Hoàn thiện các thiết chế thực thi hoạt động phòng, chống rửa tiền

Một phần của tài liệu Tội hợp pháp hóa tiền, tài sản do phạm tội mà có trong luật hình sự Việt Nam (Trang 86)

5. Cơ cấu của luận văn

3.5. Hoàn thiện các thiết chế thực thi hoạt động phòng, chống rửa tiền

rửa tiền

- Xây dựng lực lƣợng chuyên trách về phòng, chống rửa tiền

Để thực thi pháp luật về phòng chống rửa tiền có hiệu quả thì việc xây dựng một lực lƣợng chuyên trách về phòng, chống rửa tiền là rất cần thiết. Hiện nay, cơ quan tham gia thực thi việc phòng chống rửa tiền ở Việt Nam bao gồm: cơ quan điều tra thuộc Bộ Công an và Trung tâm Thông tin phòng, chống rửa tiền (trực thuộc Ngân hàng Nhà nƣớc). Tuy nhiên, để hoạt động phòng, chống rửa tiền có hiệu quả thì việc xây dựng một cơ quan chuyên trách về phồng chống rửa tiền là hết sức cần thiết. Theo ông Nguyễn Văn Giàu, Thống đốc Ngân hàng Nhà nƣớc thì Thủ tƣớng Chính phủ đã chỉ đạo thành lập Ban chỉ đạo liên ngành về phòng chống rửa tiền, và chống tài trợ cho khủng bố với các thành viên từ các cơ quan bộ, ban, ngành chủ chốt nhƣ Ngân hàng Nhà nƣớc, Bộ Công an, Bộ Tƣ pháp, Viện KSND tối cao, Bộ Tài chính, Bộ KH-ĐT, Thanh tra Chính phủ.

3.6. Xây dựng chiến lƣợc quốc gia về phòng, chống rửa tiền

Nhƣ phân tích ở trên, việc phòng chống rửa tiền là hết sức cần thiết. Tuy nhiên, đây không phải là nhiệm vụ dễ dàng mà đòi hỏi sự huy động các lực lƣợng của xã hội cùng tham gia. Để làm đƣợc điều này thì việc xây dựng một “Chiến lƣợc quốc gia về phòng, chống rửa tiền đến năm 2020” là hết sức cần thiết. “Chiến lƣợc quốc gia về phòng, chống rửa tiền đến năm 2020” cần đƣợc xây dựng trên cơ sở những quan điểm sau:

+ Phòng, chống rửa tiền là nhiệm vụ quan trọng, vừa cấp bách vừa lâu dài, xuyên suốt quá trình phát triển kinh tế - xã hội và xây dựng nhà nƣớc pháp quyền xã hội chủ nghĩa trong thời kỳ mới.

+ Sử dụng tổng thể các giải pháp phòng, chống rửa tiền; vừa tích cực, chủ động trong phòng ngừa, vừa kiên quyết trong phát hiện, xử lý.

+ Xây dựng lực lƣợng chuyên trách đủ mạnh làm nòng cốt trong công tác phòng ngừa, phát hiện, xử lý rửa tiền theo hƣớng chuyên môn hoá với các phƣơng tiện, công cụ, kỹ năng phù hợp, bảo đảm tính chuyên nghiệp và chuyên sâu.

+ Đặt quá trình phòng, chống rửa tiền trong điều kiện hội nhập, chủ động hợp tác hiệu quả với các quốc gia, các tổ chức quốc tế; chú trọng tổng kết thực tiễn và tiếp thu có chọn lọc kinh nghiệm của nƣớc ngoài trong công tác phòng, chống rửa tiền.

