Sự cần thiết phải thay đổi tội hợp pháp hóa tiền, tài sản do phạm tội mà có

Một phần của tài liệu Tội hợp pháp hóa tiền, tài sản do phạm tội mà có trong luật hình sự Việt Nam (Trang 68)

5. Cơ cấu của luận văn

3.1. Sự cần thiết phải thay đổi tội hợp pháp hóa tiền, tài sản do phạm tội mà có

phạm tội mà có thành tội Rửa tiền

Việc thay thế tội hợp pháp hoá tiền, tài sản do phạm tội mà có bằng tội rửa tiền dựa trên các căn cứ sau:

Thứ nhất, nhƣ phân tích ở trên, hành vi khách quan của tội hợp pháp hoá

tiền, tài sản do phạm tội mà có không bao quát hết các hành vi rửa tiền xảy ra trên thực tế, vẫn còn nhiều hành vi chƣa đƣợc hình sự hoá nhƣ: sử dụng tiền, tài sản do phạm tội mà có vào việc đánh bạc hợp pháp, làm quà tặng, làm từ thiện, tài trợ cho các hoạt động văn hoá, thể thao, du lịch và các hoạt động phi lợi nhuận khác, dịch chuyển tài sản biết rõ là do phạm tội mà có từ nơi này sang nơi khác nhằm mục đích che giấu hoặc ngụy trang nguồn gốc bất hợp pháp của tài sản, sử dụng tài sản mà không kèm theo việc chiếm hữu tài sản v.v.., do đó, dẫn đến việc bỏ lọt tội phạm. Vì vậy, việc thay thế tội hợp pháp hoá tiền, tài sản do phạm tội mà có bằng tội mới với việc bổ sung thêm các hành vi khách quan là hết sức cần thiết.

Thứ hai, về sự bất hợp lý của Điều 251 Bộ luật hình sự 1999, trƣớc hết

đó là đã đặt ra nghĩa vụ chứng minh của cơ quan tƣ pháp hình sự quá cao, trong khi đó lại có những điều không thể chứng minh đƣợc. Ví dụ nhƣ trong điều luật quy định “Ngƣời nào thông qua các nghiệp vụ tài chính, ngân hàng hoặc các giao dịch khác để hợp pháp hóa tiền, tài sản do phạm tội mà có hoặc sử dụng tiền, tài sản đó vào việc tiến hành các hoạt động kinh doanh hoặc

Có những hành vi phạm tội rõ ràng là tội phạm rửa tiền. Tuy nhiên trong thực tế không phải lúc nào cơ quan điều tra cũng chứng minh đƣợc hành vi phạm tội. Bời vì, theo Điều 251 Bộ luật hình sự 1999, cơ quan điều tra sẽ phải chứng minh tiền đó là tiền do hoạt động tội phạm mà có. Thứ hai là tiền đó đã đƣợc điều chuyển bằng thủ đoạn tài chính nào? Các hoạt động tài chính thì cơ quan tƣ pháp hình sự có thể chứng minh đƣợc. Nhƣng còn nguồn tiền từ hoạt động tội phạm, nếu là tội phạm từ nƣớc ngoài, thì rất khó khăn trong công tác chứng minh. Còn nếu nhƣ ở các nƣớc phát triển, nếu một ai đó có 1 triệu USD, một khoản thu nhập bất thƣờng, thì ngƣời sở hữu khoản tiền đó phải có nghĩa vụ chứng minh tính hợp pháp nguồn tiền đó, chứ không phải là cơ quan điều tra. Còn nếu anh ta không giải trình đƣợc thu nhập này là hợp pháp thì có thể kết luận anh ta hoặc chị ta đang tham gia hoạt động rửa tiền. Điều này pháp luật nƣớc ngoài quy định rất chặt chẽ, rành mạch nhƣ thế sẽ giảm nhẹ nghĩa vụ chứng minh của cơ quan điều tra mà lại vẫn đảm bảo có hiệu quả.

Thứ ba, Công ƣớc Liên hợp quốc về chống tội phạm có tổ chức xuyên

quốc gia đƣa ra yêu cầu bắt buộc là các quốc gia phải hình sự hoá các hành vi rửa tiền, còn cách thức hình sự hoá nhƣ thế nào là tuỳ thuộc vào thực tiễn lập pháp và tập quán của mỗi quốc gia. Việc tham gia Công ƣớc này đòi hỏi Việt Nam phải sớm quy định tội rửa tiền trong Bộ luật hình sự.

Thứ tư, hiện nay trên thế giới các quốc gia đều sử dụng khái niệm tội rửa

tiền. Vì vậy, việc quy định trong Bộ luật hình sự tội danh mới này không những làm cho pháp luật Việt Nam hài hòa với pháp luật quốc tế mà còn khẳng định cam kết của Việt Nam trong việc đấu tranh phòng và chống rửa tiền vốn đang đƣợc các nƣớc nhất là các nƣớc phát triển rất quan tâm.

Một phần của tài liệu Tội hợp pháp hóa tiền, tài sản do phạm tội mà có trong luật hình sự Việt Nam (Trang 68)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(95 trang)