Thay thế tội hợp pháp hóa tiền, tài sản do phạm tội mà có bằng tội rửa tiền

Một phần của tài liệu Tội hợp pháp hóa tiền, tài sản do phạm tội mà có trong luật hình sự Việt Nam (Trang 70)

5. Cơ cấu của luận văn

3.2.Thay thế tội hợp pháp hóa tiền, tài sản do phạm tội mà có bằng tội rửa tiền

tội Rửa tiền

3.2.1. Quy định thống nhất khái niệm rửa tiền trong hệ thốn g pháp luật

Khoa học pháp lý và luật thực định hiện nay của Việt Nam chƣa có một khái niệm chuẩn và thống nhất về "Rửa tiền". Đây là nguyên nhân chính dẫn đến việc có nhiều cách hiểu và áp dụng pháp luật khác nhau về rửa tiền, làm giảm hiệu quả của công tác phòng ngừa và xử lý đối với các hành vi rửa tiền. Để đấu tranh phòng, chống có hiệu quả loại tội này trong thực tiễn cần thiết phải quy định thống nhất khái niệm "Rửa tiền" trong các văn bản pháp luật và đặc biệt phải quy định mới tội Rửa tiền trong Bộ luật Hình sự làm căn cứ xử lý các vụ án rửa tiền.

3.2.2. Một số kiến nghị về việc quy định mới tội rửa tiền trong Bộ luật Hình sự

* Định nghĩa khoa học về "Rửa tiền"

Theo quan điểm của tác giả thì khái niệm rửa tiền đƣợc quy định trong Nghị định 74/2005/NĐ-CP của Chính phủ đã bao quát hết dấu hiệu hành vi khách quan của tội này. Tuy nhiên, định nghĩa ở Nghị định 74/2005/NĐ-CP quy định chƣa đầy đủ yếu tố “nhận thức” của chủ thể về nguồn gốc của tài sản, thu nhập do phạm tội mà có. Việc Nghị định 74/2005/NĐ-CP quy định chủ thể phải có dấu hiệu “tìm cách” tức là chủ thể không chỉ biết rõ mà còn tích cực trong việc hợp thức hóa tiền đã loại bỏ nhiều hành vi cấu thành tội này, tức là chủ thể trƣớc đó có thể không biết nhƣng trong quá trình thức hiện hành vi biết mà không dừng lại. Vì vậy, khái niệm rửa tiền cần đƣợc định

"Rửa tiền là hành vi của cá nhân, tổ chức thông qua các hoạt động cụ thể sau:

a. Tham gia trực tiếp hoặc gián tiếp vào một giao dịch liên quan đến tiền, tài sản do phạm tội mà có;

b. Thu nhận, chiếm giữ, chuyển dịch, chuyển đổi, chuyển nhượng, vận chuyển, sử dụng, vận chuyển qua biên giới tiền, tài sản do phạm tội mà có;

c. Đầu tư vào một dự án, một công trình, góp vốn vào một doanh nghiệp hoặc tìm cách khác che đậy, ngụy trang hoặc cản trở việc xác minh nguồn gốc, bản chất thật sự hoặc vị trí, quá trình di chuyển hoặc quyền sở hữu đối với tiền, tài sản do phạm tội mà có

Nếu chủ thể biết hoặc có thể biết vào thời điểm thực hiện giao dịch hoặc bất kỳ thời điểm thực hiện hành vi nào tài sản có nguồn gốc do phạm tội mà có."

