Phòng, chống rửa tiền tại Việt Nam

Một phần của tài liệu Tội hợp pháp hóa tiền, tài sản do phạm tội mà có trong luật hình sự Việt Nam (Trang 63)

5. Cơ cấu của luận văn

2.3.2.Phòng, chống rửa tiền tại Việt Nam

Trƣớc khi có Nghị định số 74/2005/NĐ-CP của Chính phủ về phòng, chống rửa tiền, chúng ta luôn tích cực tham gia vào cuộc đấu tranh phòng, chống tội phạm xuyên quốc gia, trong đó có tội phạm rửa tiền. Chúng ta đã tham gia Hiệp ƣớc về tổ chức cảnh sát hình sự quốc tế và tham gia một số điều ƣớc quốc tế liên quan đến phòng, chống rửa tiền nhƣ Công ƣớc Viên về kiểm soát ma túy và các chất hƣớng thần, Công ƣớc Palecmo về chống tội phạm xuyên quốc gia, Công ƣớc về chống tham nhũng và gia nhập Công ƣớc quốc tế về chống tài trợ cho khủng bố năm 1999.

Tại điều 251, Bộ Luật hình sự 1999 của nƣớc ta đã quy định tội danh hợp pháp hoá tiền, tài sản do phạm tội mà có, đƣợc coi là cơ sở để xây dựng Nghị định 74/2005/NĐ-CP về phòng, chống rửa tiền hiện nay. Luật chống tham nhũng, Luật phòng, chống ma tuý, Luật phòng chống mại dâm cũng đã quy định về các tội phạm là tội phạm nguồn của rửa tiền. Điều 19, Luật các Tổ chức tín dụng đã quy định trách nhiệm của các định chế tài chính đối với các khoản tiền có nguồn gốc bất hợp pháp. Ở đây, trách nhiệm của các ngân hàng và các tổ chức tín dụng cũng tƣơng tự nhƣ trách nhiệm của họ quy định trong Nghị định 74/2005/NĐ-CP về phòng, chống rửa tiền của Chính phủ hiện nay.

Nghị định 74/2005/NĐ-CP về phòng, chống rửa tiền ngày 07 tháng 06 năm 2005 của Chính phủ, có hiệu lực ngày 01 tháng 08 năm 2005 là văn bản đầu tiên quy định riêng và toàn diện nhất về phòng, chống rửa tiền. Điều đó thể hiện quyết tâm của Việt Nam trong việc đấu tranh chống tội phạm liên quan đến rửa tiền, đồng thời thực hiện việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các cá nhân, cơ quan, tổ chức. Nghị định đã quy định về cơ chế và các

biện pháp phòng, chống rửa tiền cũng nhƣ quy định sự phân công trách nhiệm của từng cơ quan, tổ chức, cá nhân đối với việc phòng, chống rửa tiền và hợp tác quốc tế trong lĩnh vực phòng, chống rửa tiền.

Nghị định đã tập trung vào các biện pháp phòng, chống rửa tiền, trong đó quy định các trƣờng hợp và xác định các mức giao dịch đáng ngờ là hoạt động rửa tiền. Tại Điều 9, Nghị định đã quy định mức giá trị giao dịch phải báo cáo. Theo đó, những giao dịch bằng tiền mặt từ 200 triệu VND trở lên và giao dịch tiết kiệm từ 500 triệu VND trở lên hoặc bằng ngoại tệ, bằng vàng có giá trị tƣơng đƣơng đều phải đƣợc ghi nhận và báo cáo cho Ngân hàng Nhà nƣớc bằng nhiều hình thức nhƣ văn bản, các phƣơng tiện điện tử, điện thoại… So với một số nƣớc tiên tiến nhƣ Mỹ, Anh, Nhật, Úc… thì mức quy định này tƣơng đối cao. Tuy nhiên tuỳ từng thời kỳ phát triển kinh tế, xã hội của đất nƣớc mà Chính phủ sẽ điều chỉnh mức này cho phù hợp.

Một vấn đề đáng chú ý là các tổ chức tín dụng chỉ báo cáo với Trung tâm phòng chống rửa tiền của Ngân hàng Nhà nƣớc, chứ không công khai, làm lộ bí mật về số dƣ tài khoản, số dƣ tiết kiệm cũng nhƣ tài sản của khách hàng gửi tại ngân hàng hay các tổ chức tín dụng khác. Những thông tin này vẫn nằm trong nội bộ ngân hàng và cả ngân hàng, Trung tâm đều có trách nhiệm bảo mật thông tin và quyền lợi của khách hàng. Nhƣ vậy, bí mật số dƣ cũng nhƣ tài sản của khách hàng luôn luôn đƣợc đảm bảo. Hơn nữa, kể cả khi những giao dịch đƣợc cho là đáng ngờ thì Ngân hàng Nhà nƣớc mới yêu cầu các tổ chức tín dụng cung cấp các giấy tờ, tài liệu cần thiết liên quan đến giao

dịch. Những quyền lợi hợp pháp của khách hàng luôn đƣợc các tổ chức tín dụng và luật pháp bảo vệ.

