Thực trạng tội phạm Hợp pháp hóa tiền, tài sản do phạm tội mà có trong nền

Một phần của tài liệu Tội hợp pháp hóa tiền, tài sản do phạm tội mà có trong luật hình sự Việt Nam (Trang 52)

5. Cơ cấu của luận văn

2.2.Thực trạng tội phạm Hợp pháp hóa tiền, tài sản do phạm tội mà có trong nền

có trong nền kinh tế thị trƣờng Việt Nam

2.2.1. Tình hình tội phạm Hợp pháp hóa tiền, tài sản do phạm tội mà có trong nền kinh tế thị trường Việt Nam

Ở Việt Nam chƣa có một công bố thống kê chính thức nào về hoạt động rửa tiền cũng nhƣ độ lớn của nó trong nền kinh tế. Tuy nhiên một nghiên cứu

chúng ta lo ngại. Nghiên cứu của Stoyan và cộng sự [38] cho rằng hoạt động phi chính thức của Việt Nam vào năm 2001 vào khoảng 50% GDP và có xu hƣớng tăng dần hàng năm. Trong đó, các hoạt động phụ của hộ gia đình ở nông thôn chiếm 24%, hoạt động kinh doanh và dịch vụ không khai báo ở thành thị là khoảng 10,5% và hoạt động không khai báo khác là 10%. So với hoạt động kinh tế ngầm của các khu vực trên thế giới thì, ở châu Phi chiếm 44%, ở Trung và Nam Mỹ chiếm 39% và 35% ở châu Á. Với đặc điểm của từng nền kinh tế và chất lƣợng của hoạt động thống kê ở từng nƣớc thì lƣợng tiền đƣợc rửa sẽ chiếm ít hoặc nhiều trong các hoạt động kinh tế ngầm, tuy nhiên, một điều chắc chắn rằng nó có tƣơng quan thuận với nhau. Nhƣ vậy chúng ta thấy dù ít hay nhiều thì hoạt động rửa tiền ở Việt Nam có thể tồn tại và nếu tính quy đổi theo tỷ lệ phần trăm nào đó đối với hoạt động kinh tế ngầm theo nghiên cứu của Stoyan nêu trên thì Việt Nam cũng có cơ sở quan tâm và nghiên cứu đến chủ đề này khá phức tạp và khó đo lƣờng này.

Hoạt động phòng chống tội phạm rửa tiền tại Việt Nam vẫn còn thiếu chuyên nghiệp. Nhiều quy định pháp lý liên quan đến rửa tiền chƣa cụ thể. Sau khi Nghị định 74/2005/NĐ-CP có hiệu lực từ 01/08/2005, đến tháng 3/2007 Trung tâm thông tin phòng chống rửa tiền (thuộc Ngân hàng Nhà nƣớc Việt Nam) mới đƣợc thành lập. Sau hơn một năm hoạt động Trung tâm mới chỉ xác định đƣợc khoảng 20 giao dịch nghi ngờ có dấu hiệu rửa tiền nhƣng chƣa có một vụ nào đƣợc kết luận là hành động rửa tiền. Trong khi đó, các giao dịch về tài chính ở Việt Nam chủ yếu là tiền mặt trao tay, ít dùng các công nghệ thanh toán nhƣ các nƣớc trên thế giới. Điều này khiến việc kiểm tra hoạt động rửa tiền gần nhƣ không thể thực hiện. Hơn nữa, Việt Nam chƣa có hệ thống phòng chống rửa tiền xây dựng đồng bộ và đầu tƣ về tài chính tại tất cả các địa phƣơng trong cả nƣớc nên việc phòng chống rửa tiền càng trở nên khó khăn.

Việt Nam gia nhập Tổ chức Thƣơng mại thế giới (WTO) là “cơ hội” để tội phạm lừa đảo, rửa tiền trong nƣớc “mở rộng thị trƣờng”. Các chuyên gia kinh tế nhận định, với nền kinh tế đang trong quá trình chuyển đổi; giao dịch kinh tế có giá trị hàng tỷ đồng vẫn chủ yếu thực hiện bằng tiền mặt; các giao dịch, đầu tƣ trên thị trƣờng chứng khoán chƣa đƣợc quản lý chặt chẽ thì Việt Nam rất dễ trở thành “mảnh đất màu mỡ” cho hoạt động rửa tiền.

