Quan niệm về con người ở các nhà triết học Hy Lạp cổ đại giai đoạn cổ điển (Xôcrát, Platôn, Arixtốt)

Một phần của tài liệu Vấn đề con người trong triết học Hy Lạp cổ đại (Trang 61 - 92)

đoạn cổ điển (Xôcrát, Platôn, Arixtốt)

Xôcrát (469 – 399 trước CN) – “nhân vật lịch sử toàn thế giới”, nhà

triết học “lý thú nhất” trong triết học cổ đại, người đã khẳng định “tính chủ quan của tư duy” (“tự do của tự ý thức”) [71, tr.291]. Chính vì vậy, khi phân kỳ triết học Hy Lạp cổ đại thành “tiền Xôcrát” và “triết học Xôcrát”, người ta thường căn cứ trên một yếu tố lý thuyết nền tảng hay đúng hơn, trên một lập trường quyết định trong đường hướng tư tưởng của Hy Lạp và phương Tây từ khởi thủy cho tới những thế kỷ gần đây. Trong đường hướng ấy, Xôcrát là người đi tiên phong, vì ông đã có công khai sinh ra một cách thức suy tư mới - đó là suy tư theo lý trí. Nietzche nhận xét: “Xôcrát là con người đã tiêu diệt ý thức huyền thoại và xây dựng lý trí” [Xem 34].

Xôcrát được coi là triết gia Hy Lạp đầu tiên được mệnh danh là bậc thầy về truy vấn. “Chính Xôcrát là người đầu tiên đã triệu triết học từ trời xuống, xếp nó vào các thành phố, đưa nó vào tận nhà của con người và làm cho nó phải học hỏi cuộc sống, đạo lý cùng những điều thiện và ác” [67, tr.9].

Năm 399 trước CN, Xôcrát đã bị kết án tử hình vì không tin thần thánh, không tôn trọng thánh thần mà thành phố đang thờ phụng. Ông đã đưa ra những thánh thần mới, vì vậy ông bị kết tội lôi cuốn lớp trẻ tin vào điều đó và chịu mức án: Tử hình. Bản án của ông, khi biểu quyết có 361/800 phiếu đồng

tình. Ông tự tìm lấy cái chết cho mình bằng cách uống thuốc độc tự tử, mặc dù có người khuyên ông trốn ra nước ngoài, nhưng ông đã nhận lấy cái chết, vì ông nói ông là người yêu nước và rất tôn trọng pháp luật Athens.

Xôcrát là nhà triết học không để lại một tác phẩm nào cả. Tư tưởng, quan điểm triết học của ông không được viết thành hệ thống, mà thể hiện dưới những hình thức đối thoại, tranh luận với bạn bè và học trò của mình. Học trò của ông đã ghi lại những tư tưởng ấy của ông trong các tác phẩm của mình. Cho đến nay, các tác phẩm của Platôn, Xênôphan, Aristophan (435 – 355 trước CN) là nguồn từ liệu triết học về ông. Nhưng từ sau khi chết, ông được xem là biểu tượng của triết học phương Tây nói chung, là người đặt nền móng cho triết lý chính trị và luân lý học phương Tây nói riêng.

Trước Xôcrát cũng đã có nhiều triết gia – đó là những nhà triết học với lý luận đanh thép như Talét, Hêraclít, tế nhị như Parmenit và Dênôn, sâu sắc như Pitago và Empêđôcơlơ. Nhưng phần lớn những người ấy là những triết gia hướng về vật lý, họ tìm bản thể của sự vật vật lý và yếu tố của thế giới bên ngoài. Những nỗ lực ấy rất đáng khen, như Xôcrát đã từng nói, nhưng còn có một điều vô cùng quý giá hơn những cây cỏ, sông núi, trăng sao - đó là con người. Con người là gì? Và, con người sẽ đi đến đâu? Từ đó, Xôcrát chuyên chú vào linh hồn con người, tìm hiểu những định lý, hoài nghi những tư tưởng sẵn có. Người ta thường nói đến hai chữ công bằng, Xôcrát liền hỏi công bằng là gì? Anh hiểu gì về hai chữ ấy, tại sao anh dám đem hai chữ ấy để giải quyết vấn đề sống chết của đồng loại? Danh dự là gì? Đạo đức là gì? Ái quốc là gì? Bản ngã của anh là gì? Đó là những vấn đề đạo đức và tâm lý mà Xôcrát thường tự hỏi.

