3. Ý nghĩa đề tài
1.3.1. Thực trạng thu gom xử lý chất thải y tế trên Thế giới
- Khối lƣợng CTYT phát sinh thay đổi theo khu vực địa lý, theo mùa và phụ thuộc vào các yếu tố khách quan nhƣ: cơ cấu bệnh tật, dịch bệnh, loại bệnh, quy mô giƣờng bệnh, phƣơng pháp và thói quen của nhân viên y tế trong công việc khám, chữa bệnh, chăm sóc bệnh nhân và rác thải của ngƣời bệnh trong các khoa phòng.
- Theo khuyến cáo của Tổ chức Y tế Thế giới(1992) ở các nƣớc đang phát triển có thể phân loại CTYT thành các loại sau: các chất không độc hại (chất thải sinh hoạt gồm chất thải không bị nhiễm các yếu tố nguy hại), chất thải sắc nhọn (truyền nhiễm hay không truyền nhiễm) chất thải nhiễm khuẩn (khác với các vật sắc nhọn nhiễm khuẩn), chất thải hóa học và dƣợc phẩm (không kể các loại thuốc độc đối với tế bào), chất thải nguy hiểm khác (chất thải phóng xạ, các thuốc độc đối với tế bào, các bình chứa khí có áp suất cao.[29]
Bảng 1.5: Chất thải y tế theo giường bệnh trên thế giới
Tuyến bệnh viện Tổng lƣợng
CTYT (kg/GB)
CTYT nguy hại (kg/GB)
Bệnh viện trung ƣơng 4,1-8,7 O,4-1,6
Bệnh viện tỉnh 2,1-4,2 O,2-1,1
Bệnh viện huyện O,5-1,8 O,1-0,4
(Nguồn: Hoàng Thị Liên) [15].
Có thể thấy đƣợc lƣợng chất thải y tế phát sinh là rất lớn nên cần đƣợc quản lý một cách chặt chẽ nhằm bảo vệ môi trƣờng bệnh viện và môi trƣờng xung quanh.
Bảng 1.6: Tổng lượng chất thải bệnh viện tại một số nước trên thế giới
(kg/giƣờng/ngày)
Loại bệnh viện Na uy Tây Ban
Nha Anh Pháp Mỹ Hà Lan
Bệnh viện tổng hợp 3,9 4,4 3,3 3,35 5,24 4,2-6,5 BV đa khoa - - - 2,5 4,5 2,7 Sản khoa - 3,4 3,0 - - - BV tâm thần - 1,6 0,5 - - 1,3 Lão khoa - 1,2 9,25 - - 1,7 (Nguồn: WHO, 1997)[30]
Nhƣ vậy có thể thấy rằng lƣợng rác thải y tế tại các bệnh viện rất lớn, đặc biệt là bệnh viện đa khoa tổng hợp và sản khoa. Tại bệnh viện tổng hợp ở lƣợng rác thải trung bình từ 3,3 đến 6,5 kg/giƣờng/ngày.
- Theo Tổ chức Y tế thế giới có 18- 64% cơ sở y tế chƣa có biện pháp xử lý chất thải đúng cách. Tại các cơ sở y tế 12,5% công nhân xử lý chất thải bị tổn thƣơng do kim đâm xảy ra trong quá trình xử lý CTYT. Tổn thƣơng này cũng là nguồn phơi nhiễm nghề nghiệp với máu là phổ biến nhất, chủ yếu là dùng hai tay tháo lắp kim và thu gom tiêu hủy vật sắc nhọn, có khoảng 50% số bệnh viện trong diện điều tra khi vận chuyển CTYT đi qua khu vực bệnh nhân mà không đƣợc đựng trong xe thùng có nắp đậy.[ 30]
- Trên thế giới, quản lý rác thải bệnh viện đƣợc nhiều quốc gia quan tâm và tiến hành một cách triệt để từ rất lâu. Về quản lý, một loạt những chính sách quy định, đã đƣợc ban hành nhằm kiểm soát chặt chẽ loại chất thải này. Các hiệp ƣớc quốc tế, các nguyên tắc, pháp luật và quy định về chất thải nguy hại, trong đó có cả chất thải bệnh viện cũng đã đƣợc công nhận và thực hiện
trên hầu hết các quốc gia trên thế giới. Nhƣ : Công ƣớc Basel, nguyên tắc pollutor pay, nguyên tắc proximitry...