Chống rửa tiền là một trong những cam kết mà Việt Nam bắt buộc phải thực hiện khi gia nhập WTO. Để bảo đảm cam kết của mình, Nghị định 74/2005/NĐ-CP quy định khá chi tiết, cụ thể các hành vi nghi ngờ đến rửa tiền. Cụ thể, trong 1 ngày, 1 tổ chức hoặc cá nhân thực hiện 1 hoặc nhiều giao dịch bằng tiền mặt có tổng giá trị từ 200 triệu đồng trở lên hoặc bằng ngoại tệ, bằng vàng có giá trị tƣơng đƣơng 200 triệu đồng (đối với gửi tiết kiệm thì tổng giá trị giao dịch bằng tiền mặt trong 1 ngày là 500 triệu đồng trở lên) đều bị đƣa vào danh sách cần theo dõi, giám sát. Thông tin về những giao dịch này và 13 hình thức giao dịch đáng ngờ khác sẽ đƣợc các định chế tài chính nhƣ tổ chức tín dụng, bảo hiểm; tổ chức phát hành, niêm yết, giao dịch, kinh doanh, lƣu ký chứng khoán… lƣu giữ ít nhất 5 năm kể từ ngày đóng tài khoản hoặc 5 năm kể từ ngày kết thúc giao dịch. Các định chế tài chính nếu nghi ngờ những giao dịch kể trên sẽ báo cáo ngay tới Trung tâm Thông tin phòng, chống rửa tiền (trực thuộc Ngân hàng Nhà nƣớc) hoặc cơ quan nhà nƣớc có thẩm quyền, đồng thời thực hiện phong toả tài khoản, niêm phong hoặc tạm giữ tài sản, thậm chí tạm giữ ngƣời trực tiếp giao dịch và thực hiện các biện pháp ngăn chặn khác theo quy định của pháp luật.

Về chính sách, Việt Nam đã đáp ứng đầy đủ điều kiện của các nƣớc trong việc chống rửa tiền. Tuy nhiên, quá trình thực thi của cơ quan chức năng, trong đó có cơ quan chuyên trách về chống rửa tiền trực thuộc Bộ Công

an vẫn còn nhiều hạn chế. Trong đó, hạn chế lớn nhất là cơ quan chức năng của Việt Nam chƣa có nhiều kinh nghiệm trong việc đấu tranh chống loại tội phạm này; các quy định của luật pháp hiện hành chƣa tƣơng thích với hệ thống pháp luật của nhiều nƣớc về phòng, chống rửa tiền [19]. Hiện ngành công an đã có trong tay một số vụ liên quan đến tội phạm rửa tiền, nhƣng không thể truy tố đƣợc do bị vƣớng mắc về luật.

Tại nhiều nƣớc, cá nhân, tổ chức nào có khoản tiền lớn bất thƣờng mà không giải trình đƣợc tính hợp pháp của nguồn tiền thì đã coi là tiền bất hợp pháp. Còn tại Việt Nam, để đấu tranh với tội phạm rửa tiền, cơ quan quản lý nhà nƣớc phải chứng minh quá trình hình thành bất hợp pháp của nguồn tiền. Với nền kinh tế dùng nhiều tiền mặt nhƣ ở Việt Nam hiện nay, việc kiểm soát thu nhập hạn chế… nên việc chứng minh sự bất hợp pháp của nguồn tiền gặp rất nhiều khó khăn. Đứng trƣớc thực trạng này, Chính phủ đã chỉ đạo Bộ Công an xây dựng Đề án tăng cƣờng năng lực của các cơ quan thực thi pháp luật đối với việc đấu tranh chống rửa tiền. Đây là đề án rất quan trọng, không chỉ nhận đƣợc sự quan tâm của nhiều bộ, ngành, mà còn nhận đƣợc sự quan tâm đặc biệt của nhiều tổ chức quốc tế.