Một vấn đề đáng quan tâm tại Việt Nam là hiện nay giao dịch với khối lƣợng hàng hoá, dịch vụ của các doanh nghiệp có giá trị từ trên 200 triệu đồng Việt Nam (VND) là tƣơng đối lớn. Hơn nữa, giao dịch tiền mặt trong nền kinh tế của chúng ta hiện nay là rất nhiều, các giao dịch thanh toán, chi trả thông qua hệ thống ngân hàng vẫn chiếm tỷ lệ nhỏ nên chúng ta khó có thể kiểm soát đƣợc các giao dịch ngoài hệ thống ngân hàng. Vì vậy, chúng ta cần nghiên cứu và có những giải pháp hạn chế thanh toán bằng tiền mặt trên lãnh thổ Việt Nam. Trƣớc mắt, chúng ta cần khuyến khích và yêu cầu các doanh nghiệp và cá nhân chuyển sang giao dịch thanh toán qua hệ thống ngân hàng, không sử dụng tiền mặt, vừa tiết kiệm chi phí, vừa an toàn. Muốn vậy, chúng ta phải đầu tƣ để thúc đẩy, phát triển nhanh công nghệ thông tin với hệ thống phần mềm hiện đại, tiên tiến và bảo mật trong hệ thống ngân hàng và các tổ chức tín dụng để đảm bảo các giao dịch của khách hàng đƣợc thông suốt.

Nghị định 74/2005/NĐ-CP về phòng, chống rửa tiền của Chính phủ quy định trách nhiệm phòng, chống rửa tiền là trách nhiệm của mọi cá nhân, cơ quan, tổ chức. Nghị định cũng đã quy định cụ thể trách nhiệm của các cơ quan nhà nƣớc trong phòng, chống rửa tiền nhƣ Ngân hàng Nhà nƣớc Việt Nam, Bộ Công an và các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan trực thuộc Chính phủ, các tổ chức thanh tra Bộ, Uỷ ban nhân dân các cấp cũng nhƣ chỉ rõ các định chế tài chính trực tiếp thực hiện các biện pháp phòng, chống rửa tiền. Nghị định đã quy định các cơ quan, tổ chức phải phối hợp một cách đồng bộ,

chặt chẽ trong việc xây dựng và thực hiện chiến lƣợc, chủ trƣơng, chính sách, kế hoạch công tác phòng ngừa, đấu tranh chống rửa tiền trên lãnh thổ Việt Nam. Đồng thời, chúng ta phải phối hợp chặt chẽ với các tổ chức quốc tế về phòng, chống rửa tiền bằng cách tham gia ký kết, đàm phán và tổ chức thực hiện các điều ƣớc và thoả thuận quốc tế về phòng, chống rửa tiền cũng nhƣ tham gia nghiên cứu, thu thập, trao đổi thông tin, kinh nghiệm và tham gia các hội nghị, hội thảo, các lớp bồi dƣỡng, đào tạo, huấn luyện nghiệp vụ phòng, chống rửa tiền.

Theo Nghị định, Chính phủ giao cho Ngân hàng Nhà nƣớc thành lập Trung tâm phòng, chống rửa tiền có chức năng làm đầu mối tiếp nhận và xử lý thông tin, và có quyền yêu cầu các cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan cung cấp tài liệu, hồ sơ về các thông tin về các giao dịch đáng ngờ. ở đây, nhiệm vụ chính của Trung tâm phòng, chống rửa tiền là giúp Thống đốc Ngân hàng Nhà nƣớc tổng hợp, phân tích, xử lý, lƣu trữ và cung cấp thông tin tài liệu hồ sơ chuyển giao cho các cơ quan chức năng về các vấn đề liên quan đến rửa tiền và các cơ quan có liên quan trong đấu tranh phòng, chống rửa tiền. Nhƣ vậy, đây chỉ là trung tâm thông tin phục vụ phòng chống rửa tiền chứ không phải trung tâm phòng, chống rửa tiền. Việc phòng, chống rửa tiền phải đƣợc phối hợp thực hiện một cách đồng bộ và thống nhất giữa tất cả các ngành, các cấp.

Nhƣ vậy, Nghị định 74/2005/NĐ-CP về phòng, chống rửa tiền của Chính phủ đã đi vào cuộc sống mà không làm ảnh hƣởng, xáo trộn tới các hoạt động kinh tế, xã hội, đến các cơ quan, tổ chức, cá nhân. Một mặt, vì chúng ta đã

tuyên truyền một cách tích cực, sâu rộng; mặt khác, chúng ta đƣợc sự ủng hộ và hợp tác của toàn thể xã hội bởi vì đối tƣợng của phòng, chống rửa tiền chính là những ngƣời kiếm lợi bất hợp pháp chứ không phải là những doanh nghiệp, những ngƣời làm ăn lƣơng thiện. Trong giai đoạn hiện nay, khi chƣa có những văn bản hƣớng dẫn cụ thể thực hiện Nghị định, các ngân hàng và các tổ chức tín dụng cần tiếp tục xây dựng hệ thống ngăn ngừa nguy cơ rửa tiền một cách hiệu quả, đồng thời nâng cao năng lực và đạo đức nghề nghiệp của cán bộ để những ngƣời rửa tiền sẽ gặp khó khăn và không thể rửa tiền trên lãnh thổ Việt Nam

CHƢƠNG 3

PHƢƠNG HƢỚNG HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT HÌNH SỰ VỀ PHÒNG, CHỐNG RỬA TIỀN

Một phần của tài liệu Tội hợp pháp hóa tiền, tài sản do phạm tội mà có trong luật hình sự Việt Nam (Trang 63)