* Các yếu tố cấu thành tội phạm: - Chủ thể

Khác với chủ thể của tội hợp pháp hoá tiền, tài sản do phạm tội mà có là chủ thể đặc biệt, tức là trƣớc khi trở thành chủ thể của tội phạm này, ngƣời phạm tội phải là chủ thể của tội khác và tiền, tài sản dùng để hợp pháp hóa phải là tiền, tài sản do chính chủ thể của tội phạm có đƣợc từ hoạt động phạm tội trƣớc đó của mình, thì chủ thể của tội rửa tiền là bất kỳ chủ thể nào chỉ cần họ là ngƣời đã thực hiện hành vi khách quan đƣợc mô tả trong cấu thành tội phạm. Họ không nhất thiết phải là ngƣời đã thực hiện hành vi phạm tội khác, có đƣợc tiền, tài sản từ việc thực hiện tội phạm đó và ngƣời đó đã sử dụng các biện pháp nghiệp vụ về kinh tế, thƣơng mại, tài chính, ngân hàng hoặc các giao dịch khác để làm cho đồng tiền có đƣợc từ hoạt động phạm tội trƣớc đây

của mình trở thành đồng tiền hợp pháp nhƣ chủ thể của tội hợp pháp hoá tiền, tài sản do phạm tội mà có. Nhƣ vậy, chủ thể của tội rửa tiền bao hàm cả phạm vi chủ thể của tội hợp pháp hoá tiền, tài sản do phạm tội mà có đƣợc quy định ở Điều 251 và chủ thể đƣợc quy định ở Điều 250 của Bộ luật hình sự 1999.

Cũng giống nhƣ chủ thể của các loại tội phạm khác ngƣời phạm tội rửa tiền phải là ngƣời có năng lực trách nhiệm hình sự và đạt độ tuổi nhất định. Theo quy định tại Điều 12 Bộ luật hình sự 1999, ngƣời phạm tội rửa tiền là ngƣời có năng lực trách nhiệm hình sự và từ đủ 14 tuổi trở lên nếu thực hiện hành vi phạm tội rất nghiêm trọng do cố ý hoặc đặc biệt nghiêm trọng; từ đủ 16 tuổi trở lên nếu thực hiện hành vi phạm tội thuộc bất kỳ loại tội nào.

- Khách thể

Tội rửa tiền có khách thể là trật tự quản lý nhà nƣớc đối với tiền, tài sản do phạm tội mà có.

Tiền, tài sản do phạm tội mà có trong khách thể của tội này không chỉ bao gồm tiền, tài sản tài sản do chính chủ thể của tội rửa tiền có đƣợc từ hoạt động phạm tội trƣớc đó của họ mà bao gồm tất cả các loại tiền, tài sản có nguồn gốc từ tội phạm nói chung. Nhƣ vậy tiền, tài sản trong khách thể của tội rửa tiền bao gồm cả tiền, tài sản trong khách thể của tội hợp pháp hoá tiền, tài sản do phạm tội mà có đƣợc quy định ở Điều 251 và tội Chứa chấp hoặc tiêu thụ tài sản do ngƣời khác phạm tội mà có đƣợc quy định ở Điều 250 của Bộ luật hình sự 1999.

- Mặt chủ quan

Lỗi của ngƣời phạm tội rửa tiền là lỗi cố ý. Ngƣời phạm tội có đƣợc tiền, tài sản từ hoạt động phạm tội trƣớc đó của mình hoặc biết rõ khoản tiền, thu

nhập mà mình tiêu thụ hoặc chứa chấp là do phạm tội mà có, biết rõ hành vi hợp pháp hoá tiền, tài sản có đƣợc từ hoạt động phạm tội là nguy hiểm cho xã hội và bị luật hình sự cấm, thấy trƣớc đƣợc hậu quả nguy hiểm cho xã hội do hành vi rửa tiền của mình gây nên nhƣng họ vẫn mong muốn thực hiện đƣợc hành vi cũng nhƣ mong muốn hậu quả xảy ra.

Khi thực hiện hành vi phạm tội này, ngƣời phạm tội luôn có mục đích làm cho tiền, tài sản có nguồn gốc bất hợp pháp trở thành tiền, tài sản hợp pháp. Do đó, mục đích là dấu hiệu bắt buộc trong cấu thành tội phạm này, không phụ thuộc vào việc ngƣời phạm tội có đạt đƣợc mục đích của mình hay không.