Nói về đấu tranh chống tội phạm rửa tiền, thời gian qua Việt Nam đã cam kết và tham gia một cách mạnh mẽ vì đây là điều kiện bắt buộc khi là thành viên của WTO. Để thực hiện đƣợc điều này, Việt Nam phải có lực lƣợng chuyên trách chống rửa tiền.

Về hệ thống pháp luật, Việt Nam đã có Điều 251 của Bộ luật hình sự 1999 về chống rửa tiền. Chính phủ cũng đã ban hành Nghị định 74/2005/NĐ- CP về chống rửa tiền và chúng ta cũng đã có cơ quan chuyên về chống rửa tiền tại Ngân hàng Nhà nƣớc – đơn vị chuyên trách quản lý các thông tin đáng ngờ liên quan đến những khoản tiền lớn.

2.2.2. Thực tiễn giải quyết một số vụ án cụ thể Vụ rửa tiền do Công an Đà Nẵng phát hiện: Vụ rửa tiền do Công an Đà Nẵng phát hiện:

Những vụ rửa tiền đƣợc phát hiện và xử lý ở Việt Nam hiện nay còn rất ít. Từ khi ban hành Bộ luật Hình sự năm 1999 đến nay, các cơ quan tiến hành tố tụng hình sự Việt Nam mới xử lý hình sự 02 vụ án về tội Hợp pháp hoá tiền, tài sản do phạm tội mà có. Gần đây nhất Công an thành phố Đà Nẵng đã phát hiện Baggio Carlitos Linska, quốc tịch Mozambique, đến chi nhánh một ngân hàng thƣơng mại tại Đà Nẵng mở cùng lúc hai tài khoản vào ngày 20/9/2008. Ngay sau khi có tài khoản, lập tức có trên 4,1 tỷ đồng đƣợc chuyển vào. Điều đáng nghi là khách hàng trên tức tốc làm thủ tục để rút tiền. Qua điều tra, cơ quan công an phát hiện số tiền này có nguồn gốc là khoản tiền 295.650 bảng Anh bọn tội phạm đánh cắp từ một tài khoản ở nƣớc ngoài, sau đó chuyển vào Việt Nam qua một chi nhánh ngân hàng thƣơng mại tại Bà Rịa - Vũng Tàu cho Massamba Lendebe Vis, cùng quốc tịch Mozambique. Massamba Lendebe Vis đã đổi số tiền này ra thành 8.875.708.650 đồng tiền Ngân hàng nhà nƣớc Việt Nam, rút cho cá nhân 1,2 tỉ đồng; đồng thời chuyển hơn 4,1 tỷ VNĐ vào tài khoản của Baggio Carlitos Linska ở Đà Nẵng, số tiền 3,340 tỉ đồng còn lại Massamba Lendebe Vis chuyển vào tài khoản của một ngƣời da đen khác tên là Niaty Lokasso Diamba mở tại chi nhánh Ngân hàng Công thƣơng Bình Tân, TP HCM.

Lực lƣợng công an Đà Nẵng và Bà Rịa - Vũng Tàu đã phối hợp tiến hành bắt giữ hai ngƣời là Baggio Carlitos Linska và Massamba Lendebe Vis.

Vụ Rửa tiền nêu trên là vụ án rửa tiền xuyên quốc gia đầu tiên ở Việt Nam đƣợc phát hiện, trong đó xác định rõ đƣợc nguồn gốc xuất xứ tiền phạm pháp và bắt đƣợc đối tƣợng.

Vụ án và các đối tƣợng liên quan đã đƣợc chuyển cho Bộ Công an và Interpol xử lý theo đúng quy định của pháp luật và các điều ƣớc quốc tế mà Việt Nam đã tham gia.