KẾT LUẬN

Phát triển kinh tế thị trƣờng và ngày càng hội nhập sâu hơn vào nền kinh tế thế giới đã tạo cơ hội cho hoạt động rửa tiền có cơ hội phát triển ở Việt Nam. Mặc dù, Việt Nam chƣa có một thống kê chính thức nào về hoạt động rửa tiền và ƣớc lƣợng qui mô của nó. Tuy nhiên, trong một vài năm gần đây một số vụ có dấu hiệu rửa tiền đã đƣợc phát hiện ở Việt Nam. Trong một vài năm tới, nền kinh tế Việt Nam sẽ tiếp tục hội nhập sâu hơn vào hệ thống kinh tế, tài chính thế giới khi mà các cam kết của Việt Nam trong khuôn khổ của WTO dần có hiệu lực. Điều này đặt ra các thách thức trong pháp luật, kiểm soát tài chính và nhất thiết là các công cụ chống rửa tiền chúng ta cần nhanh chóng phải xây dựng. Mặt khác, sự hội nhập này cũng làm cho hệ thống tài chính của Việt Nam đối mặt nhiều hơn nữa các hành vi rửa tiền ở cấp độ tinh vi hơn và nó mang tầm cỡ quốc tế. Đây là một trở ngại và thách thức đáng kể trong phát triển kinh tế của Việt Nam.

Trên bình diện quốc tế, các quốc gia đặc biệt là các nƣớc phát triển ngày càng ý thức đƣợc tác hại của việc rửa tiền vì nó không chỉ làm gia tăng tội phạm nguồn ở các nƣớc này (nhất là các tội phạm liên quan đến buôn bán ma túy, hội lộ cho quan chức các nƣớc đang phát triển sử dụng nguồn vốn viện trợ phát triển chính thức (ODA) hay các tội phạm liên quan đến ngƣời nhập cƣ và lao động nhập cƣ) mà còn đây chính là nguồn tài chính tài trợ cho bọn khủng bố quốc tế. Vì vậy, nhiều quốc gia đặt vấn đề viện trợ và đầu tƣ nƣớc ngoài gắn liền với nỗ lực phòng, chống rửa tiền của nƣớc tiếp nhận viện trợ và tiếp nhận đầu tƣ. Vì vậy, đối với một quốc gia vẫn còn phụ thuộc nhiều vào việc tiếp nhận viện trợ phát triển và tiếp nhận đầu tƣ nhƣ Việt Nam thì việc nỗ lực phòng, chống rửa tiền có một ý nghĩa đặc biệt quan trọng.

Một trong các công cụ để phòng, chống rửa tiền có hiệu quả đó chính là Bộ luật hình sự. Mặc dù Bộ luật hình sự 1999 có quy định về tội hợp pháp hoá tiền, tài sản do phạm tội mà có tại Điều 251 nhƣng trên thực tế cho đến nay rất ít hành vi phạm tội đƣợc phát hiện, xử lý theo tội đƣợc quy định tài Điều 251 này. Ngoài ra, việc không quy định đầy đủ các loại hành vi khách quan trong cấu thành tội phạm tội này sẽ dẫn đến khả năng bỏ lọt tội phạm hoặc truy cứu hình sự ở một tội danh khác mà không phản ánh hết tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi. Trong khi pháp luật hình sự của nhiều nƣớc quy định tội Rửa tiền và có cả một đạo luật riêng về rửa tiền thì việc Bộ luật hình sự Việt Nam quy định tội Rửa tiền thay thế cho tội Hợp pháp hoá tiền, tài sản do phạm tội mà có và tiến tới ban hành một đạo luật riêng về phòng, chống rửa tiền nhằm hài hòa pháp luật Việt Nam với pháp luật quốc tế là rất cần thiết, và một trong những nội dung quan trọng nhất của Luận văn thạc sỹ này là đã đƣa ra mô hình lý luận của kiến giải lập pháp về cấu thành tội phạm của tội Rửa tiền.

TÀI LIỆU THAM KHẢO Văn bản, Nghị quyết của Đảng

1. Bộ Chính trị (2002), Nghị quyết số 08/2002/NQ-TW ngày 02/01/2002 về

một số nhiệm vụ trọng tâm của công tác tư pháp trong thời gian tới

2. Bộ Chính trị (2005), Nghị quyết số 49/2005/NQ-TW ngày 02/06/2005 về

Chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020.

3. Bộ Chính trị (2008), Chỉ thị số 21-CT/TW ngày 26/03/2008 về tiếp tục tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo công tác phòng, chống kiểm soát ma túy trong tình hình mới.

