Triết lý trong thần thoại Hy Lạp

Một phần của tài liệu Vấn đề con người trong triết học Hy Lạp cổ đại (Trang 31)

Thần thoại xuất hiện với tư cách là sự phản ánh giới tự nhiên và đời sống xã hội vào ý thức của con người nguyên thủy. Nhưng, đó không phải là sự phản ánh trực tiếp, mà thực ra là sự nhận thức cảm tính – có hình ảnh về giới tự nhiên và đời sống xã hội của con người nguyên thủy, sự nhận thức được đặc trưng bởi các mối quan hệ mang tính chất liên tưởng – cảm tính. Sự nhận thức đó, trước hết được thực hiện bằng con đường so sánh giữa môi trường xã hội, mà trực tiếp và chủ yếu là quan hệ huyết thống với các hiện tượng tự nhiên đầy bí ẩn. Cần phải nhấn mạnh rằng, sự nhận biết và quan sát trực tiếp về giới tự nhiên và quan hệ huyết thống như vậy đã diễn ra không phải với một ý thức bất biến nào đó, mà với một ý thức đang biến đổi, dù là rất chậm chạp của con người cổ đại. Qua đó “lịch sử thần thoại không những phản ánh quan hệ luôn biến đổi giữa con người với tự nhiên, giữa các hình thức mang tính cộng đồng cũng luôn biến đổi của con người, mà nó còn phản ánh cả những sự biến đổi mang tính tiến bộ trong bản thân ý thức của “con

người có lý tính”, trong tư duy mà nội dung biểu cảm của nó ngày một tích tụ thêm các yếu tố lôgíc – khái niệm ở “con người có lý tính” đó” [16, tr.14].

Phương pháp của thần thoại là phương pháp so sánh giữa cộng đồng huyết thống, bộ lạc – thị tộc với con người với tư cách là một yếu tố dường như hoàn toàn bị hòa tan trong cộng đồng huyết thống, bộ lạc – thị tộc đó và với toàn bộ giới tự nhiên xung quanh con người. Phương pháp so sánh phải gắn liền với tri giác mang tính chỉnh thể không phân hóa về giới tự nhiên xung quanh con người và với sự thống trị của các quan niệm nhân tính hóa mô phỏng xã hội trong thần thoại. Các câu chuyện thần thoại bao hàm một khối lượng lớn những chi tiết bắt nguồn từ phong tục, tập quán và thể chế của các biến cố xã hội xa xưa mà con người còn giữ lại những hình ảnh đã được uốn nắn của chúng. Sự tập trung dần các yếu tố linh thiêng thành những vị thần nào đó luôn có quan hệ nhất định, khá rõ ràng với sự tập trung các thị tộc thành bộ lạc và bộ lạc thành Polis. Do vậy, cái có ý nghĩa đặc biệt đối với sự xuất hiện của triết học Hy Lạp cổ đại là “tính đã chín muồi” của thần thoại. Thần thoại Hy Lạp bao gồm các truyền thuyết về các vị nam thần, nữ thần và các vị anh hùng của người Hy Lạp. Thoạt đầu, thần thoại Hy Lạp là những câu chuyện thơ truyền khẩu qua nhiều thế hệ. Các câu chuyện đó tồn tại đến ngày nay là nhờ những ghi chép về các câu chuyện truyền miệng nói trên, đôi khi chúng được bổ sung thêm bởi các lời giải thích về ý nghĩa biểu tượng hoặc các hàm ý khác.

Trong các truyền thuyết, câu chuyện và trường ca, tất cả các vị thần của Hy Lạp cổ đại đều được miêu tả giống như hình dáng của con người, ngoại trừ một số sinh vật nửa người nửa thú, như các nhân sư, số còn lại đều có nguồn gốc từ Cận Đông và Thổ Nhĩ Kỳ. Các vị thần Hy Lạp có thể sinh con, trẻ mãi không già, không bị thương tổn, không ốm đau, có thể tàng hình, di chuyển rất nhanh và biết sử dụng con người làm phương tiện truyền đạt ý