2.3. Phòng, chống rửa tiền trên thế giới và ở Việt Nam

2.3.1. Hợp tác phòng chống rửa tiền trên phạm vi quốc tế

Một trong những hệ thống luật quốc tế đầu tiên là Uỷ ban Basel về các luật lệ ngân hàng và các quy tắc thực hành giám sát năm 1988. Hoạt động thông qua Ngân hàng thanh toán quốc tế, Uỷ ban Basel khuyến khích các ngân hàng đảm trách việc nhận biết khách hàng, những giao dịch đáng ngờ và phối hợp chặt chẽ với các cơ quan chức năng. Rất nhiều vấn đề liên quan đã đƣợc thảo luận tại hội nghị của Liên Hiệp quốc về chống buôn bán bất hợp pháp các chất ma tuý năm 1988 (còn gọi là Công ƣớc Viên 1988). Tại hội nghị, Liên Hiệp quốc đã yêu cầu các nƣớc thành viên phải cho phép các cơ quan chức năng điều tra để chống, ngăn chặn việc thu lợi nhuận, sở hữu, chuyển nhƣợng hoặc rửa các khoản tiền thu đƣợc từ việc sử dụng hoặc buôn lậu ma tuý.

Trên bình diện quốc tế, chống rửa tiền đƣợc liên kết và có liên quan đến nhiều tổ chức, từ Liên Hiệp Quốc, Ngân hàng Thế giới (WB) đến Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF). Tuy nhiên, bộ máy có tính hệ thống cao và ràng buộc chặt chẽ hiện là Lực lƣợng đặc nhiệm tài chính về chống rửa tiền (FATF), đƣợc nhóm G-7 thành lập tại Paris năm 1989. Đây là tổ chức liên chính phủ chuyên nghiên cứu, đƣa ra những chuẩn mực quốc tế về chống rửa tiền và tài trợ khủng bố. Việc thành lập tổ chức này xuất phát từ ý tƣởng cho rằng hoạt động rửa tiền là tội phạm kinh tế rất phức tạp, do đó nó không thể đƣợc kiểm soát một cách hiệu quả bởi những phƣơng pháp làm luật thông thƣờng. Kết quả là

cần thiết phải tập hợp các cơ quan chức năng nhƣ Ngân hàng Trung ƣơng, Bộ Tài chính, Công an… để phòng, chống rửa tiền. Điều đó sẽ tạo ra những giải pháp và sự phối hợp toàn diện để giải quyết vấn đề phức tạp này. Hiện tại, FATF có 34 quốc gia thành viên chủ yếu là các nƣớc trong Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD), 2 quốc gia quan sát viên và 5 tổ chức khu vực là thành viên liên kết. FATF đƣợc coi là bộ máy chống rửa tiền hiệu quả nhất hiện nay bởi liên hệ không chỉ chính phủ sở tại mà còn nhiều cơ quan chuyên trách chống tội phạm (chẳng hạn Cảnh sát Quốc tế - Interpol).

Nhiệm vụ quan trọng nhất của FATF là giúp các nƣớc thành viên ban hành các quy định về phòng, chống rửa tiền mà mục tiêu cuối cùng là ban hành đƣợc luật chống rửa tiền.

Theo hƣớng này, từ tháng 4 năm 1990, FAFT đã ban hành 40 khuyến nghị nhằm tìm kiếm sự nhất trí giữa các nƣớc trong việc ban hành luật và thống nhất hành động của các ngân hàng để hạn chế các dòng tiền thu đƣợc từ hoạt động buôn bán ma tuý chuyển qua hệ thống ngân hàng và các tổ chức tài chính phi ngân hàng. 40 khuyến nghị đã đƣợc sửa đổi vào năm 1996, 2000 và năm 2003 để theo kịp các phƣơng thức rửa tiền ngày càng tinh vi của bọn tội phạm. Từ sau vụ khủng bố tháng 9/2001 tại Mỹ, vào tháng 10/2001, FATF đã mở rộng trách nhiệm giải quyết các vấn đề về tài trợ khủng bố và đã xây dựng 8 khuyến nghị đặc biệt chống tài trợ khủng bố. Vào tháng 10/2004, FATF đã thông qua khuyến nghị đặc biệt 9 liên quan đến ngƣời vận chuyển tiền mặt qua biên giới.

