt bỏ, trong nhóm chất thải lâm sàng đƣợc đựng vào các túi nhựa PE hoặc PP màu vàng không rò rỉ có dán nhãn: nguy hại sinh học.
- Rác thải sinh hoạt đƣợc cho vào các túi nilon màu xanh
- Bao gói rác thải các loại rác thải có thể đốt đƣợc sau khi phân loại đƣợc đựng trong túi nilon màu vàng và đƣợc xử lý tại lò đốt rác thải y tế của bệnh viện công suất 20 kg/h, định kỳ 2 ngày/lần.
- Đầu tƣ về cơ sở vật chất, trang thiết bị, cải tạo lại khu lò đốt của bệnh viện để hoạt động có hiệu quả và ít ảnh hƣởng phụ.
- Trồng thêm cây xanh quanh viện để hạn chế khói bụi từ phƣơng tiện giao thông cũng nhƣ từ lò đốt chất thải.
- Cần tăng cƣờng công tác chỉ đạo, hƣớng dẫn, thƣờng xuyên theo dõi, kiểm tra việc thực hiện các quy định về phân loại và quản lý chất thải y tế, bảo vệ môi trƣờng trong bệnh viện.
- Xem xét việc phân bổ và sử dụng kinh phí xử lý rác thải y tế tại bệnh viện, bảo đảm cân đối đủ và phù hợp với thực tế tại bệnh viện. Kêu gọi đầu tƣ, hỗ trợ cho công tác quản lý chất thải bệnh viện bởi vì chất thải y tế đƣợc xếp vào chất thải đặc biệt nguy hại, cần đƣợc sự quan tâm của ngành y tế nói riêng và toàn xã hội nói chung.
3.3.2. Giải pháp đối với hệ thống thu gom và xử lý nước thải y tế.
- Hệ thống xử lý nƣớc thải của bệnh viện cần đƣợc đầu tƣ tu sửa và nâng cấp kịp thời, sơn sửa lại các lan can, ống dẫn nƣớc, thành bể chứa đã bị rỉ sét. Cần tu sửa hệ thống máy bơm nƣớc để khu xử lý nƣớc vận hành trơn tru. Hóa chất để xử lý nƣớc thải cũng cần đƣợc pha đúng nồng độ.
- Bệnh viện cần thƣờng xuyên kiểm tra và có biện pháp xử lý đối với các công trình bể phốt và các nhà vệ sinh tránh cống tắc và tăng hiệu quả cho công trình xử lý chất thải lỏng.
- Phối hợp với đơn vị giám sát kỹ thuật để kiểm tra lại các bộ phận của công trình xử lý chất thải lỏng, tìm ra nguyên nhân làm giảm hiệu quả xử lý
- Thƣờng xuyên kiểm tra, nạo vét hệ thống cống ngầm dẫn nƣớc thải từ các khu chức năng về công trình xử lý tránh nguy cơ tắc nghẽn do rác thải và chất thải vô cơ.
3.3.3. Giải pháp trong công tác quản lý nhân lực
Đội ngũ nhân viên của khoa Kiểm Soát Nhiễm Khuẩn cần đƣợc đảm bảo đầy đủ về nhân lực và vật chất dụng cụ. Nhân viên trong khoa phải đƣợc đào tạo về kiểm soát nhiễm khuẩn và tham gia các chƣơng trình tập huấn nâng cao kiến thức và kĩ năng thực hành kiểm soát nhiễm khuẩn trong bệnh viện. Nhân viên vận hành máy móc xử lý nƣớc thải và lò đốt cần đƣợc đào tạo bài bản, vận hành máy móc đúng quy trình. Cần có các đợt tập huấn cho nhân viên về các vấn đề nhƣ quy chế quản lý chất thải y tế của Bộ Y tế, các thông tƣ, nghị định của Sở y tế ban hành về quản lý chất thải nguy hại trong bệnh viện, quy trình thu gom, xử lý và lƣu trữ chất thải. Nâng cao năng lực quản lý về môi trƣờng cho các công nhân viên trong Bệnh viện.
Nâng cao trách nhiệm quản lý chất thải y tế của ngƣời đứng đầu khoa Kiểm soát nhiễm khuẩn:
- Chịu trách nhiệm về quản lý chất thải y tế từ khi phát sinh tới khâu tiêu hủy cuối cùng.