Xôcrát là một nhà hiền triết, xuất thân từ tầng lớp bình dân, triết học của ông có tính mục đích luận. Trọng tâm chú ý trong hệ thống triết học Xôcrát là con người. Con người được Xôcrát xem xét ở các góc độ hoạt động

thực tiễn, hành vi, phẩm hạnh. Xôcrát nhấn mạnh sự liên hệ hữu cơ giữa cái đạo đức và cái thẩm mỹ, cái thiện và cái đẹp. Con người lý tưởng đối với Xôcrát là con người có cả vẻ đẹp tinh thần lẫn vẻ đẹp thể chất. Trong đó, con người tinh thần, theo cách hiểu của ông, là con người đạo đức, con người trí tuệ và bản thân “con người không hề muốn hung ác, tàn bạo”.

Triết học, theo Xôcrát phải là học thuyết nghiên cứu về chính con người. Câu trả lời của Xôcrát cho vấn đề bản tính con người mãi là một câu trả lời kinh điển. Thực chất của câu trả lời đó là: “Chúng ta không thể nghiên cứu bản tính con người theo cách mà chúng ta phát hiện ra bản chất của những hiện tượng vật lý thông qua những đặc điểm khách quan của chúng, trong khi đó thì chỉ có thể mô tả và xác đúng bản tính con người thông qua ý thức của nó” [18, tr.92]. Điều này có nghĩa rằng, con người là thực thể thường xuyên tìm kiếm bản thân mình, kiểm tra, thử nghiệm bản thân mình và điều kiện sinh tồn của mình. Chính tâm thế, định hướng có phê phán, có trải nghiệm đối với cuộc sống là cái quy định giá trị của cuộc sống; “thiếu sự thể nghiệm thì cuộc sống không còn là cuộc sống dành cho con người”. Khẳng định điều đó, Xôcrát đã đồng thời phát hiện ra và khẳng định sự hiện diện của linh hồn như dấu hiệu quan trọng nhất của bản tính con người. Xôcrát còn là người đầu tiên đã nhấn mạnh tính đặc thù của con người, sự khác biệt căn bản của nó so với những bộ phận cấu thành khác của giới tự nhiên. Điểm khác biệt giữa con người và các thụ tạo khác, theo Xôcrát là khả năng tìm kiếm sự hiểu biết. Linh hồn con người, trong quan niệm của Xôcrát, là năng lực tự ý thức, vì nó tồn tại, hoạt động và thể hiện bản thân bằng cách suy xét mọi thứ ở bên ngoài như một vấn đề. Do vậy, Xôcrát cho rằng, “bản chất của con người thực ra là không phụ thuộc vào hoàn cảnh bên ngoài, thậm chí cả khi con người có quan niệm ngược lại với điều đó hay nó sợ hãi tự thừa nhận rằng sự

lựa chọn bao giờ cũng phụ thuộc vào bản thân nó” [18, tr.93]. Quan niệm này thể hiện một cách rõ rệt lập trường duy tâm của Xôcrát.

Hêghen đánh giá Xôcrát là người đã tạo ra “một bước ngoặt lịch sử vĩ đại” trong triết học Hy Lạp cổ đại. Với Xôcrát, con người đã thực sự trở

thành một đề tài nghiên cứu trọng tâm của triết học. Xôcrát không quan tâm

đến các vấn đề về giới tự nhiên, về khởi nguyên như các nhà triết học trước đó vẫn thường làm, bởi theo ông, tự nhiên đã được thần thánh an bài, con người có nghiên cứu cũng không khám phá được bản chất của tự nhiên. Vì vậy, đề tài duy nhất mà ông quan tâm là con người. Quan niệm về con người của Xôcrát không chỉ dừng lại ở những gì mà các nhà ngụy biện trước đó đã bàn đến. Xôcrát là người đầu tiên hiểu rằng, triết học không phải là cái gì khác hơn là sự nhận thức của con người về chính bản thân mình.

Nhưng điều làm người ta yêu thích Xôcrát nhất có lẽ là sự khiêm nhường của ông. Ông không tự cho mình là người đã hiểu triết lý, không phải là triết gia nhà nghề. Một câu sấm truyền tại đền Delphe cho biết rằng, Xôcrát là người thông minh nhất xứ Hy Lạp. Xôcrát cho rằng, câu sấm truyền này ám chỉ đến thuyết bất khả tri của ông: “Tôi chỉ biết có một điều, đó là tôi không biết gì hết” [75, tr.11]. Biết đâu, bằng chính những niềm hy vọng, ước ao thầm kín, những khát khao đã trở thành những niềm tin đối với chúng ta? Sẽ không có triết lý, nếu chúng ta không chịu khó đi một vòng quanh và quan sát lại chính chúng ta: “Hãy tự biết mình!” [75, tr.11] - Xôcrát đã nói như thế. Với luận điểm này, Xôcrát đã gắn liền triết học của mình với những vấn đề nhân bản, xoay quanh nhận thức cá nhân của con người về chính bản thân mình. Nói cách khác, đó là sự tự ý thức của chủ thể nhận thức trên cơ sở hiểu mình như là một thực tồn mang tính xã hội và đạo lý, theo mẫu con người nói chung, chứ không phải con người cụ thể. Chỉ khi hiểu chính mình, con người mới hiểu được các chuẩn mực luân lý, phân biệt được đâu là thiện, đâu là ác