- Mặt khách quan

Mặt khách quan của tội rửa tiền so với tội hợp pháp hoá tiền, tài sản do phạm tội mà có rộng hơn bao gồm các hành vi sau đây:

+ Thông qua các nghiệp vụ tài chính, ngân hàng hoặc các giao dịch khác để hợp pháp hóa tiền, tài sản do phạm tội mà có, hoặc;

+ Sử dụng tiền, tài sản do phạm tội mà có vào việc tiến hành các hoạt động kinh doanh hoặc hoạt động kinh tế khác;

+ Sở hữu, sử dụng, giấu diếm, che dấu, vứt bỏ hay mang vào Việt Nam bất kỳ loại tài sản nào do phạm tội mà có;

+ Biến đổi hoặc chuyển nhƣợng tài sản đó hoặc mang nó ra khỏi Việt Nam.

Xét về hình phạt, tội Hợp pháp hoá tiền, tài sản do phạm tội mà có đƣợc quy định ở Điều 251 có mức hình phạt cao hơn sơ với tội Chứa chấp hoặc tiêu thụ tài sản do ngƣời khác phạm tội mà có đƣợc quy định ở Điều 250 của Bộ luật hình sự 1999. Hơn nữa, tội Hợp pháp hoá tiền, tài sản do phạm tội mà có quy định ba (3) khung hình phạt trong đó quy định khung hình phạt cơ bản có mức cao nhất là đến năm (5) năm tù (tội phạm nghiêm trọng) và khung hình phạt cao nhất (khoản 3) là đến 15 năm tù (tội phạm rất nghiêm trọng) là mức khung hình phạt tƣơng đối cao, đủ sức răn đe với loại tội phạm này. Vì vậy, tội Rửa tiền mới đƣợc xây dựng không cần quy định mức khung hình phạt cao hơn so với tội hợp pháp hoá tiền, tài sản do phạm tội mà có. Hơn nữa, hầu hết các nƣớc đều quy định mức tối đa của khung hình phạt đối với tội rửa tiền là đến 15 năm tù nên chúng ta không cần thiết phải sửa đổi về mức hình phạt đối với loại tội này.

* Vấn đề trách nhiệm hình sự

- Trách nhiệm hình sự đối với các loại ngƣời đồng phạm (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Tội rửa tiền thƣờng là tội phạm có tổ chức vì vậy vấn đề làm rõ trách nhiệm hình sự của các loại ngƣời đồng phạm có ý nghĩa rất quan trọng. Theo quy định của Bộ luật hình sự 1999, các loại ngƣời đồng phạm bao gồm:

+ Ngƣời thực hành là ngƣời trực tiếp thực hiện tội phạm.

+ Ngƣời tổ chức là ngƣời chủ mƣu, cầm đầu, chỉ huy việc thực hiện tội phạm. + Ngƣời xúi giục là ngƣời kích động, dụ dỗ, thúc đẩy ngƣời khác thực hiện tội phạm. + Ngƣời giúp sức là ngƣời tạo những điều kiện tinh thần hoặc vật chất cho việc thực hiện tội phạm.

Tội Rửa tiền cũng bao gồm cả bốn loại ngƣời đồng phạm trên, trong đó trách nhiệm hình sự của ngƣời tổ chức là nặng nhất.

- Trách nhiệm của pháp nhân đối với việc xử lý hành vi rửa tiền

Luật hình sự Việt Nam không quy định trách nhiệm hình sự của pháp nhân vì vậy không thể đặt ra vấn đề trách nhiệm hình sự của pháp nhân. Tuy nhiên, vì rửa tiền thƣờng thực hiện thông qua các công ty, vì vậy việc xử lý các công ty vi phạm bằng các biện pháp khác là hết sức cần thiết. Cụ thể, việc áp dụng các chế tài hành chính và dân sự nghiêm khắc sẽ có tác dụng răn đe buộc các công ty phải tích cực hơn trong nỗ lực ngăn chặn rửa tiền. Vì vậy, việc ban hành một Nghị định của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực rửa tiền với những mức chế tài nghiêm khắc là hết sức cần thiết.

