Giá trị tích cực

Một phần của tài liệu Vấn đề con người trong triết học Hy Lạp cổ đại (Trang 92)

Là giai đoạn đầu tiên trong sự phát triển của triết học phương Tây, triết học Hy Lạp cổ đại đã đóng góp vào kho tàng tư tưởng nhân loại quan niệm về con người mà cho đến tận ngày nay, vẫn còn giá trị. Bởi lẽ:

Thứ nhất, các nhà duy vật Hy Lạp cổ đại, bằng cách này hay cách khác,

đều đã có những giải đáp của mình cho vấn đề nguồn gốc, bản chất của con người. Nhìn chung, các nhà triết học Hy Lạp cổ đại đã xem xét thế giới như một chỉnh thể thống nhất được sinh ra từ các yếu tố vật chất đầu tiên đóng vai

trò khởi nguyên, như đất, nước, lửa, không khí…, tức là lấy yếu tố vật chất làm nền tảng để giải thích về tự nhiên và con người. Đó là những yếu tố vật chất mang đặc tính là bản nguyên đầu tiên, là cái sinh ra và quy định sự tồn tại của tất thảy mọi vật. Trong chỉnh thể thống nhất của thế giới, con người được các nhà triết học Hy Lạp khẳng định có mối quan hệ khăng khít, không thể tách rời với giới tự nhiên. Con người và giới tự nhiên là thống nhất với nhau có cùng nguồn gốc, bản chất. Như vậy, có thể nói, họ đã bước đầu nhận thấy sự gắn bó giữa con người và giới tự nhiên. Đây chính là nền tảng cho quan niệm của C.Mác và Ph.Ăngghen sau này. Mặc dù chưa thoát khỏi tính chất trực quan, nhưng quan niệm của các nhà triết học duy vật cổ đại Hy Lạp về nguồn gốc, bản chất con người đã đặt nền móng cho quan niệm đúng đắn về con người trong triết học sau này.

Thứ hai, các nhà triết học Hy Lạp cổ đại không chỉ thấy mối quan hệ giữa

con người với tự nhiên, mà họ còn đề cập đến con người trong mối quan hệ với xã hội. Đây cũng là quan niệm mà sau này C.Mác đã kế thừa và hoàn thiện.

Thứ ba, tính nhân văn trong quan niệm của các nhà triết học Hy Lạp cổ

đại về con người là làm thế nào để con người có được tự do, hạnh phúc. Vấn đề tự do, hạnh phúc là một nội dung quan trọng trong quan niệm về con người của các nhà triết học Hy Lạp cổ đại. Mỗi triết gia có thể có cách lý giải riêng của mình về vấn đề này, nhưng sự quan tâm đến nó đã thể hiện tính nhân văn của triết học Hy Lạp cổ đại, đặc biệt là trong bối cảnh tồn tại nhiều trắc trở, tai ương, bất công của xã hội Hy Lạp.

Thứ tư, khi đánh giá cao tri thức và những hiểu biết của con người, các

nhà triết học Hy Lạp cổ đại đã đề cao những nhà thông thái, coi họ là những người có tri thức, có hiểu biết sâu rộng. Trong quan niệm của các nhà triết học Hy Lạp cổ đại, đặc biệt là quan niệm của Xôcrát đã đánh giá cao vai trò của tri thức, theo ông có tri thức con người mới có đạo đức, tự do, hạnh phúc.

Thứ năm, trong nền dân chủ chủ nô, cùng với sự quan tâm đến giới tự nhiên và vũ trụ, các vấn đề con người và xã hội cũng đã được các nhà triết học Hy Lạp cổ đại tìm hiểu một cách sâu sắc. Con người với họ không chỉ là chủ thể, mà còn là một đối tượng nghiên cứu. Thời cực thịnh của sự phát triển xã hội cho phép các công dân nghĩ về trách nhiệm và quyền lợi tập thể gắn với quyền lợi quốc gia. Nhà khai sáng đầu tiên trong thế giới cổ đại phương Tây - Prôtago đã khẳng định: "Con người - thước đo của vạn vật". Sự khẳng định này lấy con người làm hệ quy chiếu để giải quyết các vấn đề về tồn tại và nhận thức. Trong sự tự do mang tính tự ý thức đó, Prôtago xem nghệ thuật tranh luận như là phương thức chứng minh vai trò của chủ thể. Xôcrát đã chọn cách tiếp cận khác, khi nhấn mạnh rằng, sự tự do mang tính tự ý thức được đề cao chỉ trong chừng mực nó được gắn với mục đích đạo đức cao nhất - cái Thiện phổ quát.

Triết học Hy Lạp cổ đại đã đề cập tới nhiều vấn đề của con người và số phận con người. Các nhà triết học Hy Lạp cổ đại đã đưa ra nhiều quan niệm khác nhau về bản chất con người. Chẳng hạn, Prôtago cho con người là thước đo của vạn vật. Xôcrát đặt ra nhiệm vụ nhận thức con người là chủ yếu chứ không phải là nhận thức giới tự nhiên. Arixtốt cho con người là “động vật chính trị”… Nhưng nhìn chung, các nhà triết học Hy Lạp cổ đại đều cho mục tiêu cao quý của con người là chinh phục tự nhiên để phục vụ cho mình. Con người trong quan hệ với thiên nhiên, nhìn chung là tích cực, thể hiện tinh thần vươn lên làm chủ giới tự nhiên của người Hy Lạp cổ đại. Điều này cũng khác với triết học phương Đông – thường đề cập đến con người chính trị - xã hội, con người với những số phận khác nhau; con người trong quan hệ hài hòa với tự nhiên. Như vậy, ngay từ khi ra đời, quan niệm về con người trong triết học Hy Lạp cổ đại đã có những nét rất khác nhau. Càng về sau, sự khác nhau ấy càng trở nên rõ nét và nó là sự biểu hiện cho tính đa dạng và phong phú của

các trường phái tư tưởng trong xã hội. Song, suy cho cùng, sự khác nhau ấy cũng chỉ là sự khác nhau giữa hai trường phái duy tâm hay duy vật trong triết học. Dù được xem xét, giải quyết theo quan niệm duy tâm hay duy vật thì quan niệm về con người trong triết học Hy Lạp cổ đại vẫn là sự đóng góp vào dòng chảy tư tưởng về con người trong lịch sử triết học. Các nhà triết học Hy Lạp cổ đại thực sự đã xây dựng nên một nền triết học hết sức phong phú, đa dạng, đã ghi dấu ấn trong lịch sử tư tưởng nhân loại như một bước ngoặt nhân bản độc đáo.

Một phần của tài liệu Vấn đề con người trong triết học Hy Lạp cổ đại (Trang 92)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)