- Khâu vận chuyển, xử lý và tiêu hủy chất thải y tế, có thể hợp đồng với tổ chức, cá nhân có tƣ cách pháp nhân thực hiện.
- Lập kế hoạch quản lý chất thải y tế và xây dựng đề án đầu tƣ, nâng cấp cơ sở hạ tầng cho quản lý chất thải y tế của đơn vị.
- Mua và cung cấp đủ các phƣơng tiện chuyên dụng, đạt tiêu chuẩn cho việc phân loại, thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải; phối hợp với
các cơ quan môi trƣờng, các cơ sở xử lý chất thải của địa phƣơng để xử lý và tiêu hủy chất thải y tế theo quy định.
- Thực hiện các biện pháp làm giảm lƣợng chất thải y tế phải tiêu hủy qua các hoạt động giảm thiểu, thu gom, tái chế và tái sử dụng sau khi xử lý đúng quy định.
Bên cạnh đó, đầu tƣ mua sắm trang thiết bị, vật tƣ, bao bì, hóa chất cơ bản để thực hiện tốt quy trình xử lý dụng cụ, phân loại rác thải. Đặc biệt cần tổ chức đào tạo và đào tạo lại cán bộ làm công tác kiểm soát nhiễm khuẩn ở các cơ sở. Cần khẩn trƣơng lập các dự án xây dựng mới, cải tạo, nâng cấp hệ thống xử lý rác thải y tế rắn trong bệnh viện.
Tổ chức tuyên truyền giáo dục, nâng cao hiểu biết của bệnh nhân và ngƣời nhà bệnh nhân về phân loại rác thải y tế, tính chất nguy hại của nó với sức khỏe con ngƣời.
Cần phối hợp tốt với Sở Tài nguyên và Môi trƣờng Thái Nguyên trong việc lập kế hoạch, phân bổ, sử dụng kinh phí sự nghiệp môi trƣờng; thanh kiểm tra việc quản lý chất thải y tế, bảo vệ môi trƣờng trong bệnh viện.
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ
1. Kết luận
Cho đến hiện nay Bệnh viện C vẫn đang hoạt động tốt và là địa chỉ khám chữa bệnh đáng tin cậy của nhân dân, từng bƣớc phát triển cả về chất lƣợng khám chữa bệnh lẫn quy mô để đáp ứng đƣợc nhu cầu khám chữa bệnh của ngƣời dân trong và ngoài khu vực.
Trong công tác bảo vệ môi trƣờng Bệnh viện C đã thực hiện đúng các quy định về phân loại và thu gom, lƣu trữ, xử lý chất thải nguy hại theo Thông tƣ 12/2011 TT-BTNMT
* Đối với chất thải y tế:
- 100% rác thải y tế đƣợc phân loại, thu gom và xử lý đúng quy định. - Rác thải thông thƣờng đƣợc thu gom về nhà chứa rác và đƣợc Công ty Môi trƣờng đô thị Sông Công vận chuyển và xử lý hàng ngày.
- Khu xử lý rác thải y tế nguy hại : Có lò đốt rác thải y tế nguy hại đảm bảo công tác xử lý rác thải nguy hại của bệnh viện, hoạt động tần suất 2 ngày/lần.
* Đối với nước thải
- Nƣớc mƣa chảy tràn và nƣớc thải y tế từ các khoa phòng trong bệnh viện đƣợc thu gom bằng hệ thống cống ngầm ( bê tông hóa) dẫn về khu xử lý nƣớc thải của bệnh viện.
- Kết quả phân tích cho thấy nƣớc thải của Bệnh viện sau khi đƣợc xử lý đã đảm bảo đúng yêu cầu xả thải, các chỉ tiêu đều nằm trong giới hạn cho phép theo QCVN 28:2010/BTNMT (B).
Tuy nhiên còn một số vấn đề tồn tại đó là :
- Chỉ tiêu SO2, Bụi vƣợt quá tiêu chuẩn cho phép của QCVN02:2008/BTNMT:
SO2 :1500mg/Nm3 vƣợtquá 5 lần và Bụi 165,1mg/Nm3 vƣợt quá 1,43 lần. Nguyên nhân do hệ thống lò đốt chất thải nguy hại đã bị xuống cấp, hỏng hóc ở một số thiết bị hoạt động, cần phải đƣợc sửa chữa, thay mới và bảo dƣỡng ngay hoặc có thể do công nhân kĩ thuật vận hành lò đốt không đúng với quy trình vận hành.