Văn bản quy phạm pháp luật

4. Quốc hội (1999), Bộ luật Hình sự số 15/1999/QH10 ngày 21/12/1999,

Hà Nội.

5. Quốc hội (1997), Luật Ngân hàng nhà nƣớc Việt Nam số 06/1997/QH10

ngày 12/12/1997, Hà Nội.

6. Quốc hội (2003), Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Ngân hàng

nhà nƣớc Việt Nam số 10/2003/QH11 ngày 17/06/2003, Hà Nội. 7. Quốc hội (1997), Luật các tổ chức tín dụng số 07/1997/QH10 ngày

12/12/1997, Hà Nội.

8. Quốc hội (2004), Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật các tổ chức

9. Quốc hội (2000), Luật phòng chống ma túy số 23/2000/QH10 ngày 09/12/2000, Hà Nội.

10.Quốc hội (2008), Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật phòng, chống

ma túy số 16/2008/QH12 ngày 03/06/2008, Hà Nội.

11.Quốc hội (2005), Luật phòng, chống tham nhũng số 55/2005/QH11 ngày

09/12/2005, Hà Nội.

12.Quốc hội (2007), Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật phòng, chống

tham nhũng số 01/2007/QH12 ngày 04/08/2007, Hà Nội.

13.Quốc hội (2005), Luật Doanh nghiệp số 60/2005/QH11 ngày 29/11/2005,

Hà Nội.

14.Quốc hội (2005), Luật Đầu tƣ số 59/2005/QH11 ngày 29/11/2005, Hà Nội.

15.Ủy ban thƣờng vụ Quốc hội (2003), Pháp lệnh phòng, chống mại dâm số

10/2003/PL-UBTVQH11 ngày 14/03/2003, Hà Nội.

16.Chính phủ (2005), Nghị định số 74/2005/NĐ-CP ngày 07/06/2005 về

Phòng, chống rửa tiền, Hà Nội.

17.Thống đốc Ngân hàng Nhà nƣớc Việt Nam (2007), Quyết định số

1727/QĐ-NHNN ngày 23/7/2007 về việc Ban hành Quy chế tổ chức và hoạt động của Trung tâm Thông tin phòng, chống rửa tiền, Hà Nội.

18.Thủ tƣớng Chính phủ (2002), Công văn số 631/VPCP-NC ngày

Sách, báo, tạp chí, kỷ yếu hội thảo

19.Nguyễn Hòa Bình (2004), Đấu tranh phòng chống tội phạm rửa tiền ở Việt Nam. NXB Công an nhân dân, Hà Nội.

20.Bộ Tài chính Mỹ (2007), Mạng lƣới thi hành luật pháp về tội phạm tài

chính, Ngăn chặn nạn rửa tiền.

21.Lê Văn Cảm (2005), Những vấn đề cơ bản trong khoa học luật hình sự:

phần chung, NXB Đại học quốc gia Hà Nội, Hà Nội.

22.Lê Văn Cảm (2001), Giáo trình Luật Hình sự Việt Nam (Phần chung),

Khoa Luật trực thuộc Đại học Quốc gia Hà Nội (Tập thể tác giả do PGS.TSKH Lê Văn Cảm chủ biên), NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội.

23.Lê Văn Cảm (2000), Các nghiên cứu chuyên khảo về phần chung Luật Hình sự, NXB Công an nhân dân, Hà Nội.

24.Đại học Luật Hà Nội (2000), Giáo trình Luật Hình sự Việt Nam, NXB

Công an nhân dân, Hà Nội.

25.Nguyễn Trọng Hoài và Nguyền Hoài Bão (2005), “Rửa tiền: trở ngại cho

phát triển kinh tế”, Tạp chí phát triển kinh tế tháng 7/2005.

26.Hà Hoàng Hợp, Phạm Bá Khiêm (2005), Tội phạm tài chính trong hội nhập, NXB Thống kê, Hà Nội.