- Trách nhiệm hình sự của ngƣời phạm tội nguồn đối với tội rửa tiền Tội phạm nguồn của tội rửa tiền là tội phạm chính tạo ra thu nhập mà khi thu nhập đó đƣợc rửa sẽ dẫn đến tội rửa tiền. Hay nói cách khác, tội phạm nguồn là tội phạm đƣợc thực hiện trƣớc và mang đến cho ngƣời phạm tội một số thu nhập (nhƣ mại dâm, cờ bạc, ma túy, tham nhũng v.v..). Khi hợp pháp hóa thu nhập từ các tội phạm này sẽ cấu thành tội Rửa tiền. Việc quy định các hoạt động phạm tội nào đó là tội phạm nguồn của tội rửa tiền cần phải tuân theo các tiêu chuẩn quốc tế. Việc quy định giới hạn ngày càng rộng hơn các tội phạm nguồn của tội rửa tiền đã nảy sinh khi xây dựng các tiêu chuẩn quốc tế.

Một vấn đề quan trọng cần xem xét là liệu trách nhiệm pháp lý về việc rửa tiền có mở rộng đến cá nhân đã thực hiện tội phạm nguồn, cũng nhƣ tới cá nhân đã rửa tiền thu đƣợc một cách phi nghĩa hay không. Một số nƣớc không buộc ngƣời phạm tội nguồn phải chịu trách nhiệm hình sự về tội rửa tiền thu

đƣợc từ tội phạm nguồn do ngƣời đó thực hiện, nếu ngƣời đó không tham gia vào hoạt động rửa tiền. Cơ sở chính cho cách tiếp cận này là việc trừng phạt ngƣời phạm tội vì né tránh các hậu quả pháp lý do hoạt động phạm tội mình có thể tăng lên gấp đôi nguy cơ phải chịu trách nhiệm hình sự, có nghĩa là nhiều hình phạt cho một hành vi phạm tội.

Một số nƣớc khác buộc ngƣời phạm tội nguồn phải chịu trách nhiệm hình sự về việc rửa tiền thu đƣợc từ tội phạm nguồn đó với lý do hành vi rửa tiền và tác hại của việc rửa tiền là độc lập với tội phạm nguồn. Cũng có những lí do thực tế đối với cách tiếp cận này. Việc miễn trừ cho những ngƣời phạm tội nguồn trách nhiệm về rửa tiền có thể là trừng phạt nặng nề đối với bên thứ ba vì hành vi của họ trong xử lý tiền thu đƣợc từ việc phạm tội, trong khi những kẻ thủ phạm lại đƣợc miễn trừ trách nhiệm. Điều này có thể xảy ra khi tội phạm nguồn đƣợc thực hiện ở bên ngoài lãnh thổ của một quốc gia và không thuộc quyền tài phán của nƣớc đang truy tố bên thứ ba về hoạt động rửa tiền của họ.

Nhìn chung, tiêu chuẩn quốc tế phổ biến trong lĩnh vực này quy định rộng về tội rửa tiền, trong đó thừa nhận kẻ phạm tội nguồn phải chịu trách nhiệm đối với việc rửa tiền thu đƣợc từ chính hành vi phạm tội của mình bất kể ngƣời đó có chủ động tham gia vào các hoạt động rửa tiền hay không. Theo quan điểm của tác giả, thì vấn đề trách nhiệm trách nhiệm hình sự của tội phạm nguồn nhƣ sau:

+ Nếu ngƣời thực hiện tội phạm nguồn sau đó tiếp tục thực hiện hành vi rửa tiền thì sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự cả tội phạm nguồn và tội rửa tiền.