- Cơ sở hạ tầng bệnh viện cũng đã xuống cấp và hƣ hại ở một số nơi.
2. Đề nghị
- Bệnh viện thƣờng xuyên kiểm tra và có các biện pháp xử lý đối với các công trình bể phốt, các nhà vệ sinh chung.
- Thƣờng xuyên kiểm tra nạo vét hệ thống cống ngầm dẫn nƣớc thải từ các khu nhà chuyên môn, nhà làm việc về công trình xử lý.
- Thƣờng xuyên kiểm tra phân loại rác thải y tế theo đúng quy định - Thực hiện quan trắc môi trƣờng định kỳ theo quy định của Sở Tài Nguyên Và Môi Trƣờng.
- Tập huấn cho cán bộ công nhân viên trong Bệnh viện về quản lý chất thải y tế và ý thức bảo vệ môi trƣờng.
- Đầu tƣ hơn nữa trang thiết bị phục vụ cho công tác thu gom, xử lý rác thải để đảm bảo vệ sinh môi trƣờng cho bệnh viện:
+ Đặt thêm các thùng rác với mã màu sắc khác nhau theo quy định tại các khoa, phòng cũng nhƣ khuôn viên bệnh viện trong thời gian tới.
+ Thay thế kịp thời các dụng cụ đã hƣ hỏng và cần có nhãn cảnh báo chất thải nguy hại trên các dụng cụ thu gom, lƣu trữ.
- Bệnh viện cần hƣớng dẫn cho bệnh nhân và ngƣời nhà của họ về việc phân loại rác thải . Tăng cƣờng thêm các bảng hƣớng dẫn cho bệnh nhân và ngƣời nhà của họ bỏ rác đúng thùng màu sắc quy định.
TÀI LIỆU THAM KHẢO I. Tài liệu tiếng Việt
1. Bệnh viện C Thái Nguyên, ( 2011), Báo cáo đánh giá tác động môi trƣờng của BVC.
2. Bệnh viện C Thái Nguyên( 2011), Báo cáo kết quả phân tích mẫu nƣớc thải sau xử lý BVC.
3. Bệnh viện C Thái Nguyên( 2011), Báo cáo kết quả xử lý ô nhiễm triệt để theo quyết định số 64/3003/QĐ-TTG của Bệnh viện C Thái Nguyên. 4. Bệnh viện C Thái Nguyên (2011, 2012, 2013, 2014), Báo cáo tổng kết
Bệnh viện.
5. Bệnh viện C Thái Nguyên (2011, 2012,2013, 2014), Báo cáo quản lý chất thải nguy hại của bệnh viện C - Thái Nguyên.
6. Bộ y tế, Cục quản lý khám chữa bệnh ( 2011), Báo cáo kết quả công tác khám chữa bệnh năm.
7. Bộ tài nguyên và Môi trƣờng (2004), Chất thải rắn, Báo cáo diễn biến môi trƣờng Việt Nam, Hà Nội.
8. Bộ y tế (2009), "Kế hoạch bảo vệ môi trƣờng ngành y tế giai đoạn 2009- 2015" Quyết định số 1783/QĐ-BTY ngày 28/5/2009, Bộ y tế, Hà Nội.
9 (2007), Q .
10. Bộ y tế( 2009), Quy hoạch quản lý chất thải y tế. 11. Bộ y tế (2010), Quy hoạch quản lý chất thải y tế.
12. Dự án QLMT tỉnh Thái Nguyên( 2005- 2010), Hợp phần chất thải y tế DANIDA.
13. Nguyễn Việt Dũng (2012), Đánh giá thực trạng thu gom, xử lý rác thải và nƣớc thải y tế tại Bệnh viện C tỉnh Thái Nguyên,.
15. Hoàng Thị Liên (2009 ),Nghiên cứu thực trạng và một số yếu tố liên quan đến quản lý chất thải y tế tại bệnh viện Đa khoa Trung ương Thái Nguyên,.
16. Nguyễn Huy Nga, Cục Quản lý môi trƣờng y tế ( 2012),Quản lý chất thải y tế còn nhiều bất cập.
17. Đào Ngọc Phong và cộng sự (1996), Nghiên cứu về ô nhiễm môi trường và khả năng lây truyền do nước thải bệnh viện ở Hà nội.