và như vậy, mới biết làm thế nào để có tự do, hạnh phúc. Luận điểm này của Xôcrát đã đưa triết học Hy Lạp cổ đại lên một bước tiến mới, một khuynh hướng mới trong việc tiếp cận con người: khuynh hướng nghiên cứu con người qua đạo đức, chính trị học. Xôcrát hướng triết học của mình vào con người nhiều hơn vào giới tự nhiên. Nhưng, con người trong triết học của ông

chỉ là thực thể đạo đức. Vì vậy, triết học của ông còn được gọi là triết học

nhân bản đạo đức. Xuất phát từ vấn đề trung tâm là con người, ông đề ra nhiệm vụ: “Hãy nhận thức chính mình” và thấm nhuần khẩu hiệu: “Tôi biết rằng, tôi chẳng biết gì cả”. Nhưng, nhận thức con người ở đây là nhận thức những vấn đề đạo đức của con người. Để nhận thức được những vấn đề đạo đức này, cần phải thông qua đàm thoại, đối thoại, tranh luận với các “bước” có quan hệ chặt chẽ với nhau - đó là:

1. Hỏi mẹo – đặt câu hỏi để người đối thoại dễ mắc phải các lỗi lôgíc. 2. Đỡ đẻ - gợi mở, giúp người đối thoại tìm câu trả lời đúng.

3. Quy nạp – rút ra những khái niệm chung, phổ biến, như thiện – ác, chân thật – giả dối…

4. Định nghĩa – xác định những khái niệm chung, phổ biến vừa được rút ra ở trên thuộc khái niệm nào.

Rõ ràng, phương pháp đối thoại với các “bước” trên đã góp phần thúc đẩy tư duy bằng khái niệm phát triển. Nhưng, Xôcrát đã sai khi đồng nhất người có đạo đức là người hiểu biết đạo đức, tức hành vi đạo đức của con người được xác định bởi sự hiểu biết về đạo đức. Theo ông, không có ai khi hiểu đạo đức mà lại làm điều phi đạo đức. Từ đó, ông cho rằng, những hành vi phi đạo đức là do lầm lẫn hoặc do không hiểu biết. Nhưng, về sau này, Arixtốt đã chỉ ra một cách đúng đắn rằng, có hiểu biết đạo đức và có đạo đức là hai vấn đề hoàn toàn khác nhau. Những tư tưởng triết học của Xôcrát có xu hướng duy tâm, nhưng đã ảnh hưởng nhiều tới triết học Hy Lạp sau này.

Xôcrát phân chia học thuyết đạo đức của mình thành ba bộ phận: 1) học thuyết về phúc lợi; 2) học thuyết về các đức hạnh; và 3) học thuyết về nghĩa vụ. Xôcrát coi phúc lợi là cái quy định mục đích sống của con người, là giá trị cuộc sống của con người, là cái mà con người cần phải hướng tới để trở thành người hạnh phúc. Còn đức hạnh được Xôcrát coi là những phẩm chất tích cực của con người, là cái hoàn toàn khác với những khuyết tật mà con người không thể tránh khỏi. Để đạt tới phúc lợi, con người cần phải có những phẩm chất cụ thể, những đức hạnh, như sự kiềm chế, sự dũng cảm và sự công bằng. Ba đức hạnh này, theo Xôcrát, cộng lại chính là sự thông thái. Sự thông thái là đức hạnh nói chung và là cái thể hiện khả năng phân biệt cái tốt với cái xấu, cái hữu ích với cái vô ích. Sự tự chủ là cơ sở cho mọi đức hạnh khác; thiếu nó, con người không thể sống và làm việc. Sự dũng cảm là những hiểu biết cần có để khắc phục những mối nguy hiểm một cách thông minh, không hề run sợ. Sự công bằng là những hiểu biết về việc tuân thủ luật pháp. Việc tuân thủ luật pháp thành văn là cơ sở cho sự thịnh vượng của một nhà nước. Luật bất thành văn là những đạo luật chung, phổ quát và do thần linh đem lại cho loài người. Nghĩa vụ là luật mà con người có lý tính cần phải tuân theo trong cuộc sống. Hiểu luật có nghĩa là hiểu mối liên hệ của nó với phúc lợi và các đức hạnh.