tưởng của họ mà người đó có thể biết hoặc không biết. Mỗi vị thần có một hình dáng, một nguồn gốc, một sở thích, một cá tính và một lĩnh vực chuyên môn mà họ quản lý. Tuy nhiên, việc miêu tả các vị thần thường xuất phát từ các dị bản khác nhau, nên không phải lúc nào cũng ăn khớp với nhau. Khi các vị thần được vinh danh trong thơ ca hoặc khi cầu nguyện thì họ được coi như là một ý nghĩa tổng hợp gồm tên và trách nhiệm của các vị để phân biệt với các hình ảnh khác của các thần. Trách nhiệm của một vị thần có thể phản ánh một khía cạnh đặc biệt về vai trò của vị thần đó, như thần thơ ca là tên dành cho thần Apollo, được coi là người bảo trợ cho nghệ thuật: thơ, ca, nhạc, họa; Nhưng trách nhiệm của một vị thần cũng có thể dùng để phân biệt một khía cạnh đặc biệt nào đó của một vị thần. Trong các truyện thần thoại Hy Lạp, các vị thần được miêu tả là những người thuộc cùng một gia đình đa thế hệ. Vị thần già nhất tạo ra thế giới, nhưng các vị thần trẻ hơn đã thay thế các vị thần già. Mười hai vị thần trên đỉnh Ôlimpia là các vị thần quen thuộc nhất đối với tôn giáo và nghệ thuật Hy Lạp và được miêu tả trong các sử thi có hình dáng của con người trong “Thời đại các anh hùng”. Đó là các bài học mà tổ tiên người Hy Lạp đã phải học để có được các kỹ năng cần thiết, lòng kính sợ thần thánh, đề cao đức hạnh, trừng phạt tội lỗi. Thần thoại Hy Lạp cổ đại đã thực hiện một sự tiến hóa dứt khoát hơn từ các hình ảnh đầy mâu thuẫn, kỳ dị, mơ hồ vốn có từ xa thành các hình ảnh hài hòa hơn, chủ yếu là hình ảnh về các vị thần có hình dáng động vật, và cuối cùng, thành các hình ảnh hoàn toàn hài hòa về các vị thần có hình dáng người. Điều này thể hiện quyền lực mà con người ở đây đã đạt được đối với tự nhiên, đồng thời cũng chứng tỏ sự hình thành nền tảng nhân cách trong đời sống tinh thần của người Hy Lạp cổ đại. Cái minh chứng cho niềm tin ngày một tăng của con người vào sức mạnh của bản thân là sự xuất hiện các hình ảnh thần thoại về nhiều nhân vật dám thách thức với các vị thần trên đỉnh Ôlimpia.

Trong suốt cuộc di cư đầu tiên vào khoảng năm 2000 trước CN, người Hy Lạp đã đưa theo họ một số vị thần để thờ phụng, trên hết là thần Zeus, thần của bầu trời. Những thần khác được mô phỏng theo các vùng đất khác: Applo, thần mặt trời của miền tây Tiểu Á; Aphrodite, nữ thần tình yêu của Cyprus; Athena, nữ thần khôn ngoan, và Artemis, nữ thần săn bắn thuộc đảo Crete. Thần thánh của người Hy Lạp không phải là những vị thần siêu việt, xa vời của các dân tộc vùng Lưỡng Hà, mà họ can thiệp vào cuộc sống của con người, hỗ trợ những sở thích của con người và chính các vị thần này cũng mang hình dạng con người; nghĩa là, họ là những siêu sinh vật có hình dạng giống con người, chỉ khác con người ở chỗ hoàn hảo và bất tử về thể xác.

Thần thoại Hy Lạp còn được thể hiện trong những sáng tác văn học. Những sáng tác văn học vĩ đại nhất của thời kỳ Phục hưng Hy Lạp là những sử thi viết về những vị anh hùng lẫy lừng được cho là đã lãnh đạo cuộc chiến chống thành Troy. Thành tựu vĩ đại nhất trong truyền thống thi ca này là bộ sử thi của nhà thơ mù Hôme: IliadÔđixê. Bằng thể thơ sôi nổi, uy lực,

Iliad mô tả tính cách quý tộc của người chiến binh mà trong đó, sự cao

thượng trong chiến đấu là đức tính cao cả nhất. Nhân vật anh hùng chính là chàng chiến binh đầy tự hào Achilles, người đã rút lui khỏi cuộc vây hãm thành Troy, khi đã giữ được ái thiếp của chàng trong tay; sau đó chàng để bạn là Patroclus mặc áo giáp của mình ra trận và sau khi Patroclus bị vị anh hùng của thành Troy là Hector sát hại, Achilles đã trở lại thành Troy để báo thù cho cái chết của bạn chàng bằng cách giết chết Hector. Ở sử thi này, thần thánh đã đứng về phía những người mà họ ưa thích, nhưng về căn bản, Iliad

