QUAN NIỆM VỀ CON NGƯỜ

Một phần của tài liệu Vấn đề con người trong triết học Hy Lạp cổ đại (Trang 40)

Khi phân kỳ lịch sử triết học Hy Lạp cổ đại, người ta thường lấy Xôcrát là tâm điểm để chia thành thời kỳ khai nguyên là thời kỳ xuất hiện những nhà tư tưởng đầu tiên thường được gọi là những triết gia “trước Xôcrát” hay “tiền Xôcrát” và thời kỳ hưng thịnh – thời kỳ “sau Xôcrát” và được coi là giai đoạn cổ điển. Trường phái triết học Hy Lạp cổ đại đầu tiên là trường phái triết học duy vật Milê, với các đại biểu tiêu biểu là Talét, Anaximanđrơ, Anaximen,…

Talét (khoảng 642 – 547 trước CN) được coi là người sáng lập nên

trường phái Milê. Ông là một nhà toán học, nhà vật lý học, song trên hết ông là một nhà triết học. Xuất thân trong một gia đình thương gia giàu có, Talét có điều kiện đi du ngoạn ở nhiều nơi và do vậy, ông đã được tiếp xúc với nền văn hóa của các nước Ba Tư, Ai Cập, Lưỡng Hà cổ đại. Tinh hoa của những nền văn hóa này mà ông tích lũy được đã được ông kết hợp với tinh hoa văn hóa Hy Lạp và nâng lên tầm khái quát triết học. Nhờ đó, ông đã được thừa nhận là một trong “Bảy nhà hiền triết” của Hy Lạp cổ đại.

Talét cho rằng, mọi sự vật đều được sinh ra từ nước và khi phân hủy lại trở về với nước. Mọi vật do nước sinh ra và không ngừng biến đổi. Sự vật chết đi, nhưng nước thì tồn tại vĩnh viễn. Nước là chỉnh thể thống nhất giữa cái đơn nhất và cái phong phú. Con người cũng là một bộ phận của chỉnh thể ấy, con người được sinh ra từ nước, khi mất đi cũng tan thành nước.

Talét đề cao vai trò của hoạt động thực tiễn, khi cho rằng triết học giải thích tự nhiên không phải bằng những tín điều tôn giáo, mà bằng việc nghiên cứu hiện thực, trên quan điểm thực tiễn này, ông đề cao vai trò của phương

Một phần của tài liệu Vấn đề con người trong triết học Hy Lạp cổ đại (Trang 40)