Xôcrát đưa ra một tư tưởng tiến bộ, nổi tiếng về đức hạnh với quan điểm “Hãy tự biết lấy chính mình”, “Tôi chỉ biết mỗi một điều duy nhất là tôi không biết gì cả”. Ông bị chính quyền khi đó kết tội là đã làm bại hoại tư tưởng của thanh niên do không thừa nhận hệ thống các vị thần đã được thành Athens thừa nhận và bảo hộ, đã truyền bá các vị thần mới. Vì thế ông bị tuyên phạt tự tử bằng thuốc độc, mặc dù ông vẫn có thể thoát khỏi án tử hình nếu như công nhận những cáo trạng sai lầm của mình, hoặc là rời bỏ Athens. Nhưng, với quan điểm “Thà rằng chịu lỗi, hơn là lại gây ra tội lỗi”, Xôcrát đã kiên quyết ở lại, đối diện với cái chết một cách hiên ngang. Theo ông, sự thật

còn quan trọng hơn cả sự sống. Ông không muốn có một bài tự biện về pháp lý khi tự bênh vực mình trước tòa, bởi theo ông, triết gia còn gì để nói ngoài triết lý. Rốt cuộc, ông đã dùng phiên tòa xử mình như một diễn đàn để gửi đến những người xét xử ông và qua họ, ông gửi đến các thành bang Hy Lạp, rồi qua các thành bang này đến thế giới đương thời, một thông điệp mà Platôn đã ghi lại như “huyền thuyết lập ngôn của triết học”. “Huyền thuyết lập ngôn” này không ngừng chất vấn lương tâm con người và đặt ra một câu hỏi lớn về công lý cho mọi chế độ chính trị. Đồng thời, với nó, “Xôcrát trở thành một mẫu mực bất tử” [13, tr.34], trở thành biểu tượng của nhiều người.

“Xôcrát là triết gia đầu tiên. Vì Xôcrát đã dám xác lập “sống” đồng nghĩa với “triết lý”… Xôcrát là nhà nhân quyền đầu tiên. Vì Xôcrát đã dám xác lập tự do tư duy, tự do phát biểu, tự do sống cuộc đời mình chọn lựa, như một thứ quyền con người, cao hơn bất kỳ bộ luật của một cộng đồng người đặc thù nào, kể cả của thành quốc nơi ông sinh trưởng. “Suốt đời, tôi luôn luôn sống như thế trước mắt mọi người, khi có dịp tham chính cũng như trong quan hệ riêng tư, không nhân nhượng bất kỳ ai khi công lý bị đe dọa, ngay cả đối với bọn bạo ngược”… “Tôi thà chịu nguy nan đứng về phái pháp luật và công lý hơn là theo đuôi quý vị làm điều bất chính vì sợ gông cùm với tử thần”… “Trước sự thể này, ngày nay tôi chỉ cần thưa với quý vị: có trả tự do cho tôi hay không, không thành vấn đề; Xôcrát sẽ chẳng bao giờ làm chuyện gì khác, dù phải bỏ mạng nghìn lần”… Xôcrát là người trí thức đầu tiên theo nghĩa hiện đại. Vì Xôcrát dám tin vào một thứ chức năng thiên phú: phê phán không nhân nhượng xã hội ông đang sống” [13, tr.35 - 36].

Trong nền dân chủ chủ nô, cùng với sự quan tâm đến giới tự nhiên và vũ trụ, các vấn đề con người và xã hội cũng đã được tìm hiểu một cách sâu sắc. Con người giờ đây không chỉ là chủ thể, mà còn là một đối tượng nghiên cứu. Thời cực thịnh của sự phát triển xã hội cho phép các công dân nghĩ về

trách nhiệm và quyền lợi tập thể gắn với quyền lợi quốc gia. Nhà khai sáng đầu tiên trong thế giới cổ đại phương Tây - Prôtago đã khẳng định: "Con người - thước đo của vạn vật". Sự khẳng định này lấy con người làm hệ quy chiếu để giải quyết các vấn đề về tồn tại và nhận thức. Trong sự tự do mang tính tự ý thức đó, Prôtago xem nghệ thuật tranh luận như là phương thức chứng minh vai trò của chủ thể. Xôcrát đã chọn cách tiếp cận khác, khi nhấn mạnh rằng, sự tự do mang tính tự ý thức được đề cao chỉ trong chừng mực nó được gắn với mục đích đạo đức cao nhất - cái Thiện phổ quát.

Xôcrát là người đầu tiên đặt vấn đề con người với tư cách một sinh thể có đạo đức vào trọng tâm của triết học. Khi tự giới thiệu như một người chẳng

(adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu Vấn đề con người trong triết học Hy Lạp cổ đại (Trang 61 - 92)