* Các nước phát triển
- Hiện tại trên thế giới ở hầu hết các quốc gia phát triển, trong các bệnh viện, cơ sở chăm sóc sức khỏe, hay những công ty đặc biệt xử lý phế thải đều có thiết lập hệ thống xử lý loại phế thải y tế. Đó là các loại lò đốt ở nhiệt độ cao tùy theo loại phế thải từ 1000o
Cđến trên 4000o
C. Tuy nhiên phƣơng pháp này hiện nay vẫn còn đang tranh cãi về việc xử lý khí bụi sau khi đốt đã đƣợc thải hồi vào không khí. [7]
- Các phế thải y tế trong khi đốt, thải hồi vào không khí có nhiều hạt bụi li ti và các hóa chất độc hại phát sinh trong quá trình thiêu đốt nhƣ axit clohidric, đioxin/furan, và một số kim loại độc hại nhƣ thủy ngân, chì hoặc asen, cadimi. Do đó, tại Hoa kỳ vào năm 1996, đã bắt đầu có các điều luật về khí thải của lò đốt và yêu cầu khí thải phải đƣợc giảm thiểu bằng hệ thống lọc hóa học và cơ học tùy theo loại phế thải.
- Ngoài ra còn có phƣơng pháp khác để giải quyết vấn đề này đã đƣợc các quốc gia lƣu tâm đến vì phƣơng pháp đốt đã gây ra nhiều bất lợi do lƣợng khí độc hại phát sinh thải vào không khí, do đó các nhà khoa học hiện đang áp dụng một phƣơng pháp mới. Đó là phƣơng pháp nghiền nát phế thải và xử lý dƣới nhiệt độ và áp suất cao để tránh việc phóng thích khí thải.
- Dựa theo phƣơng pháp này rác thải y tế nguy hại đƣợc chuyển qua một máy nghiền nát. Phế thải đã đƣợc nghiền xong sẽ đƣợc chuyển qua một phòng hơi có nhiệt độ 1380C và áp suất 3,8 bar. Ở điều kiện nhiệt độ và áp suất trên là điều kiện tối ƣu cho hơi nƣớc bão hòa. Phế thải đƣợc xử lý trong vòng 40 - 60 phút. Sau cùng phế thải rắn đã đƣợc xử lý sẽ đƣợc chuyển đến các bãi rác thông thƣờng vì đã đạt đƣợc tiêu chuẩn tiệt trùng. Phƣơng pháp này còn có ƣu
điểm là làm giảm đƣợc khối lƣợng phế thải vì đƣợc nghiền nát, chi phí ít tốn kém hơn lò đốt, cũng nhƣ không tạo ra khí thải vào không khí.
* Tại các nước đang phát triển
- Đối với các nƣớc đang phát triển, việc quản lý môi trƣờng nói chung vẫn còn rất lơ là, nhất là đối với phế thải bệnh viện. Tuy nhiên trong khoảng 5 năm trở lại đây, các quốc gia nhƣ Ấn Độ, Trung Quốc đã bắt đầu chú ý đến việc bảo vệ môi trƣờng, và có nhiều tiến bộ trong việc xây dựng các lò đốt ở bệnh viện. Đặc biệt ở Ấn Độ từ năm 1998, chính phủ đã ban hành luật về “Phế thải y tế: Lập thủ tục và Quản lý”. Trong bộ luật này có ghi rõ rang phƣơng pháp tiếp nhận phế thải, phân loại phế thải, cùng việc xử lý và di dời đến các bãi rác… Do đó, vấn đề phế thải y tế độc hại của quốc gia này đã đƣợc cải thiện rất nhiều. [7]