+ Nếu ngƣời thực hiện tội phạm nguồn nếu không thực hiện hành vi rửa tiền thì chỉ bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội phạm nguồn mà ngƣời này đã thực hiện.

- Việc loại trừ trách nhiệm hình sự đối với một số chủ thể nhất định Tội rửa tiền cần loại trừ trách nhiệm hình sự đối với luật sƣ tham gia bào chữa cho ngƣời bị buộc tội rửa tiền. Một luật sƣ không bị coi là tham gia vào một giao dịch rửa tiền nếu nhận phí bào chữa ngay tình cho một ngƣời bị buộc tội rửa tiền hoặc một tội phạm xác định khác. Việc quy định này là rất cần thiết vì nó tạo ra cơ sở pháp lý để luật sƣ có thể yên tâm tham gia các vụ bào chữa liên quan đến những ngƣời bị buộc tội rửa tiền hay các tội có liên quan khác nhằm đảo bào quyền bào chữa của bị can, bị cáo đƣợc quy định trong Bộ luật tố tụng hình sự 2003.

3.2.3. Mô hình lý luận của kiến giải lập pháp về cấu thành tội phạm tội Rửa tiền

Trên cơ sở một số kiến nghị đƣợc nêu ra trong tiểu mục 3.1.2 nêu trên, có thể nêu ra mô hình lý luận của kiến giải lập pháp về cấu thành tội phạm tội rửa tiền trong Bộ luật hình sự nhƣ sau:

Điều 251 (sửa đổi): Tội rửa tiền

1. Người nào tham gia vào một giao dịch mà bao gồm tài sản phát sinh từ một tội phạm; hoặc kiếm được, sở hữu, sử dụng, giấu diếm, che dấu, vứt bỏ hay mang vào Việt Nam bất kỳ loại tài sản nào như vậy; hoặc biến đổi hoặc chuyển nhượng tài sản đó hoặc mang nó ra khỏi Việt Nam mà người này biết hoặc có thể biết vào thời điểm tham gia giao dịch hoặc vào thời điểm thực hiện hành vi rằng tài sản đó có nguồn gốc từ hoặc thu được một cách trực tiếp hoặc gián tiếp từ một tội phạm thì bị phạt tù từ một năm đến năm năm.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây thì bị phạt tù từ ba năm đến mười năm:

a. Có tổ chức;

b. Lợi dụng chức vụ, quyền hạn; c. Phạm tội nhiều lần;

d. Tiền, tài sản phạm tội có giá trị lớn; đ. Thu lợi bất chính lớn;

e. Gây hậu quả nghiêm trọng f. Phạm tội chuyên nghiệp g. Tái phạm nguy hiểm

3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây thì bị phạt tù từ tám năm đến mười lăm năm:

a. Tiền, tài sản phạm tội có giá trị rất lớn hoặc đặc biệt lớn; b. Thu lợi bất chính rất lớn hoặc đặc biệt lớn;

c. Gây hậu quả rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng;

4. Người phạm tội có thể bị tịch thu tài sản, phạt tiền đến ba lần số tiền hoặc giá trị tài sản được hợp pháp hóa, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm.

Nhƣ vậy, với việc quy định tội rửa tiền với cấu thành tội phạm nhƣ trên, tội rửa tiền sẽ thay thế hai tội bao gồm tội chứa chấp hoặc tiêu thụ tài sản do ngƣời khác phạm tội mà có đƣợc quy định ở Điều 250 và tội hợp pháp hoá tiền, tài sản do phạm tội mà có đƣợc quy định ở Điều 251của Bộ luật hình sự

ngƣời khác phạm tội mà có và tội hợp pháp hoá tiền, tài sản do phạm tội mà

(adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu Tội hợp pháp hóa tiền, tài sản do phạm tội mà có trong luật hình sự Việt Nam (Trang 70)