là một bài thơ ca ngợi những người đàn ông và những người phụ nữ dũng cảm. Trái lại, tác phẩm Ôđixê lại ca tụng sự khôn ngoan hơn là dũng lực quân sự thuần túy. Vị anh hùng đó là Ôđixê trên đường trở về quê hương sau cuộc chiến thành Troy đã trải qua hàng chục cuộc phiêu lưu, thử thách mà chỉ tài

năng và sự ngoan cường mới giúp chàng vượt qua được. Hôme đã thông qua sử thi này để biểu thị tính cách và lối ứng xử của con người trong đủ loại tình huống khác nhau. Hai sử thi này là một trong những tác phẩm sử thi sớm nhất của Hy Lạp cổ đại. Cả hai sử thi này không những là di tích của cổ xưa nhất của thần thoại Hy Lạp cổ đại, mà còn là sản phẩm sáng tạo nghệ thuật rất xa lạ với niềm tin tuyệt đối vào các nhân vật thần thoại. Hôme đã thể hiện rõ thái độ phê phán đối với các vị thần trên đỉnh Ôlimpia truyền thống. Khi người hóa các nhân vật thần thoại của mình và gán cho các nhân vật đó nhiều khiếm khuyết của con người, thì chính bằng cách đó, ông đã làm giảm bớt tính không thể vươn tới địa vị của các vị thần trên đỉnh Ôlimpia nhưng lại trở nên gần gũi hơn với con người. Tuy vậy, bên cạnh sự người hóa đó, một số vị thần đã được Hôme miêu tả giống như là những nhân vật không phải là đại diện cho một cái gì đó, mà giống như các hình tượng tự nhiên.

“Tính đã chín muồi” của thần thoại Hy Lạp cổ đại còn được thể hiện rõ qua sử thi của Hêxiốt. Hêxiốt là một nông dân và sử thi của ông là một cuốn sách lịch của nông dân, ca tụng nghề nông. Khác với sử thi của Hôme sử thi của Hêxiốt đã thấm nhuần tinh thần lý trí, trình bày và hệ thống hóa các quan niệm thần thoại đã trở nên phổ biến ở người Hy Lạp cổ đại dưới vô số biến thể. Việc giải quyết vấn đề này chứng tỏ quá trình phân rã đã bắt đầu diễn ra trong các quan niệm của người Hy Lạp cổ đại về thần thoại - các quan niệm mà từ chỗ, các khách thể trong niềm tin cộng đồng chưa có được sự phản tư đã biến thành các khách thể của sự suy tư ban đầu. Khi phác họa sự xuất hiện tuần tự của các nhân vật thần thoại, Hêxiốt đã chú ý đặt ra cho mình nhiệm vụ giải thích, “trình bày một cách tỉ mỉ cái đã tồn tại, cái đang tồn tại và cái sẽ tồn tại” [16, tr.38]. Ở Hêxiốt, Teôgônia đã biến thành nguồn gốc vũ trụ luận Hêxiốt tuyên bố cơ sở cho quá trình nảy sinh ra vũ trụ là trạng thái hỗn mang và về thực chất, đã không được nhân cách hóa. Ở đây, trạng thái hỗn mang

không hẳn là trạng thái “vô trật tự”, mà chủ yếu như là “các hố rộng”, tức là về thực chất, nó là không gian, là diễn đàn cho vở kịch vũ trụ tiếp theo. Chỉ sau trạng thái hỗn mang mới xuất hiện “thần Hêra với bộ ngực nở nang”, “thần Erôxơ kiều diễm”, “thần Tactarơ với những nỗi buồn”. Đó là sự thể hiện của các vật thể trên trái đất và các yếu tố vũ trụ khác, mà giống như ở Hôme, chủ yếu được quan niệm là các lực lượng tự nhiên trừu tượng chứ không phải là các sinh vật.

Từ Hôme đến Hêxiốt, chúng ta thấy có một sự biến chuyển trong tư duy của người Hy Lạp. Trí tuệ con người đã có sự hoạt động tích cực và bước đầu xây dựng được một hệ thống luân lý. Tuy nhiên, từ đó chưa thể khẳng định được rằng triết lý đã xuất hiện rõ ràng ở người Hy Lạp. Chỉ đến thế kỷ VI trước CN, sau khi phong trào di cư từ lục địa Hy Lạp tràn sang vùng duyên hải Tiểu Á chấm dứt, sau khi các đô thị mới xuất hiện trên bờ biển Địa Trung Hải và sinh hoạt kinh tế trở nên phồn vinh hơn bao giờ hết ở miền Đông Địa Trung Hải triết lý ấy mới phát triển với đúng nghĩa của nó trong nền văn minh Hy Lạp cổ đại.