18. Quy chế Quản lý chất thải rắn y tế (2007)- Bộ Y tế.
19. Quy chế quản lý chất thải y tế (2007)- Bộ Y tế và DTM Dự án Xây dựng, 20. Quy chế Quản lý CTYT của Bộ Y tế ban hành tại Quyết định số 43/QĐ-
BYT ngày 30/11/2007. 21
(2012).
22 (2006),
.
23. Nguyễn Thị Kim Thái (2011), “Quản lý chất thải từ các bệnh viện ở Việt Nam Thực trạng và định hướng trong tương lai”, Tạp chí môi trường, (số 12), tr 43- 44- 45- 46.
24. Phùng Thị Thanh Tú (2009), Phân tích thực trạng về chất thải bệnh viện tại các tỉnh miền Trung Việt Nam.
25. Thông tƣ số 12/2011/TT- BTNMT ngày 14 tháng 04 năm 2011 của Bộ Tài nguyên và Môi trƣờng quy định về quản lý chất thải nguy hại.
26. Trung tâm quan trắc môi trƣờng- Chi cục bảo vệ môi trƣờng Thái Nguyên (2011), Nâng cao cải tạo bệnh viện C Đà Nẵng- Giai đoạn 2.
27. Trung tâm quan trắc và công nghệ môi trƣờng Thái Nguyên (2013), Báo cáo kết quả quan trắc giám sát môi trường định kỳ quý 4 năm 2013 cho Bệnh viện C Thái Nguyên.
II. Tài liệu tiếng Anh
28. Ngo Kim Chi (2000), Final Report on Building up the Plan for hearlthcare waste management and treatment, 2000.
29. WHO (1994), Managing medical wast e in developing country. Geneva. 30. WHO (1997), Treatment waste from hospitals and other health care
Phiếu phỏng vấn cán bộ, nhân viên y tế
Khoa:………..
I.Thông tin cá nhân
Tên:………Tuổi:………. Giới tính: Nam/ Nữ
Công việc hiện tại :……….. Thâm niên công tác:………..
II- Thông tin về hoạt động quản lý chất thải y tế
1. Anh/chị có đƣợc hƣớng dẫn về quy chế quản lý chất thải y tế do Bộ Y tế ban hành không ?
□ Có □ không Nếu đƣợc hƣớng dẫn, do ai hƣớng dẫn?
□ Bệnh viện □ sở y tế □ công ty môi trƣờng đô thị Khác:
2.Anh chị cho biết theo quy chế quản lý chất thải y tế thì chất thải y tế đƣợc quy định gồm mấy nhóm
7□ 6□ 5□ 4□ 3□ 2 □ 1□ □không biết 3. Đó là nhứng nhóm nào trong :
□Chất thải lây nhiễm □chất thải thông thƣờng
□Chất thải phóng xạ □chất thải sinh hoạt
□Bình chứa áp suất □chất thải hóa học nguy hại
□Chất thải tái chế
4. Cho biết chất thải sắc nhọn thuộc nhóm chất thải nào trong :
□Chất thải lây nhiễm □chất thải thông thƣờng
□Chất thải phóng xạ □chất thải sinh hoạt
□Bình chứa áp suất □chất thải hóa học nguy hại
□Chất thải tái chế
5. Bao bì dụng cụ( túi ,thùng, hộp) có màu vàng đựng loại chất thải nào?
□Chất thải lây nhiễm □chất thải thông thƣờng
□Chất thải phóng xạ □chất thải sinh hoạt
□Bình chứa áp suất □chất thải hóa học nguy hại
□Chất thải tái chế
6. Bao bì dụng cụ( túi ,thùng, hộp) có màu đen đựng loại chất thải nào?
□Chất thải lây nhiễm □chất thải thông thƣờng
□Chất thải phóng xạ □chất thải sinh hoạt
□Bình chứa áp suất □chất thải hóa học nguy hại
□Chất thải tái chế
7. Bao bì dụng cụ( túi ,thùng, hộp) có màu xanh đựng loại chất thải nào?
□Chất thải lây nhiễm □chất thải thông thƣờng
□Chất thải phóng xạ □chất thải sinh hoạt
□Bình chứa áp suất □chất thải hóa học nguy hại
8. Bao bì dụng cụ( túi ,thùng, hộp) có màu trắng đựng loại chất thải nào?
□Chất thải lây nhiễm □chất thải thông thƣờng
□Chất thải phóng xạ □chất thải sinh hoạt
□Bình chứa áp suất □chất thải hóa học nguy hại
□Chất thải tái chế