27.Lực lƣợng đặc nhiệm tài chính về chống rửa tiền (FATF), 49 khuyến nghị

28. Uông Chu Lƣu (chủ biên) (2001), Bình luận khoa học Bộ luật Hình sự Việt Nam năm 1999 (Tập I, Phần chung), NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

29.Macximov, A.A. (2004), Tội phạm cổ cồn trắng và công nghệ rửa tiền,

Anh Côi dịch, NXB Công an nhân dân, Hà Nội.

30.Minh Nghĩa (2002), “Chính sách nhận biết khách hàng, một chính sách chống rửa tiền hiệu quả ở Mỹ”, Tạp chí Ngân hàng (11/2002)

31.Nhà pháp luật Việt - Pháp (2000), Pháp luật về đấu tranh phòng chống tội

hợp pháp hóa tiền, tài sản do phạm tội mà có, Kỷ yếu hội thảo ngày

12, 13, 14/12/2000, Hà Nội.

32.Nguyễn Thị Phụng (2002), “Sự cần thiết phải ban hành nghị định chống

rửa tiền ở Việt Nam”, Tạp chí Ngân hàng (7/2002).

33.Đinh Văn Quế (2000), Bình luận khoa học Bộ luật Hình sự năm 1999 (Phần chung), NXB TP. Hồ Chí Minh, TP. Hồ Chí Minh.

34.Đinh Văn Quế (2006), Bình luận khoa học Bộ luật Hình sự năm 1999 (Phần các tội phạm, tập 9), NXB TP. Hồ Chí Minh, TP. Hồ Chí

Minh.

35.Quỹ tiền tệ quốc tế và Ngân hàng Nhà nƣớc Việt Nam (2005), Chống rửa

tiền và đấu tranh chống tài trợ khủng bố, Kỷ yếu hội thảo ngày 22,

23, 24/03/2005, Hà Nội.

36. Schott, Paul Allan (2007), Hướng dẫn tham khảo về chống rửa tiền và

37.Hoàng Liên Sơn (2002), “Chống nạn rửa tiền qua ngân hàng tƣ nhân” Đầu

tư chứng khoán (157, 9/12/2002).

38.Stoyan, Tenev và cộng sự (2003), Hoạt động không chính thức và môi

trường kinh doanh ở Việt Nam, NXB Thông tấn, Hà Nội.

39.Nguyễn Thị Tam (2001), “Thái Lan với việc chống rửa tiền”, Tạp chí Ngân hàng (12/2001).

40.Nguyễn Xuân Yêm (2000 ), Phòng chống các loại tội phạm ở Việt Nam

thời kỳ đổi mới, NXB Công an nhân dân, Hà Nội.

Tài liệu tiếng Anh

41.Financial Action Task Force (2007), Annual Review of Non-Cooperative Countries and Territories 2006-2007: Eighth NCCT Review,

http://www.fatf-gafi.org/

42.Financial Action Task Force (2008), Money Laundering & Terrorist Financing Vulnerabilities of Commercial Websites and Internet Payment System, http://www.fatf-gafi.org/

43.Madinger, J., và Zalopaly S. (1999), Money Laundering: A Guide for Criminal Investigators, Taylor and Francis, New York

44.Reuter, Peter and Truman, Edwin M. (2004), Chasing Dirty Money: The

Fight Against Money Laundering, Institute for International

Economcs Publisher, Washington.

45.United Nations (1988), Convention against Illicit Traffic inNarcotic Drugs and Psychotropic Substances.

46.United Nations (1999), International Convention for the Suppression of the Financing of Terrorism

48.United Nations (2003), Convention against Corruption

49.Walker, John (1998), Modelling Global Money Laundering Flows - some

findings, http://www.johnwalkercrimetrendsanalysis.com.au/

Các trang thông tin điện tử

50.http://www.vnexpress.net 51.http://www.cand.com.vn 52.http://www.vietnamnet.vn 53.http://www.sbv.gov.vn 54.http://www.baodatviet.vn 55.http://www.anninhthudo.vn 56.http://www.wikipedia.org 57.http://www.laundryman.u-net.com

Một phần của tài liệu Tội hợp pháp hóa tiền, tài sản do phạm tội mà có trong luật hình sự Việt Nam (Trang 86)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(95 trang)