* Nội dung cơ bản 49 khuyến nghị của FATF - Các khuyến nghị về khuôn khổ pháp lý

Có 03 khuyến nghị về phạm vi của tội rửa tiền và về các biện pháp tạm thời và xử lý tài sản của ngƣời phạm tội. Theo những khuyến nghị này, các quốc gia trên thế giới phải hình sự hóa hành vi rửa tiền theo các chuẩn mực nêu trong các Công ƣớc Viên và Palermo. Cũng theo đó, các quốc gia cần cân nhắc áp dụng các biện pháp cho phép tịch thu các khoản thu nhập phạm pháp đó mà không cần phải buộc tội hình sự hoặc tịch thu tài sản nếu kẻ phạm tội không chứng minh đƣợc nguồn gốc hợp pháp của chúng.

- Các khuyến nghị về các biện pháp phòng ngừa mà các định chế tài chính và các tổ chức, cá nhân chuyên nghiệp làm dịch vụ tài chính phải áp dụng để ngăn ngừa hoạt động rửa tiền và tài trợ khủng bố

Tổng số có 22 khuyến nghị về các biện pháp mà các định chế tài chính cần phải thực hiện và cơ chế quản lý giám sát tuân thủ. Đó là các khuyến nghị về: các biện pháp nhận biết khách hàng, đánh giá khách hàng, lƣu giữ các số liệu liên quan tới các giao dịch tài chính; các biện pháp trong quan hệ ngân hàng đại lý, quan hệ với các nhân vật có ảnh hƣởng về chính trị; về trách nhiệm báo cáo các giao dịch đáng ngờ; các biện pháp mà các quốc gia cần áp dụng khi các tổ chức, cá nhân trong nƣớc không tuân thủ quy định về phòng chống rửa tiền và đối với các quốc gia không tuân thủ các khuyến nghị của FATF. Ngoài ra, các khuyến nghị của FATF còn đề cập tới tầm quan trọng của công tác quản lý, hƣớng dẫn và giám sát việc thực thi của các định chế tài chính.

- Các khuyến nghị về các biện pháp tổ chức và các biện pháp cần thiết khác

9 Khuyến nghị khác của FATF liên quan tới những chuẩn mực pháp lý về mặt tổ chức, các nguyên tắc hoạt động, các chức năng, quyền hạn và

những yêu cầu về nguồn lực cho các Cơ quan tình báo tài chính (FIU), cơ quan điều tra, các cơ quan giám sát, thanh tra có thể thực thi tốt trách nhiệm của mình trong công tác phòng chống rửa tiền và đảm bảo có cơ chế hợp tác hiệu quả. Bên cạnh đó, những khuyến nghị này cũng đề cập các biện pháp nhằm ngăn chặn viêc sử dụng pháp nhân một cách bất hợp pháp của những đối tƣợng rửa tiền, cần phải đảm bảo có thông tin đầy đủ, chính xác và kịp thời về uỷ thác nhanh, bao gồm cả thông tin về ngƣời uỷ thác, ngƣời đƣợc uỷ thác và ngƣời hƣởng lợi. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Hợp tác quốc tế về chống rửa tiền

6 Khuyến nghị của FATF đề cập tới các vấn đề liên quan tới hợp tác quốc tế nói chung về chống rửa tiền, về hỗ trợ pháp lý và dẫn độ và các hình thức hợp tác quốc tế khác. Khuyến nghị chung là các nƣớc cần tiến hành các bƣớc nhanh chóng trở thành thành viên và thực hiện các điều khoản quy định trong Công ƣớc Viên, Công ƣớc Palermo và Công ƣớc Quốc tế năm 1999 của Liên Hợp Quốc về chống tài trợ khủng bố; khuyến khích thông qua và thực hiện Công ƣớc quốc tế liên quan khác nhƣ Công ƣớc năm 1990 của Hội đồng Châu Âu về Tẩy rửa, Truy tìm, Bắt giữ và Tịch thu Các khoản thu nhập từ Tội phạm và Công ƣớc Liên Mỹ về chống khủng bố năm 2002.

Một phần của tài liệu Tội hợp pháp hóa tiền, tài sản do phạm tội mà có trong luật hình sự Việt Nam (Trang 52)