Một trong những vấn đề cơ bản và về thực chất, là vấn đề tính biện chứng trong thế giới quan thần thoại, thậm chí cả ở giai đoạn phân rã của nó – đó là vấn đề phát sinh. Mối liên hệ phát sinh của triết học với thần thoại được thể hiện ở sự thống nhất phương pháp nhìn nhận thế giới, phương pháp mà có thể nói một cách quả quyết là mang tính quyết định đối với các quan niệm thần thoại và đã trở thành một trong những phương pháp cơ bản trong các hệ thống triết học – vũ trụ học. Vấn đề này đã được diễn đạt qua chính tên gọi của sử thi. Sự quan tâm của Hêxiốt chủ yếu hướng vào việc làm sáng tỏ “trái đất của chúng ta ra đời như thế nào, tiếng rì rầm của biển cả vô bờ là do đâu, sông ngòi, các thiên thể mang ánh sáng và bầu trời mênh mông trên đầu chúng ta đã ra đời như thế nào, ai đã sinh ra từ những người ban phát nguồn

của cải bất tận đó” [16, tr.39]. Song, điều hết sức quan trọng đối với sự xuất hiện sau này của triết học – đó là “vực thẳm vĩ đại” (chasma), tức là chính cái trạng thái hỗn mang đó. “Vực thẳm vĩ đại” hay cái Trạng thái hỗn mang đó đã được mô tả như là một cơ sở mang tính thực thể, vì “mọi thứ ở đó, cả đầu lẫn đuôi, cả cái khủng khiếp lẫn cái tăm tối đều nằm cạnh nhau, đều được sinh ra từ trái đất tối tăm, từ thần Táctarơ khuất chìm trong bóng tối, từ đáy biển sâu thẳm, từ bầu trời đầy sao” [16, tr.39]. Ở đây, một lần nữa, trước mặt chúng ta lại hiện ra hình ảnh về tính tất yếu tự nhiên trong tương lai.

Các hình ảnh biểu cảm của thần thoại Hy Lạp không phụ thuộc vào các hệ thống giáo điều tôn giáo như ở các nước phương Đông cổ đại, mà có quan hệ tương đối tự do với chúng. Ý nghĩa của các yếu tố thẩm mỹ - nghệ thuật hết sức phong phú trong thần thoại Hy Lạp cổ đại đã tăng lên cùng với hiện tượng giảm dần các hoạt động phụng sự tôn giáo. Nền nghệ thuật Hy Lạp cổ đại dưới mọi hình thức đa dạng của nó đã đạt tới một sự hưng thịnh mà ít có nền nghệ thuật nào có thể so sánh được, dường như tất cả chúng đều đã xuất hiện từ cái nôi thần thoại đang bị phân hóa thành các hình thái mới của ý thức xã hội trong quá trình hình thành chế độ nhà nước có giai cấp ở Hy Lạp cổ đại. C.Mác đã đánh giá: Thần thoại không những tạo thành kho vũ khí của nghệ thuật Hy Lạp, mà còn là cơ sở của nền nghệ thuật Hy Lạp cổ đại tuyệt mỹ.

Với thần thoại nói chung, thần thoại Hy Lạp nói riêng, triết lý dường như là một cái gì thực sự mới mẻ, bởi ở đó, con người không còn tin tưởng một cách mù quáng vào thần thánh nữa, mà với tư cách cá nhân, họ đứng tự lập, tự giải phóng mình và hành động như một chủ thể độc lập, thể nghiệm và tự chứng minh điều mình suy tư và coi là chân lý. Do vậy, có thể nói, triết lý là một khuynh hướng tinh thần khác với ý thức huyền thoại. Vũ trụ luận chỉ được sinh ra từ tinh thần triết lý ấy. Và, sự xuất hiện của triết học với tư cách một hình thái đặc biệt của ý thức xã hội, một biến thể đặc thù của hoạt động

tinh thần của con người trong thế giới Hy Lạp cổ đại cũng chỉ bắt đầu khi hoạt động đặc thù đó đã có thể dựa vào các khái niệm được hình thành trên cơ sở tích lũy kinh nghiệm sản xuất, xã hội và đạo đức phong phú của người Hy Lạp cổ đại. Triết học tách ra khỏi thần thoại cùng với quá trình hình thành khái niệm. Các hình tượng trong quan niệm thần thoại là đa nghĩa, mơ hồ, không xác định. Triết học đã cố gắng biến các hình tượng đó thành các khái

Một phần của tài liệu Vấn đề con người trong triết học Hy Lạp cổ đại (Trang 31)